Không chỉ mang lại niềm vui, tính giải trí cao, trò chơi phát triển tư duy cho trẻ mầm non còn giúp bé tăng khả năng sáng tạo và thói quen tự xử lý vấn đề. Ba mẹ hãy cùng Tổ chức giáo dục UPO khám phá các trò chơi phát triển tư duy cho trẻ từ 3 đến 5 tuổi trong bài viết bên dưới.
Ở giai đoạn lên 3, trẻ nhỏ đã có sự phát triển rõ rệt về khả năng vận động, ngôn ngữ lẫn trí tuệ. Bé 3 tuổi bắt đầu có sự hình thành nhận thức cá nhân, bé thích tự được tự vui chơi, tự khám phá và quan sát những món đồ chơi, trò chơi mới lạ.
Các hình khối nhiều màu sắc với nhiều hình dáng khác nhau chắc hẳn là món đồ chơi tư duy cho bé rất được yêu thích. Ba mẹ hoàn toàn có thể lựa chọn các món đồ chơi xếp hình với các khối hình đơn giản: tam giác, tròn, vuông,… Không chỉ bắt mắt ưa nhìn, những món đồ chơi hình khối thường được làm từ chất liệu nhựa ABS không chứa chất BPA để chống nứt vỡ, trầy xước vô cùng an toàn hơn với làn da và sức khỏe bé yêu. Ngoài ra, các hình khối làm bằng gỗ cũng là chất liệu được nhiều gia đình ưa chuộng bởi độ thân thiện với môi trường cũng như sở hữu độ bền cao.
Mô tả nội dung trò chơi: Xếp hình khối là món đồ chơi vô cùng phổ biến trên thị trường nên ba mẹ hãy lưu ý lựa chọn những sản phẩm chất lượng, hãy đảm bảo các lớp sơn trên bề mặt trò chơi không chứa chì, thủy ngân hay các kim loại nặng ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Khi đồng hành cùng con trong lúc chơi, ba mẹ đừng quên dành tặng con những lời chúc mừng, khen ngợi để con hứng thú, say mê với hoạt động này hơn nhé! Xếp hình khối chính là một cách giúp bé 3 tuổi khám phá thế giới bên ngoài thông qua các hoạt động học tập bổ ích.
Cách chơi: Ba mẹ hướng dẫn bé làm quen và chơi cùng các hình khối, thử thách bé xếp hình kim tự tháp, ghép thành hình ô tô, bông hoa,…
Một số lợi ích tuyệt vời mà con yêu sẽ nhận được khi chơi xếp hình khối:
Mô tả nội dung trò chơi: Đoán tên đồ vật là hoạt động giúp kích thích suy nghĩ và khả năng ghi nhớ đồ vật của trẻ. Thông qua trò chơi này, ba mẹ có thể kiểm tra xem bé nhà mình đã ghi nhớ được những món đồ nào, những món đồ nào còn mới lạ với bé,… Đây cũng là trò chơi bổ ích để ba mẹ rèn luyện khả năng giao tiếp cho bé, việc đặt câu hỏi và trả lời sẽ giúp trẻ nhạy bén và hoạt bát hơn trong tư duy.
Các dụng cụ cần có: ô tô, bóng, hình khối, gấu bông, cái cốc,….
Cách chơi: Ba mẹ có thể chuẩn bị bất kỳ món đồ chơi, đồ vật nào trong nhà (lưu ý cần an toàn với trẻ) sau đó hãy đố bé đoán tên món đồ bằng cách miêu tả hình dáng, công dụng, màu sắc của đồ vật đó. Nếu con đoán đúng, bạn có thể thưởng cho con một phần quà hoặc để bé được đố lại ba mẹ một món đồ khác.
Xem thêm: TOP 30 game tư duy cho trẻ vận dụng sáng tạo và bổ ích nhất
Tương tự với trò đoán tên đồ vật, hoạt động tìm kiếm các hình giống nhau cũng là sự lựa chọn tuyệt vời giúp bé yêu rèn luyện được tính kiên nhẫn và sự tập trung nhờ vào việc phân biệt được những đặc điểm trong bức tranh.
Các dụng cụ cần có: Các thẻ bài lô tô có in hình các loài vật kèm tên gọi của chúng như tôm, cua, mực, cá, chuối, táo, cà chua, bắp cải, xoài, cam,… Mỗi loại cần chuẩn bị 2 thẻ lô tô giống nhau.
Mô tả nội dung trò chơi: Để cho chơi thêm phần hấp dẫn, ba mẹ hãy tham gia chơi cùng bé. Để con lật một thẻ bài bất kỳ sau đó lật thêm một thẻ khác, nếu lật hai hình lô tô giống nhau thì bé sẽ được chơi tiếp. Ngược lại, nếu con lật hai hình lô tô khác nhau thì phải đặt úp thẻ lại và nhường lượt chơi lại cho ba hoặc mẹ. Chơi như vậy đến khi lật được hết các thẻ bài, ai có được nhiều thẻ hơn sẽ giành chiến thắng.
Cách chơi: Ba mẹ hãy tráo đều và úp các tấm thẻ lô tô xuống bàn theo chiều ngang hoặc dọc tùy ý sau đó cùng bé bắt đầu trò chơi như nội dung mô tả phía trên.
Nếu ba mẹ muốn con yêu có thật nhiều trải nghiệm thú vị cũng như dạy kỹ năng sống cho trẻ 3 tuổi, hãy thử bắt đầu với trò chơi dựng lều cắm trại trong nhà. Ở độ tuổi bé rất thích bắt bước và làm theo các hành động của người lớn, việc tạo cho bé một chiếc lều ngay trong chính căn nhà của mình sẽ giúp bé cảm thấy vô cùng thích thú. Thậm chí, nhiều bạn nhỏ sẽ coi chiếc lều nhỏ xinh này làm “ngôi nhà tí hon” của riêng mình mà vui chơi trong đó.
