21 dấu hiệu mang thai sớm: Bạn có dấu hiệu nào?

Thông thường, đa phần phụ nữ có đời sống tình dục bình thường khi bị trễ kinh sẽ nghĩ rằng mình đã có thai. Thực tế, kỳ kinh nguyệt đến trễ chưa hẳn là dấu hiệu mang thai sớm chính xác nhất. Song nếu bạn trễ kinh và có thêm một số dấu hiệu khác rất có thể bạn đã cấn thai.

Bạn có từng quan tâm tìm hiểu dấu hiệu mang thai sớm nhất sau khi quan hệ tình dục mà không dùng bất cứ biện pháp tránh thai nào để chăm sóc sức khỏe thai kỳ một cách tốt nhất? Hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu 21 dấu hiệu thông báo nhiều khả năng bạn đã cấn thai từ tư vấn của bác sĩ sản khoa nhé.

10 dấu hiệu mang thai tuần đầu tiên sớm nhất

Nhiều chị em thường băn khoăn thắc mắc dấu hiệu có thai sớm nhất khi chưa đến kỳ kinh hay các dấu hiệu có thai sớm nhất khi chưa trễ kinh là gì? Câu trả lời sẽ có ngay trong bài viết này, bạn đừng bỏ lỡ!

1. Xuất huyết sớm (Máu báo thai) là dấu hiệu có thai sớm nhất khi chưa đến kỳ kinh

Nếu bạn thắc mắc chưa đến kỳ kinh làm sao biết có thai? Câu trả lời là hãy quan sát xem bạn có ra máu báo thai ay không. Bởi một trong những dấu hiệu mang thai trước kỳ kinh có thể nhận biết là máu báo thai. Sau khi trứng thụ tinh bám vào lớp nội mạc tử cung để làm tổ, một vài mảnh niêm mạc có thể bị bong ra kèm theo ít máu và màu trông giống như kinh nguyệt. Nếu bạn chưa đến kỳ kinh nhưng có dấu hiệu ra máu, hãy cân nhắc vì đây có thể là dấu hiệu có thai sớm nhất mà bạn có thể nhận biết.

2. Dấu hiệu có thai sớm nhất khi chưa đến kỳ kinh: Cảm thấy mệt mỏi

Do nồng độ hormone progesterone tăng cao nên bạn sẽ gặp phải tình trạng uể oải, thiếu sức sống cũng như thường xuyên có cảm giác mệt mỏi. Cảm giác này cũng đến từ việc cơ thể bạn chưa kịp thích nghi với việc phải liên tục cung cấp máu và dưỡng chất cho tử cung để thai nhi có thể phát triển. Nghiêm trọng hơn, bạn có thể kiệt sức nên cần phải nghỉ ngơi và đừng cố gắng làm việc quá nhiều.

3. Đi tiểu thường xuyên hơn là dấu hiệu mang thai

Một dấu hiệu mang thai khi trễ kinh khác là bạn có nhu cầu đi tiểu thường xuyên hơn.

Hiện tượng đi tiểu nhiều là dấu hiệu bình thường và xảy ra sớm nhất ở phụ nữ mang thai. Khi trứng thụ tinh được 6 tuần, máu trong cơ thể sẽ tăng đáng kể nên thận cũng phải hoạt động liên tục để bài tiết. Ngoài ra, thận sẽ bị tử cung chèn ép nên cảm giác muốn đi tiểu sẽ xuất hiện ngày càng nhiều.

4. Căng tức ngực và nhũ hoa dần sậm màu

21 dấu hiệu mang thai sớm: Bạn có dấu hiệu nào?

Một trong những kinh nghiệm giúp nhận biết dấu hiệu có thai sớm nhất khi chưa đến kỳ kinh mà nhiều chị em thường rỉ tai nhau là hãy quan sát bầu ngực và nhũ hoa.

Nếu bạn có cảm giác ngực căng tức, vòng một có vẻ nảy nở hơn và nhũ hoa dần sậm màu, trở nên thâm, đen hơn bình thường, tĩnh mạch nổi hẳn lên thì có thể bạn đã có thai.

