Đau bụng chuyển dạ hay đau bụng đẻlà một phần quan trọng và tự nhiên của quá trình sinh nở, đánh dấu sự chuẩn bị cho cuộc gặp gỡ đầu tiên giữa mẹ và bé. Để chuẩn bị tốt cho quá trình chuyển dạ và sinh nở, mẹ bầu hãy cùng Huggies tham khảo thông tin trong bài viết này để có sự chuẩn bị đầy đủ và suôn sẻ.
>>Tham khảo:
- 11 dấu hiệu sắp sinh (chuyển dạ) trước 1,2 ngày, 1 tuần dễ nhận biết nhất
- Mẹ bầu nên ăn gì để chuyển dạ nhanh?
- Nhận biết dấu hiệu sinh non và cách xử lý đúng chuẩn
Chuyển dạ là gì?
Chuyển dạ là quá trình sinh lý quan trọng trong giai đoạn cuối của thai kỳ, giúp đưa thai nhi và nhau thai ra khỏi buồng tử cung thông qua đường âm đạo của thai phụ. Khi chuyển dạ, mẹ bầu sẽ bắt đầu cảm nhận những cơn đau bụng đầu tiên có thể chỉ là cảm giác nhẹ, nhưng sẽ tăng dần theo thời gian, trở nên đều đặn và mạnh mẽ hơn.
Quá trình chuyển dạ sắp sinh được phân chia như sau:
- Chuyển dạ đủ tháng: Là quá trình chuyển dạ xảy ra từ lúc thai 38 tuần đến 42 tuần (trung bình là thai 40 tuần). Lúc này, thai nhi đã trưởng thành đầy đủ và có khả năng phát triển độc lập bên ngoài tử cung.
- Chuyển dạ sinh non: Khi thai nhi 22 tuần đến thai 37 tuần tuổi. Trong giai đoạn này, mặc dù thai nhi vẫn có thể sống sót, nhưng sự phát triển của cơ thể chưa hoàn thiện và có thể cần chăm sóc em bé đặc biệt.
- Chuyển dạ sinh già tháng: Xảy ra khi vượt quá thời điểm thai nhi 42 tuần tuổi.
>>Tham khảo thêm:
- Tại sao em bé gò trong bụng mẹ? Có nguy hiểm không?
- Chỉ Số Tiểu Đường Thai Kỳ Bao Nhiêu Là An Toàn Và Nguy Hiểm?
Chuyển dạ là hiện tượng sinh lý bình thường ở phụ nữ mang thai (Nguồn: Sưu tầm)
Nguyên nhân gây đau bụng chuyển dạ
Theo trang Kids Health, tử cung của mẹ là một dạng cơ, có thể co giãn một cách mạnh mẽ để đẩy thai nhi ra ngoài và đây là nguồn gốc của những đau đớn khi mẹ chuyển dạ sinh con. Có nhiều giả thuyết cho rằng vào thời điểm thai thai ở tam cá nguyệt thứ 3, tử cung đã đủ lớn để kích thích các cơn gò chuyển dạ.
Trong quá trình sinh nở, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tới mức độ của cơn đau bụng đẻ, bao gồm:
- Cơn co thắt tử cung: Cường độ và tần suất của cơn co thắt ảnh hưởng trực tiếp đến mức độ đau đớn. Tử cung co thắt mạnh mẽ sẽ tạo ra cảm giác áp lực vàđau bụng khi mang thai.
- Kích thước và vị trí thai nhi: Kích thước của thai nhi, ngôi thai và vị trí trong khung xương chậu có thể ảnh hưởng đến mức độ đau. Thai nhi càng lớn và càng chèn ép nhiều vào các cơ quan xung quanh, cơn đau có thể càng nghiêm trọng.
- Áp lực lên cơ thể: Các cơ vùng bụng thắt chặt trong quá trình co thắt tử cung, gây áp lực lên đáy chậu, lưng, bàng quang và ruột, dẫn đến cảm giác đau đớn lan rộng.
- Yếu tố tâm lý: Cảm giác lo lắng và sợ hãi trong quá trình sinh có thể làm tăng cảm giác đau đớn. Tâm lý của mẹ có thể ảnh hưởng lớn đến cảm nhận cơn đau.
- Thay đổi nội tiết và thần kinh: Sự thay đổi trong các kích thích tố và hệ thần kinh trong thai kỳ cũng góp phần vào cảm giác đau đớn khi sinh.
>>Tham khảo:
- Tiền sản giật là gì? Dấu hiệu và cách điều trị
- Mang Thai Ra Máu Màu Nâu Nhưng Không Đau Bụng Là Gì?
Tã Huggies Skin Perfect với khả năng giảm đến 93% phân lỏng trên da bé (Nguồn: Huggies)
Đau bụng chuyển dạ diễn ra như thế nào?