Các dụng cụ cần có: Ba mẹ có thể dựng lều cho bé bằng cành cây, bìa giấy hoặc lựa chọn mua những bộ lều vải canvas vô cùng đáng yêu.
Mô tả nội dung trò chơi: Sau khi dựng xong lều, ba mẹ có thể tổ chức các hoạt động cùng bé như: cùng nhau trang trí lều, thử thách ngủ trong lều trại, cùng bé chơi trốn tìm quanh lều,… Trò chơi cắm trại trong nhà thực chất là một cách làm mới không gian sống với các trò chơi đơn giản tuy nhiên, hiệu quả mà nó mang lại rất bổ ích và ý nghĩa đối với các bạn nhỏ.
Thông qua hoạt động này, ba mẹ có thể khéo léo lồng ghép các bài học như: con cùng dựng lều với ba mẹ sẽ vui và nhanh hơn, tự tay trang trí lều trại giúp bé thích thú và trân trọng đồ vật hơn,…
Đất nặn hay đất sét là trò chơi giúp trẻ phát triển sự khéo léo tuyệt vời của đôi tay. Khi tương tác với hoạt động này, tính chất đàn hồi và mềm dẻo của đất nặn sẽ giúp bé phát triển các kỹ năng vận động tinh từ đó cải thiện sự phối hợp của tay và mắt. Sự tiếp xúc các ngón tay với đất nặn còn có thể kích thích các dây thần kinh và tăng cường sự cảm nhận về thế giới xung quanh. Bố mẹ còn có thể dạy trẻ nhận biết màu sắc hiệu quả.
Mô tả nội dung trò chơi: Để tạo hình đúng các đồ vật, con vật, con chữ,… trước tiên bé cần phải ghi nhớ các đặc điểm cơ bản của chúng. Hoạt động vo tròn các viên đất sét nhỏ sau đó tạo thành hình có thể là một yêu cầu tương đối khó với một số bạn nhỏ vậy nên ba mẹ hãy phụ giúp và chơi cùng con.
Các dụng cụ cần có: đất nặn nhiều màu sắc
Cách chơi: Ba mẹ hướng dẫn con tập nặn và tạo các hình thù, con chữ hay con số đơn giản từ đất nặn. Việc tự tay con sáng tạo và mô phỏng các đồ vật, con vật xung quanh giúp con yêu quý và ghi nhớ các đặc điểm của chúng tốt hơn.
Xem thêm: Bật mí các cách phát triển tư duy cho trẻ của bố mẹ hiện đại
Nếu ba mẹ mong muốn bé có thể tạo được sự kết nối với những bạn bè đồng trang lức thì các trò chơi thẻ bài và board game chắc chắn là giải pháp hữu hiệu. Một số trò mà các bé có thể cùng chơi với nhau như: trò đập thể, đâm hải tặc, Candy Land,…
Mô tả nội dung trò chơi: Candy Land là một trò chơi đua xe đơn giản không có chiến lược phức tạp, bé chỉ cần làm theo hướng dẫn là có thể cùng chơi với các bạn.
Các trang thiết bị cần có: Một bộ đồ chơi Candy Land
Cách chơi: Các bé oẳn tù tì để quyết định thứ tự người chơi, sau đó dựa vào màu sắc trên thẻ mà bé đã rút được, di chuyển hình nộm đến ô có màu đó. Cách chơi lặp lại tương tự cho tới khi có người về đích sớm nhất - sẽ là người thắng cuộc.
Cùng con yêu tham gia vào trò chơi bắt chước tạo dáng cũng là một trải nghiệm tuyệt vời để kích thích phát triển tư duy cho trẻ 3 tuổi.
Mô tả nội dung trò chơi: Bé sẽ bắt chước theo dáng đứng, điệu bộ và cử chỉ của ba mẹ sau đó con cần nói chính xác con vật mà mình đang làm. Mỗi con vật sẽ có các đặc điểm nhận dạng riêng vậy nên nếu bé có thể vượt qua trò chơi này có nghĩa là bé rất ghi nhớ về chúng.
Cách chơi: Ba mẹ hay cô giáo hãy tạo một dáng bất kỳ và đưa ra một vài gợi ý để con dễ đoán hơn như: “con gì thích bắt chuột”, “con nào hay kêu cục tác”,… Sau đó hãy để bé bắt chước tạo dáng và nói tên con vật mà con nghĩ tới.
Một trò chơi có tính sáng tạo cao phải kể đến là trò gỡ băng dính. Để bé có thể vượt qua trò chơi này, ba mẹ cần chuẩn bị từ 4 đến 5 lớp băng dính giấy nhiều màu sắc và xếp chúng chồng lên nhau. Ba mẹ có thể đưa ra một vài gợi ý trong khi con đang tìm cách gỡ từng miếng băng dính theo thứ tự. Hoạt động này đòi hỏi các bé phải tư duy và phán đoán xem con nên gỡ băng dính màu nào trước.
Xem thêm: 20 phần mềm giúp bé phát triển tư duy ĐA CHIỀU ấn tượng nhất
Tưởng chừng rất đơn giản thế nhưng trò chơi có - không thực chất lại là sự lựa chọn tuyệt vời để mẹ giúp bé yêu rèn luyện khả năng tư duy sáng tạo. Việc thường chuyên đặt ra cho con những câu hỏi có đáp án trả lời dưới dạng “có” hoặc “không” là cách luyện tập sự phán đoán cũng như khả năng phân tích đúng sai cho trẻ.
