Nhiều mẹ bầu lo lắng và tránh ăn măng khi mang thai vì sợ ăn măng mất máu, ảnh hưởng đến thai nhi. Vậy sự thật thì bà bầu có nên ăn măng không?
Măng được sử dụng nhiều trong các bữa ăn của người Việt nói riêng và người Á châu nói chung. Có nhiều người rất thích các món ăn được chế biến từ măng, bởi chúng có mùi thơm, hương vị riêng và kết cấu đặc trưng.
Bà bầu có nên ăn măng có lẽ là thắc mắc của nhiều người. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bà bầu hoàn toàn có thể được ăn măng trong suốt cả thai kỳ, vì đây là thực phẩm giàu dinh dưỡng, bao gồm cả măng tươi và măng khô.
Nhưng mẹ bầu cần lưu ý không được ăn quá nhiều măng khi mang thai. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị mẹ bầu chỉ nên ăn măng khoảng 1 - 2 lần trong một tháng và lượng ăn mỗi lần tối đa là 200g.
Măng được biết đến là một loại thực phẩm rất giàu vitamin A, E và nhiều khoáng chất cần thiết khác như niacin, thiamin (có nhiều trong măng mới hái). Vì vậy, ăn măng khi mang thai rất tốt đối với bà bầu, cụ thể:
Để không ảnh hưởng đến thai nhi, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên mẹ bầu không nên ăn quá nhiều măng, mặc dù đến nay vẫn chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh rằng măng có thể gây hại đối với thai nhi.
Ngoài những giá trị dinh dưỡng nêu trên, nhiều mẹ bầu lo sợ ăn măngkhi mang thai sẽ bị nhiễm độc chất nên tránh ăn măng trong thai kỳ. Sự thật là trong măng có chứa chất glucozit, nếu vào cơ thể, chất này sẽ được dạ dày hấp thụ và chuyển hóa thành một chất có thể gây ngộ độc, đó là axit xyanhydric.
Vì vậy, đã có nhiều trường hợp ăn măng bị ngộ độc do không loại bỏ được chất độc này trước khi nấu nướng, gây ra các biểu hiện ngộ độc thực phẩm như buồn nôn, đau đầu, tê lưỡi, huyết áp tụt, co giật, nặng có thể bị liệt hô hấp.
Hoạt chất glucozit trong măng có thể giảm khi măng được nấu chín, cụ thể, giá trị này giảm từ 32 - 38 mg xuống còn 2,7mg trong 100mg măng tươi, còn nước luộc măng có thể chứa 10mg glucozit. Vì vậy, hạn chế sử dụng nước luộc măng để nấu ăn.
Một lưu ý khác dành cho mẹ bầu ăn măng khi mang thai là nên tránh ăn măng trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ, vì giai đoạn này mẹ bầu đang thích nghi với những thay đổi bên trong cơ thể, nếu ăn nhiều măng có thể gây đầy hơi, khó tiêu, chất glucozit trong măng còn làm giảm quá trình chuyển hóa sắt trong cơ thể.
Vì vậy, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của cả mẹ bầu và thai nhi, khi ăn măng, mẹ cần lưu ý cách sơ chế và nấu nướng như sau:
Để giảm chất độc của măng tươi, cần sơ chế măng như sau: loại bỏ lớp vỏ bên ngoài, cắt măng thành từng lát mỏng và ngâm măng trong nước qua đêm. Đổ phần nước đã ngâm, rửa sạch măng rồi luộc chín. Trong khi luộc lưu ý không đậy nắp vung. Sau khi luộc, tiếp tục ngâm và rửa sạch măng trước khi chế biến thành món ăn.
Khi đã hiểu rõ được công dụng và cách ăn măng khi mang thai, mẹ bầu nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng trong từng giai đoạn nhằm đảm bảo tốt nhất cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển của bé.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Nguồn tham khảo: parenting.firstcry.com
Link nội dung: https://ausp.edu.vn/co-nen-an-mang-khi-mang-thai-a15902.html