Lưu ý khi chữa hậu sản sau sinh ở phụ nữ

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ chuyên khoa I Trương Nghĩa Bình - Bác sĩ chuyên khoa Sản -Khoa Sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Sự ra đời của em bé là niềm hạnh phúc to lớn cho cả gia đình. Tuy nhiên, để sinh em bé thì người mẹ chịu khá nhiều ảnh hưởng về thể chất. Một trong những căn bệnh thường gặp là hậu sản sau sinh.

1. Hậu sản sau sinh là gì?

Theo y học hiện đại, hậu sản sau sinh là giai đoạn 6 tuần kể từ ngày em bé ra đời. Thời gian 6 tuần được xác định là vì: Khi có thai, các cơ quan sinh dục của người phụ nữ phát triển để thích nghi với việc mang bầu. Sau khi sinh con được 6 tuần, trừ vú vẫn phát triển để nuôi con thì các cơ quan sinh dục sẽ dần trở lại bình thường như trước khi sinh.

Như vậy, bất kỳ người phụ nữ sau sinh con nào cũng sẽ bước vào giai đoạn hậu sản. Tuy nhiên, nếu người phụ nữ không được chăm sóc đặc biệt trong giai đoạn sinh con thì dễ mắc một số bệnh lý. Nhóm bệnh này được gọi là bệnh hậu sản sau sinh.

Những nguyên nhân dẫn tới bệnh hậu sản gồm:

Lưu ý khi chữa hậu sản sau sinh ở phụ nữ

2. Một số lưu ý khi chữa hậu sản sau sinh

Vậy cách chữa bệnh hậu sản sau sinh như thế nào? Sau đây là một số biến chứng hậu sản thường gặp và cách điều trị hữu hiệu:

2.1. Nhiễm trùng hậu sản

Nhiễm trùng hậu sản xảy ra ở sản phụ trong khoảng 6 tuần đầu sau sinh, gồm các nhiễm trùng xuất phát từ âm đạo, cổ tử cung, tử cung,... Các hình thái nhiễm trùng hậu sản thường gặp là:

Đây là các biến chứng sản khoa xảy ra do nhiều nguyên nhân, có thể ảnh hưởng tới sức khỏe, thậm chí tính mạng sản phụ.

Triệu chứng nhận biết nhiễm trùng hậu sản sau sinh gồm: Sản dịch có mùi hôi, có thể bị sốt, tử cung co chậm và đau,...

Lưu ý khi điều trị nhiễm khuẩn hậu sản gồm:

2.2. Bế sản dịch sau sinh

Bế sản dịch là tình trạng sản dịch bị ứ đọng trong tử cung, không thoát ra được. Nếu can thiệp muộn thì bệnh hậu sản sau sinh này có thể dẫn tới rối loạn đông máu, chảy máu khó cầm, gây nguy hiểm tới tính mạng.

Lưu ý dự phòng tình trạng bế sản dịch sau sinh:

Lưu ý khi chữa hậu sản sau sinh ở phụ nữ

2.3. Băng huyết sau sinh

Sản phụ được xác định bị băng huyết sau sinh nếu lượng máu tiếp tục chảy trên 500ml sau sinh ngả âm đạo hoặc trên 1.000ml sau khi mổ lấy thai. Băng huyết sau sinh hay gặp ở phụ nữ sinh con nhiều lần, nạo thai nhiều lần, thai to, có vết mổ ở tử cung,... Đây là nguyên nhân gây tử vong ở sản phụ, thường xảy ra trong vòng 24 giờ đầu sau khi sinh.

Triệu chứng cảnh báo nguy cơ băng huyết sau sinh: Người bệnh có dấu hiệu sốc (mệt, da tím tái, xanh xao, khát nước, mạch nhanh nhỏ, huyết áp tụt thấp); chảy máu ồ ạt từ tử cung ra ngoài âm đạo, ra máu với nhiều mức độ và hình thái khác nhau, có trường hợp máu chảy đọng lại trong buồng tử cung hoặc tạo thành khối huyết tụ,...

Lưu ý khi điều trị băng huyết sau sinh:

2.4. Tắc tia sữa

Tắc tia sữa là hiện tượng sữa không thoát ra ngoài được hoặc thoát ra với lượng rất nhỏ khi trẻ bú (do lực bú không đủ, sự chèn ép bên ngoài,...). Nếu không xử trí kịp thời, bệnh hậu sản sau sinh này có thể dẫn tới áp xe vú hoặc hình thành xơ tuyến vú, gây nhiễm trùng. Tắc tia sữa có thể xảy ra bất kỳ lúc nào trong suốt thời gian cho con bú, đặc biệt là trong những ngày đầu sau sinh.

Triệu chứng tắc tia sữa gồm: Bầu vú căng tức, đau nhức; sờ vào ngực thấy có 1 hoặc nhiều cục cứng; sữa không tiết hoặc tiết ra rất ít; sản phụ có thể bị sốt,...

Lưu ý khi điều trị tắc tia sữa:

2.5. Áp xe vú

Một trong những bệnh hậu sản sau sinháp xe vú. Đây là hiện tượng xuất hiện các ổ viêm sâu bên trong tuyến vú, chủ yếu gây ra bởi liên cầu khuẩn và tụ cầu khuẩn.

