Bé 5 tháng nặng 6kg, có phải là suy dinh dưỡng?

1. Đặc điểm của một em bé 5 tháng tuổi

Một đứa trẻ khi được 5 tháng tuổi sẽ bắt đầu nhìn chằm chằm vào cha mẹ khi ăn và theo dõi hành động đưa muỗng hay nĩa vào miệng để nhai của người lớn. Tuy nhiên, ở độ tuổi này các bậc phụ huynh không nên cho trẻ ăn dặmsữa mẹ vẫn là nguồn dưỡng chất thiết yếu cho trẻ, sữa mẹ đảm bảo đầy đủ mọi nhu cầu dinh dưỡng của con.

Trẻ 5 tháng tuổi thường đã biết lật một cách rất dễ dàng nên các bậc cha mẹ thường khó giữ bé nằm một tư thế ngửa suốt trong thời gian bé ngủ. Tuy nhiên cần lưu ý là cha mẹ vẫn phải đặt trẻ nằm ngửa và quấn khăn cho trẻ khi ngủ đến khi trẻ có thể lật sấp, ngửa thành thục (lúc này khăn có thể phủ lên mặt và khiến trẻ bị ngạt khi lăn qua lăn lại).

Trẻ 5 tháng tuổi thường ngủ 2-3 giấc vào ban ngày, thời gian thức tối đa là từ 2 - 2,5 giờ; mỗi giấc ngủ thường sẽ kéo dài tối đa 2 tiếng 30 phút.

Trẻ 5 tháng tuổi rất vui vẻ và dễ chịu, trẻ cũng đã tự nâng được đầu của mình. Nhưng cũng có lúc trẻ rất cáu kỉnh mỗi khi không khỏe, không vui hay không biết mình muốn gì. Đây là thời điểm cá tính của trẻ đã định hình khá rõ ràng.

Trẻ 5 tháng tuổi bắt đầu phát ra nhiều tiếng hét chói tai, tiếng ríu rít, thỏ thẻ hoặc thường xuyên cười nắc nẻ. Rất nhiều em bé 5 tháng tuổi tỏ ra sảng khoái nhất vào buổi sáng, sau khi được ăn no và ngủ một giấc dài, cha mẹ nên tận dụng thời điểm này để nói chuyện, chơi đùa với con, trẻ sẽ luôn miệng cười với cha mẹ và thích thú khi nhìn thấy cha mẹ cười đáp lại.

Khi nghe giọng cha mẹ, trẻ đã biết quay lại và tìm kiếm, biết nhìn vào mắt cha mẹ và nhận ra khuôn mặt quen thuộc. Khi trẻ cố với lấy những đồ vật ở ngoài tầm tay, cha mẹ đừng nên để trẻ tóm được quá dễ dàng, những thử thách bắt trẻ phải cố gắng với lấy sẽ khiến bé vận động nhiều hơn, giúp trẻ học được cách điều khiển cơ thể di chuyển theo ý muốn.

Bé 5 tháng nặng 6kg, có phải là suy dinh dưỡng?

2. Trẻ 5 tháng suy dinh dưỡng khi cân nặng là bao nhiêu?

Độ tuổi 5 tháng tuổi trẻ nặng bao nhiêu là chuẩn, bé trai 5 tháng nặng 6,5kg có tốt không hay trẻ 5 tháng nặng 5kg, 6kg có gọi là suy dinh dưỡng? Trên thực tế có muôn vàn câu hỏi xoay quanh vấn đề cân nặng của bé mà các bậc phụ huynh luôn băn khoăn. Theo bảng thông số chiều cao - cân nặng của trẻ được Tổ chức Y tế Thế giới WHO công bố năm 2007, cân nặng chuẩn của trẻ được xác định theo từng giới tính và độ tuổi, cân nặng chuẩn của bé trai 5 tháng tuổi là 7,5kg và của bé gái là 6,9 kg. Trẻ 5 tháng tuổi suy dinh dưỡng khi cân nặng của bé trai dưới 6,1kg và bé gái dưới 5,5kg.