5. Thân nhiệt tăng cao hơn bình thường

Nhiệt độ cơ thể có xu hướng tăng cao khi mang thai cũng là một dấu hiệu có thai thường xuyên bị bỏ sót vì nhiều người thường lầm lẫn sang các vấn đề sức khỏe khác như sốt, cảm… Ngoài ra, phụ nữ mang thai có thể nổi rôm sảy giống em bé do cơ thể ẩm ướt và không thoát được nhiều mồ hôi.

6. Dấu hiệu có thai: Táo bón và đầy hơi

Đây là 2 dấu hiệu thường thấy ở mẹ bầu mang thai tuần đầu tiên và có thể xuất hiện trong suốt thai kỳ. Sự thay đổi của nồng độ hormone trong cơ thể cũng ít nhiều ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa khiến các thai phụ gặp những rắc rối trong việc đi vệ sinh.

7. Dấu hiệu mang thai sớm: Thường xuyên bị chuột rút

Bị chuột rút thường xuyên là một trong những triệu chứng có thai mà nhiều người ít để ý.

Bước vào thai kỳ, tử cung của mẹ bầu sẽ co giãn để chuẩn bị cho sự lớn lên của con yêu trong 9 tháng tiếp theo. Sức nặng của tử cung và thai nhi chèn ép vào các mạch máu ở chi dưới gây nên hiện tượng chuột rút. Lưu ý để giảm tình trạng bị chuột rút khi mang thai, bạn cần bổ sung đủ canxi trong chế độ ăn uống và kết hợp xoa bóp nhẹ nhàng.

8. Đau mỏi lưng hoặc dọc xương sống

Dấu hiệu mang thai khi chưa đến kỳ kinh là gì? Theo các chuyên gia sản khoa, sau quan hệ một thời gian, nếu cảm thấy lưng bị đau nhức hoặc mỏi dọc theo xương sống rất có thể bạn đã mang thai rồi đấy! Nguyên nhân là dây chằng ở lưng phải giãn ra để thích nghi với sự lớn dần lên của tử cung.

9. Thói quen ăn uống thay đổi

Một dấu hiệu mang thai khi chưa đến kỳ kinh mà nhiều chị em truyền tai nhau là thay đổi thói quen ăn uống đột ngột.

Theo các chuyên gia, tương tự như hiện tượng buồn nôn, hiện tượng thay đổi khẩu vị là một trong những dấu hiệu mang thai dễ nhận biết báo hiệu rằng bạn đã có tin vui. Ví dụ như sở thích thường ngày của bạn là đồ ngọt nhưng dạo gần đây lại chuyển sang những món có vị chua chẳng hạn. Trước kia, bạn không dám đụng tới bất kỳ món nào ngoài ba bữa ăn chính, song thời gian gần đây bạn lâm vào tình cảnh thèm ăn và có xu hướng ăn vô tội vạ. Điều này lý giải vì sao nhiều phụ nữ có xu hướng ăn rất nhiều trong suốt thời gian mang thai.

10. Dấu hiệu có thai: Tăng cân bất thường

Bạn là người có cân nặng ổn định nhưng dạo gần đây đột nhiên nhận thấy quần áo bồng có vẻ chật, cơ thể mình trở nên nẩy nở hơn? Nếu có thêm dấu hiệu thèm ăn nữa rất có thể bạn đang có thai rồi đấy.

[embed-health-tool-due-date]

Các triệu chứng có thai khác

Ngoài các dấu hiệu mang thai tuần đầu tiên sớm nhất kể trên, thì còn có khá nhiều dấu hiệu mang thai khi trễ kinh dưới đây!

11. Trở nên nhạy cảm hơn với mùi vị

Ngay từ khi thai được 2 tuần tuổi, bạn sẽ nhạy cảm đặc biệt với nhiều mùi khác nhau. Đây là một trong những tác dụng phụ do mức estrogen tăng cao. Bạn trở nên nhạy cảm hơn hẳn với mùi xung quanh mình. Đó có thể là mùi nước hoa, mùi thơm của một loại trái cây hay đơn giản là mùi của món ăn nào đó cũng có thể làm bạn cảm thấy khó chịu, thậm chí buồn nôn.

12. Thường xuyên chóng mặt

21 dấu hiệu mang thai sớm: Bạn có dấu hiệu nào?