Mô tả nội dung trò chơi: Ba mẹ hãy chuẩn bị một danh sách với nội dung câu hỏi cơ bản và mang những chủ đề gần gũi với thế giới quan của trẻ. Để bé hứng thú và tò mò về các câu hỏi, ba mẹ có thể lồng ghép các biểu cảm sinh động hay thậm chí là xây dựng một câu chuyện đơn giản để thu hút bé. Ví dụ như: “Liệu chú mèo đó có lông không?”, “Bạn gấu có đi ngủ đông không?”,…
Cách chơi: Ba mẹ tạo các câu hỏi và khơi dậy sự tò mò của bé sau đó hãy để bé giúp bạn trả lời chúng. Với trường hợp bé trả lời sai, hãy giải thích và cho bé biết đáp án đúng.
Đo đạc độ lớn nhỏ của những hình khối màu sắc cũng là trò mà các bạn nhỏ 3 tuổi thích mê. Để thực hiện trò chơi này, ba mẹ cần chuẩn bị nhiều hình khối nhiều màu sắc với các kích thước khác nhau và nhờ bé sắp xếp những hình khối nhỏ lên trên các hình khối lớn sao cho chúng thật cao mà không bị đổ.
Hoạt động này sẽ giúp con yêu nhận biết được các khái niệm về kích thước và biết cách phân biệt được các kích thước khác nhau từ đó con biết cách điều chỉnh, thay đổi sao cho phù hợp nhất.
Giống như các trò chơi ưu tiên phát triển tư duy khác, trò chơi đếm số rất đa dạng và linh hoạt về cách chơi lẫn dụng cụ chơi. Đếm số là trò chơi nhằm mục tiêu kích thích trí thông minh và khả năng ghi nhớ của trẻ ngay từ nhỏ.
Mô tả nội dung trò chơi: Ba mẹ có thể cho bé bắt đầu làm quen với trò này bằng cách giao cho bé nhiệm vụ tập đếm số lượng các vật dụng đơn giản như bánh, kẹo, cốc nước, số lương gà con,…
Cách chơi: Bé cần nắm được thứ tự các con số cơ bản như từ 1 đến 10. Ở trò chơi đếm số, bé có thể luyện khả năng đếm nhanh hơn và thành thạo hơn.
Là một phần trong ký ức tuổi thơ của nhiều ba mẹ, trò chơi đồ hàng hiện nay đã được “nâng cấp” và có nhiều chủ đề đa dạng hơn trước: đồ chơi nấu ăn, đồ chơi bác sĩ, thời trang cho búp bê,… Không chỉ giúp bé yêu được trải nghiệm các công việc giống người lớn, chơi đồ hàng còn giúp bé có không gian riêng để sáng tạo, bày trò bằng trí tưởng tượng phong phú của mình và cũng là công cụ rèn luyện tư duy trực quan hình tượng của trẻ mẫu giáo hiệu quả.
Cách chơi:
Trò chơi đồ hàng sẽ giúp các bạn nhỏ dễ dàng hơn trong việc ghi nhớ các vật dụng, các kỹ năng sống và kích thích trí tưởng tượng phong phú, đa dạng..
Mô phỏng các hành động hay tiếng kêu của các con vật là cách để trò chơi nhận biết trở nên hấp dẫn và lôi cuốn các bé hơn. Trò chơi nhận biết con vật không chỉ giúp tăng vốn từ cho bé mà còn kích thích năng lực tưởng tượng, sáng tạo khi bé suy nghĩ tới loài vật đó.
Cách chơi: Ba mẹ có thể sưu tầm các tấm thẻ in hình các con vật, sau đó cho bé bốc thăm, bạn sẽ diễn tả con vật mà bé chọn bằng hành động để bé đoán. Đổi vai trò khi bé đã đoán đúng.
Bi lắc là trò chơi mang tính vận động cao, đòi hỏi các bé cần linh hoạt vận dụng thao tác di chuyển của đôi tay cũng như khả năng quan sát nhanh nhạy từ đôi mắt.
Mô tả nội dung trò chơi: Bi lắc gồm 2 người chơi, khi điều khiển trục lắc, người chơi cần học cách căn chỉnh lực, thao tác di chuyển tay linh hoạt.
Tương tự như bộ môn bi lắc ở trên, bộ trò chơi bida mini cũng rất được các bé yêu thích và lựa chọn. Bida cũng cần có ít nhất từ hai người chơi trở lên nên ba mẹ hoàn toàn có thể tham gia cùng với bé.
Mô tả nội dung trò chơi: Người chơi dùng gậy để điều khiển và đánh những quả bóng hình tròn rơi xuống lỗ. Để làm được điều này, bé cần tự học thêm cách căn chỉnh lực khi chơi.
Bước sang tuổi lên 4 cũng là lúc trẻ trải qua bước ngoặt lớn trong tư duy - chuyển hướng từ tư duy trực quan sang tư duy trừu tượng. Các trò chơi ở giai đoạn này cũng cần mới lạ và đòi hỏi độ khó cao hơn so với độ tuổi lên 3 trước đó.
Bé 4 tuổi đặc biệt yêu thích các trò chơi tìm kiếm đồ vật, bạn hãy thử giấu những món đồ chơi như xe ô tô, búp bê, gấu bông,… và đó bé tìm ra chúng. Lưu ý, ba mẹ chỉ nên giấu đồ chơi ở những chỗ thấp, phù hợp với tầm với cũng như phải đảm bảo sự an toàn cho bé trong lúc tìm kiếm. Nếu bé đi sai hướng, ba mẹ có thể đặt câu hỏi hoặc cho con gợi ý.
Để trò chơi thêm hấp dẫn và kịch tính, bạn có thể bấm giờ hoặc gia tăng số lượng đồ vật được giấu để trẻ rèn luyện sự nhanh nhạy khi xử lý các tình huống trong lúc vui chơi.
Khi con đã ghi nhớ được hình dáng các con vật, đồ vật trong giai đoạn 3 tuổi trước đó, ba mẹ hãy thử cho bé tham gia vào hoạt động vẽ tranh. Không chỉ dừng lại ở việc ghi nhớ tên và màu sắc của đồ vật, con vật, để vẽ một bức tranh bé cần phải phác họa lại cơ bản các đặc điểm của sự vật đó.