Bé trai 5 tháng nặng 6,5kg là cân nặng thấp hơn so với cân nặng tiêu chuẩn ở lứa tuổi này của bé trai nhưng chưa thấp đến mức suy dinh dưỡng, do đó bé trai 5 tháng nặng 6,5kg được sắp vào nhóm trẻ có nguy cơ suy dinh dưỡng (cân nặng của bé trai 5 tháng tuổi dưới 6,7kg và bé gái dưới 6,1kg được xem là có nguy cơ suy dinh dưỡng).

Trường hợp trẻ 5 tháng nặng 6kg, nếu là bé trai thì bé được xếp là nhóm trẻ suy dinh dưỡng (do cân nặng dưới 6,1kg), nếu là bé gái thì lúc này bé đang ở nhóm trẻ có nguy cơ suy dinh dưỡng (cân nặng dưới 6,1kg) nhưng chưa đến mức độ suy dinh dưỡng ở bé gái (cân nặng dưới 5,5kg).

Một đứa trẻ 5 tháng nặng 5kg dù là bé trai hay bé gái đều được xem là em bé suy dinh dưỡng. Tình trạng này cần được phụ huynh hết sức chú ý để tìm ra nguyên nhân suy dinh dưỡng ở trẻ và cách cải thiện phù hợp nhất.

Thêm một yếu tố cần lưu ý theo Tổ chức y tế thế giới đó chính là chiều cao của trẻ, một bé trai 5 tháng tuổi cần có chiều cao dao động trong khoảng 61,9 - 65,9cm, với bé gái là 59,6 - 68,5cm.

Bé 5 tháng nặng 6kg, có phải là suy dinh dưỡng?

3. Cha mẹ cần lưu ý gì khi chăm sóc trẻ 5 tháng tuổi?

Trẻ đang trong thời kỳ tiêm ngừa, nếu lỡ bỏ sót mũi tiêm nào của tháng thứ 4 thì cha mẹ hãy đặt lịch tiêm ngừa cho bé ngay.

Phụ huynh không cần nghiêm trọng hóa vấn đề vệ sinh sạch sẽ trong nhà, rất nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng một ít bụi bẩn sẽ tạo điều kiện cho hệ thống miễn dịch phát triển. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc môi trường sống không được đảm bảo về mặt vệ sinh.

Các bậc cha mẹ cần tỉnh táo trước những những món đồ chơi được quảng cáo là "tốt nhất", "có tính giáo dục nhất" cho trẻ vì ở độ tuổi này trẻ chỉ cần cha mẹ, anh chị hoặc người thân xung quanh là đủ làm cho bé vui vẻ. Nếu có thể hãy chọn một vài món đồ chơi có màu sáng, an toàn cho bé là đủ. Cần để ý những món đồ xung quanh nơi bé ngủ để tránh tình trạng phủ lên mặt và làm trẻ ngạt thở.

Một vài biểu hiện của trẻ cần lưu ý để mang con đến gặp bác sĩ:

Cha mẹ cần nói chuyện và chơi đùa với trẻ thường xuyên để giúp bé phát triển kỹ năng nói và giao tiếp hoặc cho bé ra ngoài, gặp gỡ và tiếp xúc với người mới để phát triển nhận thức và kỹ năng xã hội.

Tập cho trẻ nằm sấp mỗi ngày từ 10 - 15 phút trong sự quan sát của cha mẹ để tăng cường sức mạnh cánh tay, cơ lưng, cơ cổ. Tập cho bé rướn người bằng cách đặt đồ chơi ngoài tầm với giúp trẻ cải thiện sự phối hợp giữa mắt và tay.

Bắt đầu cho trẻ đọc sách có những hình ảnh minh họa sinh động, nhiều màu sắc giúp bé phát triển tầm nhìn và kỹ năng giao tiếp. Cho bé nghe nhạc để kích thích bé cười, vỗ tay và bập bẹ theo lời bài hát.

Ngoài ra, để giúp trẻ phát triển chiều cao, cân nặng chuẩn và hơn chuẩn, cha mẹ nên bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng, phát triển toàn diện.

Hãy thường xuyên truy cập website Vinmec.com và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho bé và cả gia đình nhé.

Link nội dung: https://ausp.edu.vn/be-5-thang-nang-6kg-co-phai-la-suy-dinh-duong-a15727.html