Bị dị ứng thời tiết là một vấn đề phổ biến mà gần như ai cũng gặp phải, nhất là vào thời điểm chuyển mùa. Tình trạng này không đe dọa đến tính mạng, nhưng nếu không được điều trị đúng cách thì có thể làm bệnh nhân không thoải mái và ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày.
Bài viết này được viết dưới sự hướng dẫn chuyên môn của bác sĩ Đỗ Thiên Ân, chuyên khoa Nội cơ xương khớp và Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng, tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.
Trong cuộc sống hàng ngày, dị ứng thời tiết là một vấn đề phổ biến vào thời điểm chuyển mùa. Phản ứng dị ứng xảy ra khi bệnh nhân cảm nhận sự thay đổi đột ngột về nhiệt độ, độ ẩm, hoặc dị nguyên nấm mốc phát triển trong không khí hay nồng độ lượng phấn hoa thay đổi. Những yếu tố này đều gây ra tác động tiêu cực đến hệ miễn dịch của cơ thể.
Một số trường hợp dị ứng thời tiết còn gắn liền với các vấn đề về hô hấp, gây khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày.
Khi môi trường có sự biến đổi, cơ thể chúng ta sẽ có hiện tượng phản ứng dị ứng thời tiết. Mỗi người sẽ có phản ứng riêng biệt đối với các yếu tố gây dị ứng, và mức độ dị ứng cũng sẽ khác nhau, dẫn đến đa dạng các biểu hiện. Với thời tiết nóng, cơ thể thường tiết ra mồ hôi, làm cho da trở nên ẩm ướt và dễ bị viêm nhiễm, từ đó gây ra các phản ứng dị ứng nghiêm trọng hơn.
Người bị dị ứng thời tiết lạnh thường có những dấu hiệu như nổi mề đay và nổi mẩn đỏ. Khi thời tiết trở nên lạnh, nhiệt độ giảm và không khí trở nên khô - điều này cũng là một nguyên nhân khiến cho phản ứng dị ứng trở nên trầm trọng hơn. Thậm chí, những ngày mưa gió cũng có thể gây dị ứng thời tiết.
Sự rối loạn trong hệ miễn dịch là nguyên nhân chính làm người bệnh bị dị ứng thời tiết. Điều này làm hệ miễn dịch sản xuất hàng loạt kháng thể và chất hóa học trong cơ thể để chống lại các yếu tố kích thích từ môi trường bên ngoài, gây hại cho cơ thể.
Cơ chế sản sinh histamin cũng đóng vai trò quan trọng trong hệ miễn dịch và có ảnh hưởng đến tình trạng dị ứng. Người mắc dị ứng thời tiết thường phản ứng rất nhanh khi tiếp xúc với các yếu tố bất lợi từ môi trường.
Không thể chữa trị dứt điểm dị ứng thời tiết vì phản ứng này phụ thuộc vào cơ địa và hệ miễn dịch riêng biệt của mỗi người. Một số người có khả năng dễ bị dị ứng thời tiết, trong khi những người khác thì không. Những người mắc dị ứng thời tiết thường chỉ có phương pháp điều trị theo từng đợt và hạn chế tiếp xúc với các yếu tố thời tiết gây bất lợi.
Hiện nay, các chuyên gia khuyến nghị kế hoạch phòng ngừa dị ứng kèm theo các biện pháp điều trị để giảm nhẹ triệu chứng dị ứng bùng phát.
Đảm bảo cơ thể được cung cấp đủ chất dinh dưỡng thông qua chế độ ăn uống đa dạng, bao gồm nhiều loại trái cây và rau xanh, cùng với việc uống nước trà xanh và duy trì một lịch trình làm việc, nghỉ ngơi hợp lý để tăng cường sức đề kháng.
Hạn chế tiếp xúc với khói bụi và phấn hoa, đồng thời tránh xa các chất kích thích như thuốc lá và đồ uống có cồn để ngăn chặn tình trạng dị ứng trở nên nghiêm trọng hơn.
Khi các biện pháp giảm triệu chứng dị ứng thông thường không mang lại hiệu quả, người bệnh cần tìm đến các chuyên gia y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Bệnh có thể gây ra những biến chứng không mong muốn nếu xảy ra trong thời gian dài.
Có hai dạng của dị ứng thời tiết: cấp tính và mãn tính. Trong trường hợp cấp tính, phản ứng thường kéo dài từ 24 giờ đến dưới 6 tuần, và biểu hiện bao gồm cảm giác ngứa ngáy, gây khó chịu cho người bệnh. Nếu không được điều trị kịp thời và hiệu quả, dị ứng có thể trở thành mãn tính, gây nguy hiểm với các biểu hiện như phù nề, nhiễm trùng da, hạ huyết áp, sốc phản vệ, và trong trường hợp nặng nhất có thể dẫn đến tử vong.
Dị ứng thời tiết có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai, không chỉ làm khó chịu mà còn có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, khi các triệu chứng trở nên nghiêm trọng, bệnh nhân cần tìm kiếm giải pháp chữa trị thích hợp và hiệu quả nhất từ các cơ sở y tế uy tín.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Bài viết tham khảo nguồn WebMD.com
Link nội dung: https://ausp.edu.vn/vi-sao-chung-ta-bi-di-ung-thoi-tiet-a14933.html