Các dụng cụ cần có: Giấy trắng, bút màu.
Cách chơi: Hướng dẫn bé cách cầm bút màu và để con tự vẽ vào tờ giấy trắng. Mẹ cũng có thể cầm tay hướng dẫn con vẽ hình bông hoa, con chim, con gà,… hoặc để bé tự do sáng tạo. Hoạt động vẽ tranh này chủ yếu đề cao sự sáng tạo của bé thay vì buộc con phải biết vẽ, vẽ đúng hay vẽ đẹp.
Nếu trẻ lên 3 bước đầu làm quen với việc nhào nặn đất nặn thì trong giai đoạn lên 4, các bé đã có thể khéo léo và thành thạo hơn khi làm ra một vài hình dạng như: bông hoa, con chữ, con số, các hình khối,…
Cách chơi: Trong trò chơi luyện tay khéo, ba mẹ cần chuẩn bị cho bé những hộp đất nặn nhiều màu sắc. Sau đó, hãy để bé được tự do nhào nặn các đồ vật theo ý thích của mình. Ba mẹ có thể giúp bé khi con mong muốn nhận được sự trợ giúp từ phía mình.
Thông qua quá trình sử dụng đất nặn, đôi bàn tay của bé sẽ trở nên khéo léo hơn bởi con đã biết cách cầm nắm và sử dụng lực nhất định trong khi tạo hình.
Đối với các bé yêu thích mùa hè và mê tắm biển, ba mẹ tuyệt đối đừng bỏ qua trò chơi xây lâu đài cát mỗi lần có dịp ra biển nhé. Không chỉ là cơ hội để bé được tận được không khí trong lành, việc tổ chức trò chơi tại bãi biển sẽ giúp bé có thêm nhiều trải nghiệm cho mùa hè.
Mô tả nội dung trò chơi: Bé dùng đôi tay của mình để nhào trộn cát và nước, sau đó dùng nặn nên những lâu đài nguy nga, tráng lệ mà bé thường thấy trong truyện cổ tích
Các dụng cụ cần có: cào cát, xẻng xúc cát, xô đựng cát.
Cách chơi: Ba mẹ hướng dẫn bé xúc cát, đào hố và tạo dựng hình hài cho lâu đài.
Bên cạnh những món đồ chơi bằng nhựa và gỗ, bóng bay cũng là thứ mà nhiều bạn nhỏ ưa thích. Để bé gia tăng khả năng vận động, mẹ có thể lựa chọn trò chơi tung bóng cùng với bé. Hoạt động tung bóng buộc trẻ phải tập trung quan sát theo hướng bóng và dùng đôi tay để đỡ bóng vì vậy sẽ giúp trẻ có đôi tay dẻo dai.
Các dụng cụ cần có: Những quả bóng bay nhiều màu sắc.
Cách chơi: Mẹ và bé đứng đối diện nhau, mẹ sẽ tung bóng và ra hiệu cho bé đón lấy, sau đó con hãy tung bóng ngược trở lại về phía mẹ.
Vận dụng những hình khối màu sắc mà bé đã chơi trong giai đoạn 3 tuổi, hãy để bé 4 tuổi được thể hiện được khả năng sáng tạo của mình khi tạo ra cách hình khối khác nhau trong trò chơi xếp tháp. Đây là một trò chơi độc lập mà bé hoàn toàn có thể tự chơi một mình.
Với những hình khối, đủ các màu sắc, bé xếp thành ngôi nhà, tòa nhà cao tầng và bất cứ thứ gì mà con mong muốn.
Bé 4 tuổi còn có thể bộc lộ những khả năng về ca hát, nhảy múa,… Việc ngân nga những bài hát thiếu nhi sẽ giúp bé cải thiện giọng nói, cách phát âm rõ ràng hơn. Mẹ hãy thử dạy con những bài hát về các con vật quen thuộc: con gà trống, con vịt, chú ếch xanh,…
Âm nhạc không chỉ là liều thuốc tinh thần tuyệt vời mà còn giúp trẻ phát huy sự phát triển trí não hiệu quả. Lưu ý khi ba mẹ lựa chọn bài hát cho bé tập hát, nên chọn những bài hát ngắn, dễ nghe, dễ thuộc, giai điệu vui tươi, trong sáng, phù hợp với độ tuổi của trẻ.
Một trò chơi thú vị khác kết hợp cùng với âm nhạc đó là nhảy theo tiếng nhạc. Đây là một trò chơi tập thể vô cùng vui nhộn, khi những giai điệu vui tươi vang lên các bé sẽ nhảy múa theo lời bài hát. Âm nhạc sẽ bất ngờ dừng lại, khi ấy các bạn nhỏ cũng cần giữ nguyên tư thế như đang “hóa đá” vậy đó. Các bé có thể tiếp tục nhảy múa khi tiếng nhạc tiếp tục vang lên sau đó. Nếu trong lúc nhạc dừng, người chơi nhúc nhích hoặc không giữ vững được tư thế thì sẽ bị loại ra khỏi trò chơi.
Tương tự với trò chơi nhảy múa, mẹ có thể sáng tạo ra trò chơi vỗ tay theo nhịp điệu. Khi mới bắt đầu, bạn hãy bật những bài nhạc có tiết tấu chậm để bé bắt kịp. Sau đó, hãy tăng nhịp điệu lên độ khó phức tạp hơn. Trò chơi vỗ tay theo nhịp điệu đòi hỏi bé cần phải thật sự lắng nghe và cảm nhận nhịp điệu.
Xem thêm: 20 trò chơi phát triển nhận thức cho trẻ mầm non ĐƠN GIẢN
Trò chơi lắp ráp thường phù hợp với các bé trai hoặc các bé gái có tính cách năng động nhiều hơn. Thông qua hoạt động lắp ráp, các bé sẽ phát huy khả năng sáng tạo, tư duy toán học. Ba mẹ hoàn toàn có thể tìm mua các bộ hình lắp ráp chất lượng cho con bé 4 tuổi.