Khi mang thai, một số thai phụ có thể sẽ bị chóng mặt, váng đầu. Nguyên nhân là do nhịp tim tăng dẫn đến tốc độ bơm máu và lượng máu lưu thông trong cơ thể tăng, trong khi đó huyết áp lại giảm vào đầu thai kỳ rồi tăng dần vào cuối thai kỳ. Những thay đổi này khiến những cơ quan khác đều phải nhanh chóng điều chỉnh theo để kịp thích nghi. Điều này sẽ làm mẹ bầu bị choáng váng, chóng mặt. Nếu bạn bị ngất xỉu, hãy đến gặp bác sĩ ngay vì đây có thể là dấu hiệu không tốt.

13. Tâm trạng thay đổi thất thường

Mẹ bầu có thể chuyển sang trạng thái “sáng nắng chiều mưa, giữa trưa có sương mù” một cách thất thường. Tất cả là do sự thay đổi mạnh mẽ lượng hormone trong cơ thể khiến tâm trạng theo đó mà khó kiểm soát. Khi đang vui vẻ, bạn vẫn có thể trở nên tủi thân, nóng giận hoặc cảm thấy khó chịu, bứt rứt trong người. Tuy nhiên, khi cơ thể đã quen dần với quá trình “bầu bí”, những thay đổi thất thường đó sẽ tự nhiên biến mất.

14. Khó thở và hụt hơi

Một trong những dấu hiệu mang thai tuần đầu dễ nhận biết nhưng cũng dễ gây nhầm lẫn với các vấn đề sức khỏe khác là tình trạng khó thở và hụt hơi.

Thực tế là trong những ngày đầu mang thai, thỉnh thoảng bạn sẽ cảm thấy hơi tức ngực và có cảm giác khó thở. Ngoài ra, bạn cũng có cảm giác hơi thở của mình ngắn hơn thường lệ (hụt hơi). Nguyên nhân là do cơ thể vẫn chưa thích nghi với sự thay đổi hormone. Khi thai nhi lớn hơn, đặc biệt là trong tam cá nguyệt thứ 3, việc phải cung cấp thêm oxy cho thai nhi đang phát triển trong bụng sẽ khiến bạn phải hít nhiều oxy hơn trong mỗi lần thở cũng, gây ra tình trạng khó thở và hụt hơi này.

15. Dấu hiệu có thai: Đau đầu

21 dấu hiệu mang thai sớm: Bạn có dấu hiệu nào?

Việc hormone progesterone trong cơ thể tăng lên một cách đột biến cộng với việc thiếu hụt lượng hồng cầu trong máu là nguyên nhân khiến nhiều chị em thường xuyên có cảm giác đau đầu khi mang thai. Lúc này, bạn nên tăng cường lượng nước uống hàng ngày và kiểm tra lượng hồng cầu trong máu cũng như bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết.

16. Nám da

Da của mẹ bầu thường sẽ xuất hiện các vết nám cũng như dễ sậm màu hơn trong thời gian bầu bí. Hàm lượng hormone estrogen và progesterone cùng với lưu lượng máu trong cơ thể thai phụ tăng cao dẫn tới sự gia tăng sắc tố melanin một cách bất thường. Chính điều này sẽ dẫn tới sự hình thành các đốm nám thâm đen, phân bổ tập trung nhiều nhất là ở vùng mặt. Vì vậy, bạn hãy sử dụng kem chống nắng cho bà bầu thường xuyên để ngăn ngừa cũng như cải thiện phần nào các vết thâm sạm nhé.

17. Cảm giác chán ăn là dấu hiệu có thai

Việc không muốn ăn uống bất cứ thứ gì dù cơ thể đang rất đói là hiện tượng tương đối phổ biến trong tam cá nguyệt đầu tiên. Mẹ bầu sẽ đột nhiên cảm thấy rằng những thức ăn mà trước đây mình từng rất thích thì bây giờ lại hoàn toàn không có hứng thú gì, thậm chí là cảm thấy ngán.

18. Dấu hiệu có thai: Trễ kinh

21 dấu hiệu mang thai sớm: Bạn có dấu hiệu nào?

