Nhìn cổ tay biết có thai: Bí kíp "thần thánh" hay chỉ là lời đồn?

Thời xưa khi khoa học chưa phát triển, ông bà ta thường nhìn cổ tay biết có thai hay là không? Thậm chí, đến bây giờ cuộc sống tân tiến hơn nhưng quan niệm này vẫn được nhiều chị em áp dụng. Liệu nhìn cổ tay có thực sự biết có thai hay không? Hãy cùng Pharmacity tìm kiếm lời giải đáp ngay sau đây.

Nguồn gốc của cách nhận biết cổ tay biết có thai

Khi nói tới một trong những nhận biết có thai theo quan niệm dân gian chắc hẳn nhiều mẹ bầu biết chính là dựa vào cổ tay. Vậy thực hư cách nhận biết có thai qua cổ tay là như thế nào?

Thực chất, khi có thai thì tim của thai phụ sẽ phải làm việc nhiều hơn để có thể bơm máu xuống tử cung, nuôi dưỡng thai nhi phát triển. Lượng máu mà tim bơm xuống (cung lượng tim) có thể tăng từ 30 - 50%, nên nhịp tim lúc này cũng sẽ tăng từ 70 - 90 nhịp/phút. Cho đến khi thai được khoảng 30 tuần thì cung lượng tim sẽ giảm nhẹ, nhưng đến khi bắt đầu chuyển dạ sẽ tiếp tục tăng thêm 30%.

Do vậy, nhiều người cho rằng dựa vào việc nhìn cổ tay biết có thai hoàn toàn là có căn cứ. Bởi lúc khi mang thai nhịp tim thể hiện qua mạch đập ở cổ tay chính là thể hiện số lần tim mẹ đập mỗi phút. Tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người mà chỉ số mạch đập sẽ khác nhau nên để đếm nhịp tim chính xác phải đặt đúng vị trí ở cổ tay, phía trong khuỷu tay, hai bên cổ, đỉnh của mu bàn chân…

Nhìn cổ tay biết có thai: Bí kíp

Việc nhìn cổ tay biết có thai thực chất là hành động bắt mạch trong y học cổ truyền

Cách nhìn cổ tay biết có thai có chính xác không?

Mặc dù là quan niệm nhận biết có thai của dân gian, nhưng thực ra vẫn có căn cứ của y học. Bởi vì ngay từ thời xưa, việc bắt mạch thông qua cổ tay cũng giúp các thái y nhận biết được mẹ có mang thai hay không.

Tuy nhiên, với phương pháp này đòi hỏi những người có kinh nghiệm, hiểu biết về y khoa mới thực hiện được chính xác. Vậy nên, với chị em nào đang nghi ngờ mình có mang thay hay không thì có thể dùng que thử thai, siêu âm, xét nghiệm máu… vừa đảm bảo nhanh chóng mà tính chính xác cao hơn.

Nhìn cổ tay biết có thai: Bí kíp

Bắt mạch cũng có thể nhận biết có thai nhưng cần thực hiện bởi các lương y

Cách bắt mạch cổ tay biết có thai

Thông thường cách nhận biết có thai thông qua việc nhìn cổ tay hay bắt mạch sẽ được thực hiện bởi các lương y, bác sĩ y học cổ truyền có nhiều kinh nghiệm. Nhưng nếu chị em cũng muốn thử áp dụng theo cách này để trải nghiệm có thể tham khảo các bước thực hiện sau đây:

Bước 1: Để bắt mạch, bạn có thể sử dụng ngón tay trỏ và ngón tay giữa của bàn tay trái. Đặt nhẹ ngón tay trên mạch ở cổ tay phải, gần cổ tay và chờ đợi để cảm nhận nhịp đập.

Bước 2: Sau khi đã cảm nhận được mạch đập, chị em tiến hành đếm số nhịp mà mạch đập. Đối với người bình thường thì nhịp đập sẽ là 70 nhịp/phút, còn với phụ nữ mang thai sẽ cao hơn khoảng 80 - 85 nhịp/phút.

Nhìn cổ tay biết có thai: Bí kíp

Đặt tay đúng vị trí khi thực hiện bắt mạch

Lưu ý khi thực hiện cách nhìn cổ tay biết có thai

Để đảm bảo việc thực hiện nhận biết có thai qua việc bắt mạch, hay nhìn cổ tay thì các mẹ bầu cần lưu ý một số vấn đề sau:

Một số dấu hiệu mang thai phổ biến khác ngoài nhìn cổ tay

Ngoài việc nhìn cổ tay biết có thai thì để đảm bảo tính chính xác hơn thì chị em nên dùng que thử, đến bệnh viện khám. Ngoài ra, bạn có thể dựa vào một số dấu hiệu mang thai phổ biến để nhận biết như: Trễ kinh, ra máu báo thai, ngực căng, sưng, ốm nghén, thay đổi khẩu vị, nhạy cảm mùi, tiểu nhiều, mệt mỏi…

Kết luận

Trên đây là những thông tin giúp chị em giải đáp được thắc mắc việc nhìn cổ tay biết có thai đúng hay không? Vậy nên, để đảm bảo tính chính xác thì khi cảm thấy nghi ngờ mình đang mang thai thì hãy mua que thử hoặc đến bệnh viện để được kiểm tra đảm bảo kết quả đúng đắn nhất, cũng như được tư vấn về cách chăm sóc thai kỳ hiệu quả.

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.

Link nội dung: https://ausp.edu.vn/nhin-co-tay-biet-co-thai-bi-kip-than-thanh-hay-chi-la-loi-don-a15571.html