Đau bụng chuyển dạ là một quá trình sinh lý diễn biến của nhiều hiện tượng, quan trọng nhất là những cơn co tử cung mà kết quả là thai nhi và nhau được sổ ra ngoài. Quá trình chuyển dạ sinh trải qua 3 giai đoạn, mỗi giai đoạn là một dấu ấn quan trọng cho tiến trình của một thai nhi chuẩn bị chào đời. Một cuộc đau bụng chuyển dạ sinh thường kéo dài trung bình 16 tiếng ở những mẹ có thai lần đầu tiên và 8 tiếng ở những mẹ đã sinh lần thứ 2 trở đi.
>>Tham khảo:
- Con So Là Gì? Những Dấu Hiệu Sắp Sinh Con So (Con Đầu Lòng) Chính Xác
- Con Rạ Là Gì? Dấu Hiệu Sắp Sinh Con Rạ (Con Thứ) Chính Xác
Giai đoạn 1: Xóa mở cổ tử cung
Ở giai đoạn này, cổ tử cung sẽ từ từ mở ra. Khi mang thai, cổ tử cung luôn đóng kín, được bảo vệ bởi nút nhầy cổ tử cung, ngăn chặn vi khuẩn và các tác nhân xâm nhập. Trong giai đoạn chuyển dạ, cơn co tử cung làm nút nhầy thoát ra, hòa lẫn với máu tạo ra dịch nhầy màu hồng.
Đau bụng chuyển dạ ở vị trí nào? Giai đoạn đầu của quá trình chuyển dạ bao gồm:
- Thời kỳ tiềm thời: Mẹ sẽ cảm thấy cơn đau bụng chuyển dạ nhẹ, với cơn co tử cung kéo dài từ 20 đến 30 giây, nghỉ từ 2 đến 3 phút. Cổ tử cung mở khoảng 2 - 3 cm.
- Thời kỳ hoạt động: Cơn đau tăng cường, cơn co tử cung kéo dài từ 35 đến 45 giây, thời gian nghỉ giảm xuống còn 1 phút 30 giây đến 1 phút 25 giây. Cổ tử cung mở từ 6 - 9 cm. Tại giai đoạn này, mẹ có thể dùng thuốc giảm đau như gây tê ngoài màng cứng để giảm cảm giác đau mà vẫn tiếp tục quá trình chuyển dạ.
>>Tham khảo: Dịch nhầy cổ tử cung khi mang thai
Các giai đoạn xóa mở cổ tử cung trong quá trình chuyển dạ (Nguồn: Sưu tầm)
Giai đoạn 2: Thai nhi sổ ra ngoài
Trên biểu đồ theo dõi bằng monitoring sản khoa có thể thấy cơn co tử cung của mẹ tăng cao, cường độ mạnh. Cổ tử cung đã mở trọn (mở 10 cm). Đầu thai nhi đã lọt thấp, túi ối cũng đã vỡ. Đồng thời với sự hướng dẫn của bác sĩ và các cô nữ hộ sinh mẹ có thể rặn sinh kết hợp với cơn co tử cung của mình. Nhờ sự dũng cảm của mẹ, thai nhi sẽ được sổ ra ngoài và cất tiếng khóc to, hoà với tiếng vỡ oà của mẹ.
Giai đoạn 3: Sổ nhau
Mẹ sẽ cảm giác được cơn đau bụng nhẹ khi tử cung co lại giúp cho nhau bong và sổ ra ngoài. Ở giai đoạn này bác sĩ sẽ chủ động lấy nhau, gọi là xử trí tích cực giai đoạn 3, nhằm giúp hạn chế tối đa lượng mất máu của mẹ. Biện pháp này giúp giảm thiểu tình trạng mất máu thấp hơn gấp 6 lần, phòng ngừa băng huyết sau sinh.
>>Tham khảo:Ra máu nâu trước kỳ kinh nguyệt: Khi nào cần gặp bác sĩ?
Kết thúc giai đoạn sổ thai nhi, em bé sẽ chào đời (Nguồn: Sưu tầm)
Các dấu hiệu chuyển dạ sắp sinh mẹ cần biết
Việc dự đoán thời điểm sinh có thể rất khó khăn vì mỗi bà bầu có thể trải qua các dấu hiệu sắp sinh khác nhau. Dưới đây là các dấu hiệu phổ biến giúp mẹ bầu nhận biết khi nào sắp đến ngày sinh:
- Tiết dịch âm đạo có màu hồng: Khi mẹ tiết ra dịch nhầy có màu hồng là sự kết hợp giữa nút nhầy và máu ở các mao mạch bị vỡ trên tử cung. Đây là lúc mẹ cần chuẩn bị tâm lý cho quá trình vượt cạn của mình. Vì đây là dấu hiệu cho thấy em bé sắp được chào đời.