Cách chơi: Để bé được quan sát bộ đồ chơi lắp ráp và cho con thời gian để lắp chúng thành các hình đúng vị trí. Hãy để bé tự làm để bé có thể thỏa sức sáng tạo thành hình thù con yêu thích nhất.
Trò chơi tập làm bánh rất phù hợp đối với các bé gái có tính cách nhẹ nhàng, thích bắt chước mẹ khi nấu cơm hay đi chợ. Bộ đồ chơi tập làm bánh sẽ giúp bé có cho mình một căn bếp riêng và con có thể thỏa thích sáng tạo các loại bánh đồ chơi khác nhau.
Bên cạnh những trò chơi kích thích khả năng sáng tạo, ba mẹ cũng đừng quên cho con tham gia các trò chơi rèn luyện trí nhớ cho trẻ như: lấy một số đồ vật trong một cái khay như vở tập tô bút màu, thước, tẩy, bút chì,… Sau đó ba mẹ để bé quan sát một lượt rồi dùng tấm vải đậy chúng lại, tiếp đó hãy yêu cầu trẻ nhắc lại những vật mà trẻ đã nhìn thấy trong chiếc khay.
Câu đố tư duy cho trẻ không chỉ tạo nên không gian trải nghiệm vui vẻ mà còn giúp bé tư duy, suy nghĩ để có được đáp án đúng nhất. Câu đố dành cho trẻ 4 tuổi cần chọn lọc các chủ đề gần gũi, quen thuộc. Ngoài ra, ba mẹ có thể sắp xếp các câu đố theo thứ tự từ dễ đến khó để bé có thể tìm ra được đáp án chính xác nhất. Sau bé giải được một câu đó, ba mẹ có thể khen ngợi hoặc dành tặng con một món quà nho nhỏ.
Vẫn là dạy bé về các loài vật nhưng thay đổi hình thức sáng tạo hơn. ba mẹ có thể cho bé nghe tiếng kêu của các con vật từ điện thoại sau đó đố bé đoán và bắt chước lại tiếng của chúng. Ở trò chơi nghe và đoán này, các bạn nhỏ sẽ được phát triển khả năng thính giác và mở mang sự hiểu biết của mình về thế giới xung quanh.
Một trò chơi rèn luyện tính kiên nhẫn cho trẻ, giúp nâng cao thể lực và sức bền phải kể đến là trò chơi chướng ngại vật. Bé có thể chơi trò này cùng với cả gia đình, thu đua xem ai là người vượt qua các vật cản nhanh nhất.
Để bắt đầu trò chơi, ba mẹ hãy đặt các vật cản ở sân vườn sau đó cùng con thi đua vượt qua chướng ngại vật này với nhau. Hoạt động này không chỉ tạo nên tình cảm gần gũi trong gia đình mà còn tăng sức bền cho bé yêu.
Ngoài các trò chơi vận động rèn luyện thể lực, mẹ đừng quên giúp bé nâng cao kỹ năng giao tiếp và lắng nghe thông qua hoạt động kể chuyện tư duy cho bé. Để thời gian kể chuyện không làm trẻ mau chán, ba mẹ và bé có thể thay nhau kể chuyện, điều này sẽ giúp bé hào hứng và có nhu cầu lắng nghe cao hơn.
Thay vì kể những câu chuyện có sẵn từ trong những cuốn truyện tranh thiếu nhi, ba mẹ hoàn toàn có thể sáng tạo khi cho bé yêu thử sức với trò chơi đóng kịch, một trò chơi phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ hiệu quả hàng đầu! Thông qua hoạt động đóng kịch, trẻ có cơ hội được phát triển khả năng ngôn ngữ và trí tưởng tượng phong phú. Thông qua mỗi vở kịch nhỏ, bạn hãy khéo léo lồng ghép, truyền đạt những bài học kỹ năng sống để bé trau dồi các kỹ năng hơn. Khi tham gia, bạn hãy chú ý diễn tả lời thoại bằng âm điệu hấp dẫn, thay đổi tone giọng thường xuyên để tăng độ thu hút cho bé.
Cách chơi: Ba mẹ chuẩn bị các bạn đồ chơi như gấu bông, búp bê hay những con rối làm đạo cụ cho vở diễn. Mỗi người sẽ lựa chọn cho mình một nhân vật khác nhau trong câu chuyện, sau đó hãy luân phiên đối thoại qua lại. Để bé thích thú với hoạt động này, ba mẹ cần xây dựng cốt truyện trước rồi hãy dẫn dắt con đi theo nội dung ấy.
Bé 5 tuổi sẽ thành thạo và có thể tham gia nhiều trò chơi có độ khó cao hơn so với tuổi lên 3, lên 4. Không chỉ ưa thích những món đồ chơi xếp hình khối, vẽ tranh cơ bản, các bạn nhỏ 5 tuổi đặc biệt quan tâm tới các trò chơi đồng đội hay các trò có tính chất trải nghiệm cao như: khám phá mê cung, xếp Domino, tìm nắp chai,…
Trò chơi học vẽ với những con số là phương pháp thú vị kết hợp giữa toán học và nghệ thuật sáng tạo. Cha mẹ có thể học trước cách vẽ các con vật, đồ vật từ số rồi sau đó vẽ làm mẫu cho các con học theo. Khi con đã thành thạo, cho con một số bất kỳ để con sáng tạo và vẽ ra một đồ vật hay con vật từ số đó.
Xem thêm: Những câu hỏi tư duy cho bé 5 tuổi CHỌN LỌC HAY NHẤT 2023
Giáo viên-giáo viên, bác sĩ-y tá hay phù thủy tốt-phù thủy xấu, các lựa chọn là vô tận. Nhập vai là một cách tuyệt vời để tăng cường sự sáng tạo và trí tưởng tượng.
