Truyền nước biển là việc đưa các dưỡng chất cần thiết vào cơ thể thông qua đường tĩnh mạch dưới sự chỉ định của bác sĩ. Nếu không truyền nước đúng cách, người bệnh có nguy cơ gặp phải một số tác dụng phụ gây hại cho sức khỏe. Phòng khám gia đình Việt Úc giới thiệu tới bạn đọc những thông tin cần biết về việc truyền nước biển để đảm bảo an toàn cho bệnh nhân.
Cơ thể con người muốn khoẻ mạnh phải có các chỉ số điện giải, đường, muối,… nằm trong ngưỡng cho phép. Khi một trong những giá trị này giảm xuống thấp cần được bù lại ngay để đảm bảo an toàn. Cách nhanh nhất để bù nước, điện giải và dưỡng chất là truyền nước dưới sự chỉ định của nhân viên y tế.
Một số trường hợp dưới đây khiến cơ thể mất nước, điện giải và cần bổ sung ngay:
Có 3 loại dịch truyền phổ biến trong y tế. Tuỳ từng trường hợp mà bác sĩ sẽ chỉ định loại nước biển phù hợp với tình trạng của bệnh nhân.
Nếu truyền nước biển không đúng cách, người bệnh có nguy cơ gặp phải nhiều biến chứng gây ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ. Nặng hơn nữa là nguy hiểm tới tính mạng nếu không xử lý kịp thời. Dưới đây là một số tác dụng phụ khi truyền nước không đúng quy định, sai liều lượng.
Vùng da tiếp xúc với kim truyền nước có thể bị đau, sưng đỏ, phù nề. Tác dụng phụ này thường xảy ra khi truyền dung dịch nước biển ưu trương. Nếu nhân viên y tế không xử lý ngay có thể gây viêm tĩnh mạch tuy không nguy hiểm tới tính mạng nhưng gây đau nhức cho người bệnh.
Độc giả có thể xem thêm thông tin về dịch vụ tiêm truyền tại nhà uy tín, tận tâm tại Việt Úc để hiểu thêm.
Đây là biến chứng ít gặp nhưng ảnh hưởng tới tính mạng người bệnh nếu không xử lý kịp thời. Khi sốc phản vệ, người bệnh đột nhiên cảm thấy rét run, vã mồ hôi, da xanh tái, khó thở và tức ngực. Nặng hơn, bệnh nhân có thể bị hôn mê, tụt huyết áp, ngưng thở và ngưng tim.
Trường hợp này xảy ra khi cơ sở y tế không đảm bảo vô khuẩn cho các dụng cụ truyền nước và không sát trùng kỹ nơi cắm kim truyền. Khi đó, vị trí truyền nước có thể bị nhiễm trùng ngoài da hoặc nguy hiểm hơn là nhiễm trùng huyết và sốc nhiễm trùng. Do đó, bạn nên truyền nước tại bệnh viện hoặc các phòng khám uy tín.
Truyền nước biển quá liều lượng, tốc độ quá nhanh so với đáp ứng của cơ thể sẽ ảnh hưởng xấu tới tim, phổi. Từ đó khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, khó thở sau đó xuất hiện tình trạng suy tim và phù phổi cấp. Những biến chứng này đều ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ người bệnh về sau.
Truyền nước sai cách ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ của người bệnh. Bệnh nhân và nhân viên y tế lưu ý một số vấn đề sau để không gây ra tác dụng phụ khi truyền nước.
Người dân Việt Nam có thói quen tự truyền dịch tại nhà khi cơ thể cảm thấy mệt mỏi, mất nước. Tuy nhiên, hành động này lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho sức khoẻ và tính mạng của người bệnh. Tự truyền dịch có thể dẫn đến những hậu quả sau:
Những bệnh nhân sức khoẻ yếu, không thể ra ngoài được có thể sử dụng dịch vụ truyền nước tại nhà. Hiện nay, hầu hết các phòng khám đều hỗ trợ truyền nước ngay tại nhà cho bệnh nhân già yếu, sức khoẻ suy kiệt. Vậy, ưu điểm của dịch vụ này là gì?