- Rò rỉ nước ối: Khi có biểu hiện này mẹ cần nhập viện ngay. Nước ối là chất bôi trơn giúp thai nhi dễ dàng đẩy ra khi đi qua âm đạo. Nước ối thường sẽ vỡ khi cổ tử cung đã được mở rộng hết. Một số trường hợp nước ối có thể bị vỡ sớm khi chưa có dấu hiệu chuyển dạ hoặc khi cổ tử cung chưa mở hết, mẹ vẫn cần được đưa đến bệnh viện để theo dõi. Xem thêm: Rỉ ối có chảy liên tục không? Dấu hiệu và cách nhận biết rỉ ối
- Sa bụng dưới: Vào giai đoạn cuối thai kỳ, thai nhi di chuyển xuống khu vực xương chậu để chuẩn bị cho quá trình sinh. Hiện tượng sa bụng có thể xảy ra vài tuần hoặc chỉ vài giờ trước khi sinh, đặc biệt rõ rệt đối với các mẹ lần đầu sinh con. Mẹ bầu có thể cảm thấy đi tiểu thường xuyên hơn và thấy đau khung xương chậu và đau bụng dưới khi mang thai một cách nặng nề. Đồng thời, mẹ có thể cảm thấy dễ thở hơn vì thai nhi không còn gây áp lực lên phổi.
- Cơn gò tử cung chuyển dạ thật sự: Cơn gò tử cung chuyển dạ là dấu hiệu rõ ràng của quá trình chuyển dạ. Các cơn co thắt này xuất hiện với cường độ và tần suất tăng dần. Mẹ bầu sẽ cảm nhận bụng gò cứng lên, đau đớn và không giảm dù thay đổi tư thế. Cơn gò thực sự thường xảy ra đều đặn, khoảng 5 - 10 phút một lần, kéo dài từ 30 - 60 giây.
- Vỡ ối:Vỡ ối là dấu hiệu rõ ràng cho thấy chuyển dạ sắp bắt đầu. Mẹ bầu có thể thấy nước chảy ra từ âm đạo mà không đau. Nếu nghi ngờ vỡ ối, mẹ nên đến cơ sở y tế ngay để kiểm tra. Vỡ ối trước tuần 37 có thể ảnh hưởng đến thai nhi và cần được can thiệp y tế.
- Cổ tử cung giãn nở: Trong những tuần cuối của thai kỳ, cổ tử cung bắt đầu mở rộng và mỏng đi để chuẩn bị cho việc sinh. Các bác sĩ sẽ theo dõi độ xóa mở của cổ tử cung khi mẹ bầu khám thai. Quá trình mở cổ tử cung thường chia thành hai giai đoạn: mở đến 3 cm và mở từ 3 đến 10 cm.
- Mất nút nhầy: Nút nhầy là chất nhầy dày nằm ở cổ tử cung, giúp ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập. Vào tháng cuối thai kỳ, mẹ bầu có thể thấy chất nhầy hồng hoặc đỏ, đây là dấu hiệu cổ tử cung đang mở để chuẩn bị cho sinh. Thời gian từ khi mất nút nhầy đến khi chuyển dạ có thể khác nhau; nếu thấy dịch nhầy chứa nhiều máu, mẹ cần đến bệnh viện ngay.
- Bản năng “làm tổ” của mẹ bầu: Gần ngày sinh, mẹ bầu có thể cảm thấy mệt mỏi như trong tam cá nguyệt đầu tiên hoặc ngược lại, trở nên hoạt bát và muốn dọn dẹp nhà cửa chuẩn bị đón bé. Đây là dấu hiệu của bản năng làm mẹ trỗi dậy.
- Chuột rút và đau thắt lưng: Khi sắp sinh, mẹ bầu thường xuyên bị chuột rút và đau mỏi vùng háng hoặc lưng dưới. Các cơ khớp ở vùng xương chậu và tử cung giãn ra để chuẩn bị cho thai nhi ra đời.
- Giãn khớp: Hormone relaxin làm các dây chằng và khớp xương mềm và giãn ra, giúp khung xương chậu mở rộng. Đây là phản ứng tự nhiên để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình sinh.
Những cơn co thắt liên tục mạnh mẽ là 1 trong những dấu hiệu chuyển dạ sắp sinh sớm phổ biến (Nguồn: Sưu tầm)
Các phương pháp giúp mẹ giảm đau bụng khi chuyển dạ
Không có quá trình chuyển dạ nào mà không đau đớn. Do đó, mẹ cần chuẩn bị tinh thần trước cho các cơn đau. Mẹ có thể thực hiện các biện pháp giảm đau để tiết chế các cơn co thắt như:
- Di chuyển xung quanh: Đi bộ nhẹ nhàng hoặc thay đổi vị trí có thể giúp giảm cảm giác đau bằng cách giúp mẹ bầu cảm thấy thoải mái hơn và làm giảm áp lực.