Trò chơi này cũng có thể giúp thiết lập quan điểm đạo đức phù hợp cho con bạn, điều này sẽ có lợi cho chúng trong khi đối mặt với xã hội và thích nghi với môi trường tốt hơn.
Tìm lối đi trong mê cung là một trong những trò chơi trí tuệ cho trẻ mầm non phổ biến. Bên cạnh việc giúp bé phát triển trí tuệ thì trò chơi này còn giúp bé rèn luyện kỹ năng phân tích, tính kiên nhẫn và khả năng quan sát.
Phụ huynh có thể in ra giấy hoặc mua bộ trò chơi này tại các cửa hàng tạp hóa. Bố mẹ cũng có thể chơi cùng bé để tăng sự thích thú. Ngoài ra, bố mẹ nên chuẩn bị trước cho bé một chiếc bút màu, cục tẩy để xóa đường đi. Cuối cùng, tùy thuộc vào từng loại mê cung bố mẹ có thể đặt câu hỏi để bé hiểu được yêu cầu của trò chơi trí tuệ này. Đặc biệt, để tăng sự hứng khởi khi chơi, bố mẹ có thể chuẩn bị một món quà để thưởng cho trẻ khi trẻ giải đúng các loại mê cung khó.
Chuẩn bị: Ba mẹ hãy chuẩn bị những bức tranh chữ cái và những chiếc bút màu xinh xắn.
Cách chơi: Ba mẹ đọc tên chữ cái và cho trẻ tô màu lên chữ cái đó. Trẻ sẽ được lựa chọn màu sắc yêu thích để tô lên chữ cái. Khi tô xong bức tranh, ba mẹ hãy khích lệ con bằng những lời khen. Nếu có điều kiện, ba mẹ hãy cho trẻ chơi trò chơi này theo nhóm, và tạo ra cuộc thi để giúp trẻ cảm thấy trò chơi thêm vui nhộn hơn. Việc nhớ bảng chữ cái sẽ trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn.
Tác dụng của trò chơi: Tác động tới não bộ của trẻ, phát triển khả năng sáng tạo và tư duy hình ảnh.
Xem thêm: 12 cách dạy trẻ tư duy phản biện NHANH NHẠY và TỐI ƯU
Rút gỗ là trò chơi giải trí phù hợp cho bé 5 tuổi, bé có nhiệm vụ khéo léo rút thanh gỗ làm sao để tòa tháp không bị đổ. Trò chơi rút gỗ không chỉ mang tính giải trí, thử thách sự kiên nhẫn cao mà nó còn đòi hỏi sự khéo léo và sức mạnh tinh thần của người chơi.
Luật chơi của hoạt động này rất đơn giản, người chơi chỉ được dùng một tay để rút khối gỗ mà mình muốn lấy ra. Nếu vô tình làm đổ tòa tháp trong khi rút khối gỗ sẽ bị thua và chịu phạt. Người chơi rút được khối gỗ cuối cùng ra khỏi tòa tháp mà không làm đổ chính là người thắng cuộc.
Domino là một trò chơi thú vị và có tính giáo dục cao dành cho trẻ mầm non. Không chỉ giúp các bé phát triển được kỹ năng tư duy không gian, trò chơi xếp domino còn rèn luyện cho bé khả năng kiên nhẫn và tập trung cao độ.
Bé sẽ lần lượt xếp các viên domino và tạo ra một chuỗi liên tiếp sau đó đánh đổ viên domino đầu tiên và xem chuỗi domino đổ lần lượt. Để xếp được một chuỗi các viên domino thẳng hàng và không bị đổ, các bé cần suy nghĩ về vị trí và hướng đặt các viên domino để tạo ra một chuỗi liên tiếp đó.
Ngoài cách xếp thẳng hàng, bé cũng có thể sáng tạo cách xếp với các đường tròn, rích rắc hoặc các hình dạng khác tùy theo sự sáng tạo của trẻ. Âm thanh khi các viên domino đổ đè lên nhau và hình ảnh khi đổ của chúng sẽ khiến cho bé thoải mái và thích mê. Đây cũng là trò chơi giải trí thú vị phù hợp cho cả gia đình có thể vui chơi cùng với bé.
Câu cá là trò chơi không còn xa lạ đối với tuổi thơ của các bé nhờ bởi kiểu dáng bắt mắt với những chú cá nhỏ nhắn xinh xinh. Thông qua hoạt động câu cá, bé sẽ học được tính kiên nhẫn khi đợi cá cắn câu và con cũng khéo léo hơn khi biết cách di chuyển cần câu sao cho hợp lý.
Các dụng cụ cần có: Một cần câu có gắn nam châm, những bạn cá có gắn số đếm hoặc chữ cái, 1 bể đựng cá.
Mô tả nội dung trò chơi: Ba mẹ hướng dẫn bé cách cầm cần câu và làm sao để cá cắn câu. Cùng với việc câu cá, ba mẹ hãy cùng con đọc to chữ cái mà ba mẹ và trẻ câu được. Cách làm này sẽ giúp bé học chữ rất nhanh và nhớ rất lâu bảng chữ cái lâu hơn.
Trò chơi này ba mẹ có thể cho trẻ chơi tại nhà hay cũng có thể chơi tại những khu vui chơi trẻ em.
Xem thêm: Có nên cho trẻ 5 tuổi học Toán Tư Duy không? Học như thế nào là phù hợp?
Một trò chơi rèn luyện sự khéo léo của đôi tay con phải kể đến trò cắt dán thủ công. Đây là một trò chơi hết sức sáng tạo mà ba mẹ có thể cùng con chuẩn bị và vui chơi cùng với nhau. Mẹ có thể vẽ các hình thủ công ra giấy để cho bé tập cắt dán hoặc sưu tầm các hình vẽ đã được in sẵn.