Triệu chứng của áp xe vú gồm: Sản phụ bị sốt cao, rét run; vùng vú bị sưng, nóng, đỏ, đau, khám thấy có các nhân mềm, có ổ chứa dịch; hạch nách ấn đau, sữa lẫn mủ màu vàng; áp dụng các biện pháp siêu âm, xét nghiệm cho kết quả có vi khuẩn,...

Lưu ý khi điều trị tình trạng áp xe vú:

Lưu ý khi chữa hậu sản sau sinh ở phụ nữ

2.6. Đại tiện, tiểu tiện không tự chủ

Tiểu tiện, đại tiện không tự chủ là tình trạng hậu sản sau sinh khá thường gặp. Tiểu tiện không tự chủ, đặc biệt khi cười, ho hoặc căng thẳng có thể là do sự kéo giãn của đáy bàng quang khi mang thai, sinh nở. Phụ nữ bị tiểu tiện không tự chủ nên sử dụng băng vệ sinh để đối phó. Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý tới hiện tượng đau nhức, nóng rát hoặc khó chịu khi đi tiểu vì đây có thể là biểu hiện của nhiễm trùng bàng quang.

Việc đại tiện không tự chủ thường do suy yếu cơ xương chậu, rách đáy chậu, tổn thương thần kinh tại các cơ vòng quanh hậu môn khi sinh. Tình trạng này phổ biến ở phụ nữ sinh thường, có thời gian chuyển dạ kéo dài.

Để khắc phục, bạn chỉ cần chờ thêm một thời gian để đưa cơ bắp trở lại bình thường, kết hợp thực hiện các bài tập phù hợp (theo ý kiến bác sĩ). Trường hợp tiểu tiện, đại tiện không tự chủ kéo dài, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân dùng thuốc hoặc phẫu thuật.

2.7. Lên máu hậu sản

Lên máu hậu sản là tình trạng cao huyết áp sau sinh. Nếu sau khi sinh trên 12 tuần mà huyết áp không trở lại bình thường thì được xác định là cao huyết áp. Đa phần các trường hợp tăng huyết áp là vô căn, không xác định được nguyên nhân. Nếu không phát hiện và điều trị sớm, cao huyết áp sau sinh có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm như: Giãn thất phải, dày thất trái, bệnh mạch vành, suy tim, tai biến mạch máu não, suy thận, bệnh lý ở võng mạc, tiểu đạm, bệnh lý mạch máu ngoại biên,...

2.8. Sản giật

Sản giật là biến chứng của những rối loạn tăng huyết áp trong 3 tháng cuối của thai kỳ. Triệu chứng sản giật gồm: Nhiễm độc thai nghén nặng (phù, protein niệu, tăng huyết áp,...); hội chứng tiền sản giật (nhức đầu, chóng mặt, mờ mắt, nôn, đau thượng vị,...); xuất hiện cơn sản giật (qua 4 giai đoạn là xâm nhiễm, co cứng, co giật giãn cách, hôn mê). Biến chứng xuất huyết não có thể xảy ra khi lên cơn co giật, sản phụ bị hôn mê sâu kéo dài, tử vong.

Lưu ý khi điều trị chứng sản giật:

2.9. Trĩ và táo bón sau sinh

Trĩ và táo bón là tình trạng có thể xuất hiện trong thời kỳ hậu sản hoặc khi phụ nữ mang thai. Tình trạng này có thể trầm trọng hơn do tăng kích thước tử cung, tạo áp lực lên các tĩnh mạch ở bụng dưới. Cách chữa hậu sản sau khi sinh hiệu quả đối với trĩ và táo bón là: Dùng thuốc mỡ, thuốc xịt, kèm chế độ ăn nhiều chất xơ và chất lỏng. Sản phụ không sử dụng thuốc nhuận tràng, thuốc đạn hay thụt nếu chưa được chỉ định.

Lưu ý khi điều trị táo bón sau sinh:

Lưu ý khi chữa hậu sản sau sinh ở phụ nữ

Lưu ý khi điều trị bệnh trĩ ở phụ nữ sau sinh:

2.10. Trầm cảm sau sinh

Trầm cảm sau sinh là một bệnh hậu sản sau sinh thường gặp. Đây là tình trạng người phụ nữ bị rối loạn cảm xúc, luôn có suy nghĩ tiêu cực, buồn chán, mệt mỏi, lo lắng nhiều vấn đề,... Bệnh có biểu hiện ở mức nhẹ, vừa hoặc nặng, tự khỏi hoặc không tự hết nếu không được can thiệp kịp thời.

Triệu chứng trầm cảm sau sinh gồm: Suy nhược cơ thể, lo lắng, đau dữ dội ở nhiều vị trí trên cơ thể mà không rõ nguyên nhân, hoảng hốt, căng thẳng, cảm giác bị ám ảnh, mất tập trung, rối loạn giấc ngủ, mất ham muốn tình dục,...

Lưu ý khi điều trị trầm cảm sau sinh:

Để phòng ngừa biến chứng hậu sản sau sinh, cần chú ý chăm sóc sức khỏe của các sản phụ. Việc chăm sóc cẩn thận giúp sản phụ mau chóng hồi phục, tránh được những biến chứng nguy hiểm. Đặc biệt, khi có các bệnh hậu sản, cả người bệnh và gia đình đều cần theo dõi kỹ các triệu chứng, thực hiện điều trị đúng theo chỉ định của bác sĩ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Link nội dung: https://ausp.edu.vn/luu-y-khi-chua-hau-san-sau-sinh-o-phu-nu-a15640.html