Trễ kinh gần như là dấu hiệu mang thai phổ biến nhất mà chị em thường nghĩ đến khi mang thai tuần đầu tiên. Sau khi trứng được thụ tinh, bạn sẽ không có kinh nguyệt trong suốt thai kỳ và vài tháng sau sinh. Để chính xác hơn, bạn nên kiểm tra xem mình có thêm các dấu hiệu mang thai khi trễ kinh khác không. Nguyên do là hiện tượng trễ kinh đôi khi chỉ là do bạn đang bị stress hay thay đổi thói quen sinh hoạt hay đang dùng một số loại thuốc nào đó.

19. Que thử thai xuất hiện 2 vạch

Que thử thai lên 2 vạch là dấu hiệu mang thai khi trễ kinh đáng tin cậy. Bởi thông thường sau 1-2 tuần bị trễ kinh, việc dùng que thử thai sẽ cho ra kết quả chính xác nhất và nhanh nhất giúp bạn xác định liệu mình có đang mang thai hay không. Que thử thai cho kết quả dựa trên nồng độ hormone hCG trong cơ thể bạn. Đây là loại hormone chỉ xuất hiện khi bạn đang mang thai. Tốt nhất, bạn nên mua ít nhất 2 bộ que thử. Trong một số trường hợp đặc biệt, chẳng hạn như thai ngoài tử cung hay khi bạn đang sử dụng thuốc lợi tiểu, thuốc hỗ trợ sinh sản, que thử thai có thể cho kết quả không được chính xác.

20. Buồn nôn hoặc nôn

21 dấu hiệu mang thai sớm: Bạn có dấu hiệu nào?

Ốm nghén luôn là cơn ác mộng của nhiều chị em và triệu chứng này có thể xuất hiện khá sớm trong thai kỳ. Bên cạnh đó, có người phải chịu đựng tình trạng này suốt thai kỳ. Bạn có thể cảm thấy buồn nôn, nôn hoặc nôn khan bất kỳ thời điểm nào trong ngày ngay cả khi chưa kịp ăn gì hay khi ngửi thấy một mùi vị nào đó. Đôi khi, bạn thấy buồn nôn và nôn nhưng không nghiêm trọng đến mức nôn ra tất cả những gì mình ăn.

Một số ít thai phụ lại có phản ứng thai nghén tương đối nghiêm trọng như nôn mửa nhiều lần và không thể kiểm soát, ảnh hưởng tới việc ăn uống thậm chí xuất hiện hiện tượng mất nước và trúng độc (ói mửa do thai nghén). Trong trường hợp như vậy, mẹ bầu cần phải đến bệnh viện để được theo dõi và điều trị kịp thời, tránh phát sinh các trường hợp xấu.

21. Dấu hiệu mang thai: Chảy máu cam

Nhiều chị em thường thắc mắc rằng bỗng nhiên bị chảy máu mũi có phải dấu hiệu mang thai? Câu trả lời là có thể.

Bạn có thể ngạc nhiên khi biết rằng, hiện tượng chảy máu cam là một dấu hiệu mang thai mà nhiều mẹ bầu gặp phải nhưng hay bỏ qua. Trong thời gian mang thai, cơ thể mẹ bầu sẽ sản xuất nhiều máu hơn và các hormone trong thai kỳ tạo áp lực làm giãn nở các mạch máu nhỏ trong mũi khiến bạn dễ bị chảy máu.

Tuy nhiên, triệu chứng này gần như không có nguy hại gì nhiều đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Trong nhiều trường hợp, hiện tượng này sẽ nhanh chóng qua đi mà không cần dùng đến thuốc.

Nếu đã có thai và nôn nóng muốn biết giới tính của con, bạn có thể tham khảo cách nhận biết mang thai bé trai và bé gái của Hello Bacsi. Ngoài ra, bạn hãy đi khám thai định kỳ để cả mẹ và bé được chăm sóc sức khỏe một cách tốt nhất. Chúc bạn trải qua một thai kỳ khỏe mạnh, nhiều niềm vui.

Link nội dung: https://ausp.edu.vn/21-dau-hieu-mang-thai-som-ban-co-dau-hieu-nao-a15589.html