Bên cạnh các trò chơi hiện đại có phần sáng tạo, ba mẹ đừng quên cho bé tham gia vào các trò chơi dân gian Việt Nam. Không chỉ là cách để con làm quen với nét sinh hoạt thường ngày của người dân Việt Nam, các trò chơi dân gian còn có thể khiến cho đời sống tinh thần của trẻ được phong phú hơn. Tiêu biểu phải kể đến trò bắt cướp - loại trò chơi teamwork trí tuệ giúp bé phát triển rất tốt kỹ năng xử lý tình huống, tư duy chiến thuật, phối hợp nhóm và rèn luyện sự linh hoạt trong việc thay đổi vai trò.
Cách chơi: Trước tiên hãy chọn ta một người đóng vai tên cướp và các thành viên còn lại sẽ vào vai cảnh sát. Nhiệm vụ của cướp là trốn thoát khỏi các cảnh sát còn cảnh sát sẽ phải nhanh chóng tìm và bắt tên cướp.
Xem thêm: Dạy trẻ mầm non chuẩn bị vào lớp 1 VỮNG VÀNG và TỰ TIN
Nằm trong số các trò chơi dân gian rất phổ biến của trẻ em tại Việt Nam, trò chơi ô ăn quan sử dụng các vật dụng đơn giản dễ tìm như đá, sỏi,… có kích thước nhỏ vừa tay người chơi. Số lượng thành viên tham gia trò chơi này thường gồm có từ 2 đến 3, 4 thành viên. Ô ăn quan là trò chơi giúp các bé phát huy tốt khả năng tư duy chiến thuật, tính toán, kiểm soát không gian và rèn luyện sự tập trung cao độ.
Các dụng cụ cần có: bàn chơi (có thể tự vẽ) và quân chơi (sỏi, đá)
Bàn chơi ô quan khá linh hoạt, bé có thể tận dụng mặt đất, mặt bàn hay vẽ chúng trên giấy để bắt đầu trò chơi. Với ô ăn quan 2 người chơi, bàn chơi sẽ được vẽ một hình chữ nhật lớn sau đó kẻ ngang và dọc sao cho có đủ 10 ô vuông trong hình (ô dân). Ở hai cạnh ngoài cùng của hình chữ nhật, ta vẽ thêm hai hình bán nguyệt (ô quan). Sử dụng các loại sỏi, đá, hạt nhựa có kích thước vừa phải để làm số quan sau đó chọn ra 2 quân làm quân quan cố định và số quân dân thường sẽ là 50 quân.
Cách chơi:
Trò chơi sẽ kết thúc khi toàn bộ số dân và quan có trên bàn chơi đều đã bị ăn hết. Nếu ở 2 ô quan đã hết quân nhưng ở dân vẫn còn thì còn ở ô thuộc quyền kiểm soát của ai sẽ chia cho người đó. Ở ô quan có số dân ít hơn 5 thì được gọi là quan non. Một số luật có thể quy định không được ăn quan non để kéo dài thời gian chơi. Người dành chiến thắng sẽ là người ăn được số dân nhiều hơn.
Viết chữ bằng bột mì là một trò chơi thú vị khi giúp trẻ có cảm giác về việc viết chữ mà không cần dùng đến bút giấy. Qua hoạt động vẽ, viết lên bột mì, các bé có thể học chữ nhanh hơn, ghi nhớ lâu hơn cũng như trai dồi, rèn luyện các kỹ năng thô và tinh để trẻ phát huy khả năng sáng tạo, khéo léo.
Các dụng cụ cần có: bột mì (có thể thay thế bằng gạo hoặc cát) và khay đựng bột mì
Cách chơi:
Xem thêm: Dạy trẻ tư duy ngược có phải điều quá mạo hiểm không?
Nếu em bé nhà bạn chỉ vừa mới bắt đầu học bảng chữ cái, ba mẹ có thể lựa chọn cho bé trò chơi chữ cái xếp hàng vừa vui nhộn lại cơ bản hơn trò côn trùng hái lá ở phía trên. Để tổ chức trò chơi này, ba mẹ chỉ cần chuẩn bị một bộ sticker chữ cái hoặc bộ chữ cái bằng nam châm có thể dán lên bảng từ.
Cách chơi: Đầu tiên hãy dạy bé xếp các chữ cái lên bảng theo thứ tự sau đó mẹ hãy yêu cầu bé nhắm mắt lại. Ba mẹ tiến hành tráo đổi vị trí các chữ cái và thử thách bé yêu có thể xếp lại theo đúng thứ tự ban đầu.
Giai đoạn lên 5 là độ tuổi thích hợp để các bậc phụ huynh dạy cho bé kỹ năng cơ bản khi tham gia giao thông - nhận biết các tín hiệu đèn giao thông. Trò chơi đèn xanh đèn đỏ vừa hay có thể giúp trẻ biết được các ký hiệu của đèn giao thông này. Thông qua trò chơi, trẻ sẽ có được những nhận thức cơ bản khi tham gia giao thông cũng như dần hình thành thói quen tuân thủ theo các nguyên tắc và phải chịu phạt khi không thực hiện theo hiệu lệnh.
Cách chơi: Mẹ hoặc bố sẽ vào vai người chỉ đường còn bé sẽ làm người tham gia giao thông. Người tham gia sẽ đứng ở một vạch xuất phát cách người ra hiệu lệnh tầm 5 - 6m và buộc phải nghe theo hiệu lệnh của người chỉ đường.
Thi xem ai giỏi nhất sẽ là một trong số danh sách những trò chơi đòi hỏi ở trẻ khả năng tư duy sáng tạo và khả năng diễn đạt linh hoạt.
Những dụng cụ cần có: Ba mẹ chuẩn bị các bức tranh sinh động về nhiều chủ đề khác nhau.