Đơn vị cung cấp dịch vụ truyền nước tại nhà sẽ cử nhân viên tới trực tiếp nhà ở của bệnh nhân để truyền dịch. Do đó, người bệnh không cần phải mất công di chuyển tới bệnh viện, không cần làm thủ tục rườm rà cũng không cần phải chờ đợi tới lượt của mình. Dịch vụ rất thích hợp với bệnh nhân bị suy giảm khả năng vận động, sức khoẻ yếu, cần tránh nắng, tránh gió.
Để lựa chọn được phòng khám cung cấp dịch vụ truyền dịch tại nhà uy tín và chuyên nghiệp, bạn có thể dựa vào những tiêu chí sau:
Dịch vụ truyền nước biển tại nhà được nhiều bệnh nhân lựa chọn bởi sự tiện lợi và tiết kiệm. Nếu có nhu cầu truyền dịch tại nhà, bạn liên hệ với phòng khám gia đình Việt Úc để được hỗ trợ.
Nhiều người lầm tưởng truyền nước biển sẽ gây tăng cân. Thực tế, truyền nước chỉ là phương pháp bổ sung nước, chất điện giải và những dưỡng chất cơ thể bị thiếu. Và chưa có chứng minh nào cho thấy truyền nước sẽ gây tăng cân. Do đó, muốn tăng cân bạn nên thay đổi lối sống, ăn uống khoa học và tập luyện thay vì tự ý truyền nước tại nhà.
Không phải trường hợp nào bị sốt cũng cần truyền nước. Khi bị sốt và tới cơ sở y tế, bác sĩ sẽ kiểm tra trước tình hình sức khoẻ của bạn sau đó mới cho truyền nước hoặc không. Những trường hợp bị sốt xuất huyết hầu như đều cần truyền nước.
Trường hợp bà bầu nghén nặng không ăn uống được nhiều, cơ thể yếu có thể truyền nước, đạm để chống mất nước và cung cấp dưỡng chất cho mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, truyền nước cho thai phụ cần được theo dõi sát sao để đảm bảo không có vấn đề gì xảy ra. Không truyền nước cho phụ nữ có thai đang bị cao huyết áp, sốt, cảm lạnh, tiểu đường thai kỳ.
Có thể thấy, truyền nước biển là phương pháp đơn giản, hiệu quả giúp người bệnh bù nước và cung cấp dưỡng chất cho cơ thể. Tuy nhiên, bất kì phương pháp nào đều có tác dụng phụ. Bạn đọc nên nắm rõ những lưu ý an toàn khi truyền nước để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình.
Bạn cảm thấy mệt mỏi, mất nước, suy nhược cơ thể? Hãy đến ngay phòng khám gia đình Việt Úc để được khám chữa và truyền nước. Được thành lập từ năm 2014 và ngày càng phát triển, tới nay Việt Úc đã và đang nhận được sự tin tưởng của nhiều gia đình. Với phương châm “Mang sức khỏe tới gia đình bạn”, Chúng tôi luôn cố gắng mang tới dịch vụ y tế chất lượng, an toàn và thấu hiểu cho người bệnh.
Nếu có nhu cầu khám bệnh hoặc truyền nước ngay tại nhà, bạn có thể tham khảo các dịch vụ bác sĩ gia đình của Việt Úc. Người bệnh sẽ được thăm khám và chỉ định truyền nước nếu cơ thể đang thiếu hụt nước, điện giải mà không cần phải tới bệnh viện chờ đợi lâu.
Thông tin liên hệ
Link nội dung: https://ausp.edu.vn/khi-nao-nen-truyen-nuoc-bien-nhung-luu-y-dam-bao-an-toan-a14823.html