Cách tiêu sữa nhanh khi cai sữa là mối quan tâm của hầu hết các bà mẹ khi cai sữa cho con. Giai đoạn cai sữa, mẹ có thể gặp phải những hiện tượng như căng tức ngực, khó chịu, thậm chí còn dẫn đến tắc tia sữa, viêm ngực. Tình trạng này có thể kéo dài từ vài ngày đến vài tuần tuỳ vào cơ địa của mỗi người. Trong bài viết này, Huggies sẽ bật mí 10 cách tiêu sữa nhanh, an toàn nhất để các mẹ áp dụng.
Xem thêm:
Cai sữa cho con có nghĩa là người mẹ sẽ dừng việc cho con bú. Tuy nhiên, cơ thể mẹ không thể ngừng sản xuất sữa ngay lập tức được mà cần một khoảng thời gian. Nhiều mẹ cần tìm cách tiêu sữa nhanh khi cai sữa bởi những lý do sau:
Sữa mẹ vẫn được sản xuất khi mới bắt đầu giai đoạn cai sữa. Nếu không được tiêu thụ, lượng sữa này sẽ tích tụ lại gây căng tức, đau nhức, dễ bị tắc tia sữa. Vì thế, các mẹ cần tiêu sữa nhanh để giảm áp lực và làm dịu cảm giác đau nhức.
Sữa mẹ tích tụ trong thời gian dài là môi trường thuận lợi để vi khuẩn xâm nhập, phát triển và gây nhiễm trùng. Đây cũng là nguyên nhân làm tăng nguy cơ viêm vú nên việc tìm cách tiêu sữa nhanh khi cai sữa là điều rất cần thiết.
Thực hiện một số cách tiêu sữa nhanh khi cai sữa sẽ kích hoạt cơ chế tự nhiên của cơ thể ngừng sản xuất sữa. Nhờ đó, quá trình cai sữa sẽ diễn ra nhanh và ít sự cố hơn.
Sau khi cai sữa, cơ thể mẹ cần nạp ít calo hơn. Tuy nhiên, cơ thể mẹ vẫn đang tích lũy một lượng lớn calo dư thừa từ giai đoạn mang thai và nuôi con bằng sữa mẹ. Tiêu sữa nhanh sẽ giúp mẹ giải phóng lượng calo dư thừa, hỗ trợ giảm cân sau sinh và lấy lại vóc dáng thon gọn.
Nếu mẹ đang có kế hoạch mang thai tiếp thì tiêu sữa nhanh sẽ giúp cơ thể dễ dàng sản xuất sữa trong lần tới.
Xem thêm:
Tình trạng căng sữa khi cai sữa cho trẻ gây ra những cơn đau, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, sinh hoạt của các mẹ. Tuy vậy, mẹ không nên tiêu sữa quá nhanh, đột ngột gây ra những tác động xấu. Sau đây là một số cách tiêu sữa nhanh khi cai sữa mà mẹ có thể áp dụng:
Thay vì đột ngột ngừng cho bé bú, các mẹ nên giảm tần suất cho bú để bé làm quen với việc bú ít và thay thế bằng sữa công thức hoặc bữa ăn dặm. Điều này sẽ khiến bé không bị hụt hẫng, ít quấy khóc hơn khi cai sữa. Sữa mẹ cũng theo cơ chế này mà sản xuất ít dần, tránh ứ đọng sữa.
Giảm từ từ tần suất cho con bú mỗi ngày khi cai sữa (Nguồn: Internet)
Khi cai sữa, sữa mẹ vẫn tự sản xuất thêm một thời gian sau đó và có thể gây căng tức ngực. Để giảm cảm giác khó chịu, mẹ có thể vắt bớt sữa bằng tay hoặc dùng máy để hút bớt sữa dư thừa. Thế nhưng, mẹ không nên vắt cạn sữa để cơ thể không hiểu nhầm bé cần nhiều sữa và sản xuất sữa nhiều hơn.
Hút bớt sữa mẹ để giảm cảm giác căng sữa (Nguồn: Internet)
Xem thêm: Sữa mẹ vắt ra để ngoài bảo quản được bao lâu ở nhiệt độ thường?Cách tiêu sữa nhanh khi cai sữa mà mẹ cần lưu ý là tránh các hành động kích thích núm vú khiến tuyến sữa hoạt động. Mẹ có thể mặc áo ngực thoải mái để hỗ trợ hoặc dùng miếng lót thấm sữa để thấm khô sữa tiết ra. Ngoài ra, tắm bằng nước ấm cũng giúp mẹ giảm áp lực và làm dịu vùng ngực.