Cách chơi:
Xây dựng mô hình thực chất là tên gọi của những món đồ chơi mô phỏng, tái tạo lại các vật dụng, thiết bị thật, được thu nhỏ theo một tỷ lệ nhất định. Nhằm phù hợp với độ tuổi lên 5, trò chơi ghép mô hình hướng đến sự quan sát và trải nghiệm thực tế cho bé.
Một số loại đồ chơi mô hình phù hợp với trẻ nhỏ phải kể đến như:,đồ chơi mô hình lắp ráp, đồ chơi mô hình nhà búp bê, đồ chơi mô hình bóng đá, đồ chơi mô hình tàu lửa, đồ chơi mô hình xe ô tô,… Khi trải nghiệm hoạt động lắp ghép được những mô hình thú vị này, bé yêu có thể khắc ghi và nhớ được hình dáng các đồ vật, sự vật thật chính xác và nhanh chóng.
Những dụng cụ cần có: Bộ mô hình đồ chơi chưa qua lắp ráp ngôi nhà, chiếc xe, chim cánh cụt, ngôi nhà búp bê,…
Cách chơi: Mỗi bộ đồ chơi lắp ghép đều sẽ có một tờ giấy hướng dẫn, bé 5 tuổi chưa thể tự đọc chúng nên ba mẹ có thể đọc và hướng dẫn lại cho bé cách chơi. Ba mẹ có thể thi lắp ghép với bé, cùng con trải qua những giờ phút giải trí vui vẻ từ đó bạn có thể thấu hiểu cá tính, tính cách của trẻ thông qua hoạt động vui chơi.
Một ý tưởng bảo vệ môi trường hết sức tuyệt vời giúp ba mẹ tiết kiệm chi phí mua đồ chơi cho bé đó là làm các món đồ chơi từ việc sáng tạo bằng thùng carton. Bìa carton là vật liệu rất dễ dàng để tìm thấy trong mọi gia đình Việt, ba mẹ hoàn toàn có thể tận dụng những thùng carton đã qua sử dụng bằng cách tạo ra nhiều loại đồ chơi thú vị cho các bé như: làm tàu hỏa, ô tô, dựng nhà, máy bay,…
Hoạt động làm đồ chơi từ bìa carton cùng với ba mẹ còn là cơ hội để giúp các bé trở nên sáng tạo và phát triển kỹ năng thủ công. Việc tự tay làm ra món đồ chơi của riêng mình sẽ giúp bé cảm thấy cực kỳ hào hứng và trân trọng thành quả mà mình làm ra.
Trốn tìm hay còn gọi là ú tìm là trò chơi phù hợp cho mọi lứa tuổi khác nhau với cách chơi khá đơn giản. Số lượng người chơi tối thiểu của trò chơi này đó là phải có từ 2 người chơi trở lên, thông thường nên có từ 5 - 10 người để trò chơi trở nên vui và hấp dẫn nhất. Trốn tìm yêu cầu một không gian chơi cần đủ rộng rãi và có nhiều chỗ ẩn nấp.
Cách chơi:
Ngoài mục đích mang tới cho các bé sự vui chơi, thư giãn tinh thần, trò chơi trốn tìm còn giúp bé rèn luyện khả năng vận động linh hoạt - biết tìm chỗ ẩn nấp kín đáo và ngụy trang khéo léo để không bị phát hiện.
Chú trọng tới khả năng rèn luyện phản xạ của tay và mắt, trò chơi đập búa có tính chất vô cùng vui nhộn và sinh động đặc biệt phù hợp với trẻ 5 tuổi. Hiện nay có rất nhiều phiên bản đồ chơi khác nhau của trò đập búa trên thị trường, để phù hợp với bé 5 tuổi ba mẹ nên chọn mua loại đồ chơi gắn kèm các chữ cái cùng nhiều hình thù đáng yêu để thu hút bé hơn.
Cách chơi: Ba mẹ hướng dẫn trẻ dùng búa đập vào những chữ mà được ba mẹ đọc tên, từ từ tăng dần tốc độ đọc để kích hoạt phản xạ nhạy bén của trẻ.
Nằm tại vị trí cuối cùng trong toplist các trò chơi phát triển tư duy cho trẻ mầm non - trò chơi phân loại chắc chắn sẽ làm ba mẹ vô cùng ấn tượng bởi tính ứng dụng của nó. Vừa là một trò chơi giúp bé phát triển kỹ năng, tư duy phân tích vừa giúp ba mẹ hoàn thành một phần công việc nhà là lợi ích tuyệt vời mà trò chơi phân loại mang đến. Hoạt động phân loại này sẽ giúp bé nhận biết và phân biệt được các loại đồ vật trong gia đình mình cũng như hình thành cho bé thói quen sắp xếp đồ đạc.
Cách chơi: Ba mẹ hãy chuẩn bị những đồ vật như tất, quần áo, giày dép, gấu bông với nhiều kiểu dáng và màu sắc khác nhau sau đó hãy trộn lẫn chúng lên và giao cho bé nhiệm vụ phân loại và sắp xếp các món đồ sao cho gọn gàng, ngăn nắp nhất.
Hy vọng những trò chơi phát triển tư duy cho trẻ mầm non trên đây sẽ giúp bố mẹ có thêm những gợi ý hấp dẫn dể giáo dục con trẻ một cách phù hợp, hiệu quả nhất.
Nếu bố mẹ đang tò mò về tính cách cũng như những thế mạnh của con, chương trình Sinh Trắc Vân Tay sẽ là lựa chọn hấp dẫn! Cùng với đó sẽ là những tư vấn định hướng giáo dục con theo tính cách cũng như các cách khai thác tiềm năng của con trong tương lai.
Đăng ký Sinh Trắc Vân Tay MIỄN PHÍ cho bé
Link nội dung: https://ausp.edu.vn/50-tro-choi-phat-trien-tu-duy-cho-tre-mam-non-tu-3-5-tuoi-a16015.html