- Tập thở: Kỹ thuật thở sâu và đều có thể giúp làm giảm căng thẳng và đau đớn, đồng thời cung cấp nhiều oxy cho cơ thể.
- Tắm vòi hoa sen: Nước ấm có thể giúp thư giãn cơ bắp và giảm đau. Tắm vòi hoa sen hoặc ngâm mình trong bồn tắm có thể mang lại cảm giác dễ chịu.
- Massage: Massage nhẹ nhàng vùng lưng hoặc bụng có thể giúp giảm đau và làm thư giãn cơ thể.
- Chườm nóng hoặc lạnh: Chườm nóng hoặc lạnh vào vùng lưng hoặc bụng có thể giúp giảm cơn đau và tăng cảm giác thoải mái.
- Nghe nhạc: m nhạc nhẹ nhàng có thể giúp giảm cảm giác lo lắng và đau đớn, tạo cảm giác thư giãn cho mẹ bầu.
- Hỗ trợ tinh thần: Có người thân bên cạnh để hỗ trợ và động viên có thể giúp mẹ bầu cảm thấy an tâm hơn trong quá trình chuyển dạ.
Massage sẽ giúp mẹ bầu cảm thấy dễ chịu và thoải mái khi đau bụng chuyển dạ. (Nguồn: Sưu tầm)
Mẹ đừng quá căng thẳng hay tạo áp lực cho bản thân khi chịu các cơn đau bụng chuyển dạ. Vì nếu cơn đau vượt quá sự chịu đựng hoặc ảnh hưởng đến tâm lý mẹ, bác sĩ sẽ can thiệp bằng thuốc hoặc phương pháp gây tê ngoài màng cứng giúp mẹ giảm đau. Với các thông tin trên, hy vọng mẹ đã biết thêm những kiến thức bổ ích. Chúc mẹ có một kỳ vượt cạn thành công.
>>Tham khảo:Cách giảm đau khi chuyển dạ và sinh con cho mẹ bầu
Những câu hỏi thường gặp về đau bụng chuyển dạ
Cơn gò đau đẻ như thế nào?
Cơn gò đau đẻ thường bắt đầu bằng sự co cứng bụng, tăng dần về cường độ và lan rộng ra toàn bộ vùng bụng. Thai phụ có thể cảm thấy đau ở hai bên bắp đùi hoặc sườn, với cảm giác căng cơ và chèn ép mạnh mẽ ở khu vực xương chậu. Cơn đau này thường giống như đau bụng kinh, nhưng với cường độ mạnh hơn nhiều.
Đau bụng chuyển dạ có giống đau bụng đi ngoài không?
Cơn đau đẻ thực tế có thể tương tự như đau bụng kinh hoặc đau bụng đi ngoài, nhưng thường có tần suất và cường độ mạnh hơn. Đau bụng chuyển dạ ở vị trí nào? Đau đẻ thường tăng dần ở phần lưng, hông và bụng dưới, tạo ra cảm giác khó chịu nhiều hơn. Mỗi cơn gò kéo dài khoảng 30 - 50 giây và trở nên dồn dập hơn theo thời gian.
Từ tuần thứ 37 của thai kỳ, mẹ bầu có thể bắt đầu nhận thấy dấu hiệu sắp sinh. Việc nhận biết sớm các biểu hiện đau bụng chuyển dạ giúp mẹ chuẩn bị tâm lý và vật dụng cho quá trình "vượt cạn" an toàn. Nếu như mẹ vẫn đang có những thắc mắc trong việc phục hồi sức khỏe sau khi sinh thì tham khảo chuyên mục Chăm sóc sau sinh hoặc gửi ngay câu hỏi về Góc Chuyên Gia của HUGGIES® để được các bác sĩ giải đáp nhé.
Để bé yêu luôn khoẻ mạnh, mẹ hãy tham khảo:
- Bảng chiều cao cân nặng của trẻ từ 0-18 tuổi chuẩn WHO [Mới update]
- Hình ảnh bụng bầu qua từng tháng của mẹ thay đổi như thế nào?
>>Nguồn tham khảo:
- https://kidshealth.org/en/parents/childbirth-pain.html
- https://www.parents.com/pregnancy/giving-birth/labor-and-delivery/new-moms-describe-what-labor-is-really-like/
- https://www.babycenter.com/pregnancy/your-body/what-does-labor-feel-like-moms-describe_10339941
>> Sản phẩm Huggies được bố mẹ tìm mua nhiều: tã dán Huggies, tã quần Huggies, tã dán Huggies size NB, tã dán Huggies tràm trà size S