Cách bảo quản sữa mẹ khi không có tủ lạnh đúng chuẩn từ chuyên gia

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng quý báu cho trẻ sơ sinh trong những năm tháng đầu đời, do đó ít nhất trong 6 tháng sau sinh nên cho con bú sữa mẹ hoàn toàn. Tuy nhiên, trong các trường hợp trẻ sơ sinh nuôi trong lồng ấp, đang nằm viện hoặc mẹ cần phải đi làm thì không thể nào cho bé ti mẹ trực tiếp. Do đó, nhiều mẹ bỉm chọn cách hút sữa ra và bảo quản để đảm bảo luôn có nguồn sữa cho trẻ sử dụng. Bài viết dưới đây, Huggies chia sẻ đến các mẹ cách bảo quản sữa mẹ khi không có tủ lạnh để đảm bảo chất lượng sữa tốt nhất, an toàn cho trẻ sử dụng.

>> Tham khảo thêm:

Cách bảo quản sữa mẹ khi không có tủ lạnh

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tự nhiên, không chứa chất bảo quản nên sau khi vắt ra, tiếp xúc với môi trường bên ngoài thì sữa chỉ có thể dùng trong một khoảng thời gian nhất định. Nếu gia đình không sử dụng tủ lạnh, tủ đông hoặc bị cúp điện trong thời gian dài, các mẹ có thể áp dụng cách bảo quản sữa mẹ sau đây để đảm bảo độ tinh khiết, an toàn và chất lượng của sữa:

Bước 1: Chọn dụng cụ đựng sữa

Theo các chuyên gia, chất lượng sữa mẹ sau khi vắt ra chịu ảnh hưởng rất nhiều vào dụng cụ lưu trữ. Tùy vào điều kiện tài chính và nhu cầu sử dụng mà mẹ chọn dụng cụ đựng sữa mẹ phù hợp, chẳng hạn như bình nhựa, bình thủy tinh hoặc túi trữ sữa. Miễn sao các đồ dụng cụ này được sản xuất dành riêng để lưu trữ và bảo quản sữa mẹ và không chứa chứa chất gây hại cho bé. Hầu hết các dụng cụ đựng sữa đều có nắp vặn kín, khóa kéo để sữa sau khi vắt ra không bị ảnh hưởng nhiều bởi môi trường bên ngoài, nhờ đó sữa mẹ mới để được lâu.

Cách bảo quản sữa mẹ khi không có tủ lạnh đúng chuẩn từ chuyên gia

Lựa chọn dụng cụ đựng sữa để lưu trữ và bảo quản (Nguồn: Sưu tầm)

>> Xem thêm:

Bước 2: Vệ sinh - tiệt trùng sạch sẽ

Sữa mẹ cần được vắt ra đúng cách và đảm bảo vệ sinh một cách an toàn nhất để mang lại nguồn sữa chất lượng cho trẻ. Trước khi bắt đầu quá trình vắt sữa, mẹ nên rửa tay kỹ bằng xà phòng và vệ sinh đầu vú bằng nước ấm. Việc làm này rất quan trọng giúp ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập vào sữa mẹ trong quá trình vắt.

Trường hợp mẹ sử dụng máy hút sữa, cần kiểm tra và tiệt trùng các bộ phận của máy, ống dây dẫn, van silicon, vòng silicon để đảm bảo chúng luôn sạch sẽ. Ngoài ra, mẹ cũng nên lau sạch từng chi tiết của máy hút sữa, bao gồm các nút bấm, công tắc nguồn và đặc biệt là bề mặt máy bơm vừa giúp ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn, vừa kéo dài tuổi thọ cho máy.

Cách bảo quản sữa mẹ khi không có tủ lạnh đúng chuẩn từ chuyên gia

Rửa tay sạch sẽ trước khi hút sữa để ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập vào sữa mẹ trong quá trình vắt (Nguồn: Sưu tầm)

>> Tham khảo thêm:

Bước 3: Bảo quản sữa không có tủ lạnh

Sau khi vắt sữa ra, nếu bé không bú ngay thì mẹ hãy vào các bình hoặc túi trữ sữa chuyên dụng, đậy kín và để ở nơi khô ráo, thoáng mát. Tốt nhất là nên để sữa ở những nơi có nhiệt độ phòng từ 24 - 26 độ C và có thể bảo quản sữa mẹ trong tối đa 4 giờ. Tuy nhiên, cách bảo quản này có thể khiến sữa dễ hỏng hơn khi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng hoặc nhiệt độ phòng tăng cao.

Ngoài ra, các mẹ cũng có thể bảo quản sữa bằng cách đặt các túi sữa vào thùng giữ nhiệt và xếp xen kẽ trong các túi đá viên để làm lạnh tốt hơn. Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp tạm thời vì nhiệt độ làm lạnh sẽ giảm dần khiến các chất dinh dưỡng trong sữa mẹ bị thay đổi.

Cách bảo quản sữa mẹ khi không có tủ lạnh đúng chuẩn từ chuyên gia

Ở nhiệt độ phòng từ 24 - 26 độ C có thể bảo quản sữa mẹ trong tối đa 4 giờ (Nguồn: Sưu tầm)

Lưu ý bảo quản sữa mẹ khi không có tủ lạnh

Nếu áp dụng cách bảo quản sữa mẹ khi không có tủ lạnh, các mẹ cần lưu ý một số điều sau:

Với những chia sẻ trên, chắc hẳn các mẹ đã biết cách bảo quản sữa mẹ khi không có tủ lạnh. Dù như thế nào, điều tốt nhất khi nuôi con bằng sữa mẹ vẫn là cho con ti mẹ trực tiếp. Điều này không chỉ giúp con hấp thụ toàn vẹn dưỡng chất trong sữa mà còn thắt chặt hơn tình cảm mẫu tử.

>> Tìm hiểu thêm:

Link nội dung: https://ausp.edu.vn/cach-bao-quan-sua-me-khi-khong-co-tu-lanh-dung-chuan-tu-chuyen-gia-a15634.html