Theo phương pháp cũ trước đây, váng sữa chủ yếu được chế biến bằng cách vớt lấy lớp trên cùng của sữa và sau đó làm lạnh. Ngày nay, với các máy móc hiện đại, người ta sản xuất váng sữa bằng cách sử dụng các máy quay ly tâm để tách lớp trên cùng của sữa. Tùy thuộc vào phương pháp chế biến chúng ta sẽ có nhiều loại váng sữa khác nhau.
Bên cạnh đó hiện nay còn xuất hiện một loại váng sữa nhân tạo, được chế biến từ các thành phần chính là dầu thực vật (dầu dừa, dầu cọ...) bổ sung thêm casein (một loại đạm có trong sữa bò) và đường lactose (loại đường có trong sữa bò).
Người sử dụng nếu chú ý quan sát nhãn hộp váng sữa sẽ dễ dàng nhận thấy thành phần chủ yếu của váng sữa là chất béo. Lượng chất béo có trong 1 hũ váng sữa thông thường sẽ cao gấp 2 lần lượng chất béo trong 1 ly sữa. Do đó, cho trẻ ăn váng sữa là một biện pháp cung cấp năng lượng rất dồi dào.
Tuy nhiên, thực tế lượng chất đạm và các vitamin khoáng chất khác trong váng sữa không nhiều, không đủ nhu cầu hằng ngày cho cơ thể. Do đó, cha mẹ không được cho trẻ ăn váng sữa để thay thế hoàn toàn cho lượng sữa mỗi ngày.
Thành phần trong váng sữa chủ yếu là các loại chất béo với hàm lượng rất cao, bổ sung thêm nhiều năng lượng. Do đó, cha mẹ nên cho trẻ ăn váng sữa trong những trường hợp trẻ cần được cung cấp thêm năng lượng như: trẻ trên 1 tuổi bị thiếu cân, suy dinh dưỡng hoặc trẻ cần lấy lại sức khỏe sau thời gian mắc bệnh. Những trường hợp này, phụ huynh có thể cho trẻ ăn váng sữa như là một bữa phụ trong ngày.
Số lượng váng sữa cho trẻ ăn mỗi ngày phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như độ tuổi, cân nặng và loại váng sữa sử dụng. Số lượng váng sữa nên bổ sung có thể như sau:
Một vấn đề cần đặc biệt lưu ý là váng sữa có hàm lượng chất béo cao, do đó cần hạn chế cho trẻ ăn váng sữa quá mức vì có thể gây đầy bụng, khó tiêu, thậm chí tiêu lỏng.
Những nhóm trẻ cha mẹ không nên cho sử dụng váng sữa, đó là:
Theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), nhóm trẻ dưới 6 tháng tuổi cần phải được bú sữa mẹ hoàn toàn. Do đó, ở nhóm tuổi này việc bổ sung váng sữa là không nên. Cha mẹ chỉ nên cho trẻ ăn váng sữa sau 6 tháng tuổi với mục đích bổ sung năng lượng, hỗ trợ tăng cân tốt hơn. Tuy nhiên, cần lưu ý váng sữa không phải là nguồn dinh dưỡng thay thế hoàn toàn cho sữa mẹ. Nếu cho trẻ ăn váng sữa hoàn toàn sẽ dẫn đến thiếu chất đạm, nguy cơ cao bị suy dinh dưỡng hay các bệnh lý khác như thiếu máu, thiếu các vi chất dinh dưỡng.
Thời điểm trẻ ăn váng sữa đóng vai trò rất quan trọng. Thời điểm dùng váng sữa thích hợp sẽ hỗ trợ trẻ hấp thu các chất dinh dưỡng tốt nhất, đồng thời hạn chế được các tác dụng không mong muốn. Do đó, cha mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau đây về thời điểm cho trẻ ăn váng sữa:
Tuy rằng, váng sữa rất tốt nhưng khi sử dụng cho trẻ, cha mẹ cũng cần lưu ý:
Việc cho trẻ ăn váng sữa có mang lại lợi ích hay không phụ thuộc rất nhiều vào việc bảo quản váng sữa. Do đó, cha mẹ nên lưu ý một số vấn đề sau để bảo quản váng sữa đúng cách:
Váng sữa là một loại thực phẩm có thể bổ sung thêm các dưỡng chất cần thiết cho trẻ, đặc biệt là cung cấp nhu cầu năng lượng cần thiết trong giai đoạn bé phát triển mạnh. Tuy nhiên, việc cha mẹ cho trẻ ăn váng sữa khi nào, lúc nào sẽ ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ dinh dưỡng từ váng sữa.
Một vấn đề cực kỳ quan trọng khác chính là cha mẹ không được dùng váng sữa để thay thế hoàn toàn cho các loại thực phẩm khác (đặc biệt là sữa mẹ). Cha mẹ nên kết hợp váng sữa với sữa mẹ, các loại thức ăn ăn dặm khác như bột, cháo, thịt, cá, rau xanh và hoa quả... từ đó tạo nên chế độ ăn uống cân bằng, khoa học, hợp lý và giúp con phát triển tối đa trong những năm đầu đời.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Link nội dung: https://ausp.edu.vn/cho-tre-an-vang-sua-khi-nao-tot-nhat-a15498.html