Massage nhẹ nhàng, tránh kích thích núm vú (Nguồn: Internet)
Bắp cải có chứa một số thành phần giúp làm giảm hoạt động của tuyến sữa, làm dịu cảm giác căng ngực. Trong dân gian, phương pháp này được rất nhiều người áp dụng để tiêu sữa. Với cách này, các mẹ chỉ cần dùng lá bắp cải, rửa sạch và hơ nóng, sau đó đắp trực tiếp lên bầu ngực. Tuy nhiên, cách này chưa được kiểm chứng khoa học nên có thể gây kích ứng với một số mẹ.
Dùng lá bắp cải để tiêu sữa nhanh (Nguồn: Internet)
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại thuốc uống tiêu sữa có tác dụng ức chế tiết sữa như cabergoline (dostinex), quinagolide (norprolac), bromocriptine (parlodel). Các loại thuốc tiêu sữa có khả năng ức chế sản xuất hormone prolactin, làm ngừng hoạt động của tuyến sữa. Để đảm bảo an toàn, mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc.
Uống thuốc tiêu sữa để ức chế quá trình sản xuất sữa (Nguồn: Internet)
Nếu mẹ chưa biết uống thuốc gì để tiêu sữa thì vitamin B6 cũng là một lựa chọn an toàn. Theo nhiều nghiên cứu, vitamin B6 có khả năng ức chế sản xuất prolactin - đây là hormone kích thích sản xuất sữa mẹ. Mẹ sử dụng loại vitamin này cũng cần cẩn trọng, có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để tránh những tác dụng phụ như mệt mỏi, nôn mửa, tiêu chảy.
Uống vitamin B6 giúp tiêu sữa nhanh (Nguồn: Internet)
Nếu ngại sử dụng thuốc tiêu sữa cho mẹ thì cây xô thơm cũng là nguyên liệu giúp tiêu sữa hiệu quả. Cây xô thơm có chứa estrogen tự nhiên, giúp giảm lượng sữa mẹ được tiết ra. Mẹ có thể cai sữa bằng cách dùng cây xô thơm để pha trà kết hợp mật ong hoặc sữa. Thế nhưng, phương pháp này chưa được kiểm chứng khoa học.
Tiêu sữa nhanh chóng với cây xô thơm (Nguồn: Internet)
Lá lốt là thực phẩm quen thuộc trong bữa ăn của nhiều gia đình. Đặc biệt, lá lốt chứa chất Saponin có khả năng ức chế hoạt động của tuyến sữa. Đây cũng là một cách tiêu sữa nhanh khi cai sữa mà mẹ không nên bỏ qua. Mẹ có thể dùng lá lốt để nấu canh, chiên, xào hoặc nấu nước lá lốt và uống 2 lần/ngày để giúp tiêu sữa nhanh.
Tiêu sữa bằng lá lốt được áp dụng rộng rãi trong dân gian (Nguồn: Internet)
Một số thực phẩm khi ăn hoặc uống có thể khiến mẹ giảm sữa, mất sữa như: thức ăn cay nóng, chất kích thích, cà phê, măng, lá lốt,... Bởi vậy, cách tiêu sữa nhanh khi cai sữa mà mẹ có thể áp dụng là bổ sung những thực phẩm này vào chế độ ăn nhưng không nên lạm dụng quá mức.
Cà phê có thể làm giảm lượng sữa mẹ được tiết ra (Nguồn: Internet)
Sữa mẹ được sản xuất nhưng không được bé bú sẽ gây căng tức ngực. Để làm dịu cảm giác này, mẹ có thể áp dụng phương pháp chườm lạnh.
Tiêu sữa nhanh khi cai sữa mang đến nhiều lợi ích nhưng mẹ cũng cần chú ý đến sức khỏe của bản thân và em bé trong giai đoạn này. Sau đây là những lưu ý cho mẹ khi thực hiện các phương pháp tiêu sữa nhanh:
Các phương pháp tiêu sữa mẹ cần được thực hiện đúng cách (Nguồn: Internet)
Khi thực hiện cách tiêu sữa nhanh khi cai sữa, mẹ có thể gặp một số vấn đề như căng sữa, đau tức ngực, tắc ống dẫn sữa, viêm vú,... Sau đây là những cách khắc phục các vấn đề mà mẹ nên biết:
Cai sữa cho con là một quá trình khá gian nan với nhiều mẹ. Với 10 cách tiêu sữa nhanh khi cai sữa trên đây, Huggies hy vọng có thể giúp mẹ tiêu sữa nhanh chóng, không gây đau nhức, khó chịu. Nếu không thành công với bất kỳ phương pháp nào ở trên hoặc mẹ đang gặp vấn đề về sức khỏe hãy gặp bác sĩ để được tư vấn phương pháp tiêu sữa tốt nhất.
Xem thêm:
Hướng dẫn cách tập cho bé bú bình không bị sặc đúng chuẩn Trầm cảm sau sinh: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị
Link nội dung: https://ausp.edu.vn/10-cach-tieu-sua-nhanh-khi-cai-sua-an-toan-hieu-qua-cho-me-sau-sinh-a15847.html