Danh sách các tỉnh miền Trung và bản đồ chi tiết [Mới nhất]

Đất nước Việt Nam được chia thành 3 miền Bắc - Trung - Nam. Trong đó, miền Trung là dải đất dài hẹp nối liền 2 miền của tổ quốc, đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Các tỉnh miền Trung cũng được chia thành 3 vùng lãnh thổ nhỏ gồm: Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Để giúp bạn tìm hiểu rõ hơn miền Trung gồm những tỉnh nào, Maison Office đã tổng hợp dưới đây những thông tin liên quan đến các tỉnh thành miền Trung Việt Nam!

1. Miền Trung có bao nhiêu tỉnh thành?

Miền Trung hiện có 19 tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương.

Các tỉnh miền Trung bao gồm: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, tỉnh Lâm Đồng và thành phố Đà Nẵng.

Danh sách các tỉnh miền Trung và bản đồ chi tiết [Mới nhất]
Miền Trung Việt Nam có 19 tỉnh thành

Xét về vị trí địa lý, các tỉnh miền Trung Việt Nam bắt đầu từ Thanh Hóa kéo dài đến Bình Thuận với địa hình, địa thế đa dạng.

Hiện nay, các tỉnh thuộc miền Trung đang được chia thành 3 vùng lãnh thổ nhỏ, bao gồm: Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Trong đó, Đà Nẵng là thành phố trung tâm cấp vùng và cấp quốc gia. Theo thống kê, vùng Trung Bộ hiện có tổng diện tích 151.234 km2 (chiếm 45,5% so với tổng diện tích cả nước). Dân số các tỉnh miền Trung là khoảng 26.460.660 người (chiếm khoảng 27,4% so với tổng dân số cả nước), mật độ dân số bình quân đạt 175 người/km2.

Tìm hiểu thêm:

2. Danh sách các tỉnh miền Trung mới nhất hiện nay

Miền Trung Việt Nam nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa 2 miền Bắc - Nam, đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế của vùng nói riêng và của cả nước nói chung. Xét về địa lý tự nhiên, các tỉnh ở miền Trung hiện được chia thành 3 vùng lãnh thổ nhỏ gồm: Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Mỗi vùng sẽ có những đặc điểm riêng về địa lý, hành chính, dân số,…

2.1. Danh sách các tỉnh Bắc Trung Bộ

Vùng Bắc Trung Bộ gồm 6 tỉnh: Nghệ An, Thừa Thiên - Huế, Thanh Hoá, Quảng Trị, Quảng Bình, Hà Tĩnh.

Danh sách các tỉnh miền Trung và bản đồ chi tiết [Mới nhất]
Các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ

Nam Trung Bộ ngoài phát triển thương mại hàng hóa biển còn có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển ngành du lịch. Đặc biệt, khu vực này được biết đến với nhiều bãi tắm, vịnh biển đẹp trải dọc các tỉnh thành như: biển Mỹ Khê (Đà Nẵng), biển Nhật Lệ (Quảng Bình), biển Cửa Đại (Quảng Nam), biển Quy Nhơn (Bình Định), vịnh Nha Trang (Khánh Hòa),…

>> Đọc thêm: Danh sách các quận huyện ở Đà Nẵng

2.3. Danh sách các tỉnh Tây Nguyên

Danh sách các tỉnh miền Trung Tây Nguyên bao gồm 5 tỉnh: Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng. Tổng diện tích của khu vực này là khoảng 54.473,7 km2 (chiếm 16,4% tổng diện tích cả nước) và dân số khoảng 6.002.995 người.

Danh sách các tỉnh miền Trung và bản đồ chi tiết [Mới nhất]
Các tỉnh miền Trung Tây Nguyên

So với các vùng khác trên cả nước, điều kiện kinh tế - xã hội của Tây Nguyên còn gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, khu vực này lại có ưu thế về tài nguyên thiên nhiên, phù hợp để trồng các loại cây công nghiệp như: cà phê, cao su, dâu tằm,… Ngoài ra, các tỉnh thuộc miền Trung Tây Nguyên cũng có nhiều điểm đến du lịch hấp dẫn phải kể đến như: thành phố Đà Lạt, cao nguyên Buôn Ma Thuột, thành phố Pleiku,…

Bạn có biết:

3. Bản đồ các tỉnh thành miền Trung cập nhật mới nhất

Như vậy ta đã biết được khu vực miền Trung có những tỉnh nào hiện nay. Để giúp bạn có được góc nhìn tổng quan hơn về vùng Trung Bộ Việt Nam, Maison Office đã tổng hợp bản đồ địa lý, hành chính của các tỉnh thành miền Trung mới nhất hiện nay.

3.1. Bản đồ tỉnh Thanh Hóa

Tỉnh Thanh Hóa hiện được chia làm 27 đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc. Trong đó bao gồm 2 thành phố: Thanh Hóa, Sầm Sơn; 2 thị xã: Nghi Sơn, Bỉm Sơn và 23 huyện: Như Thanh, Cẩm Thủy, Hậu Lộc, Lang Chánh, Thọ Xuân, Mường lát, Đông Sơn, Thạch Thành, Nga Sơn, Như Xuân, Vĩnh Lộc, Nông Cống, Quan Hóa, Quan Sơn, Ngọc Lặc, Quảng Xương, Bá Thước, Thiệu Hóa, Hoằng Hóa, Thường Xuân, Triệu Sơn, Hà Trung, Yên Định.

Danh sách các tỉnh miền Trung và bản đồ chi tiết [Mới nhất]
Bản đồ tỉnh Thanh Hóa

3.2. Bản đồ tỉnh Nghệ An

Nghệ An là một trong các tỉnh miền Trung dẫn đầu về số lượng đơn vị hành chính trực thuộc. Theo đó, tỉnh Nghệ An được chia thành 21 đơn vị bao gồm: thành phố Vinh, 3 thị xã: Hoàng Mai, Cửa Lò, Thái Hòa và 17 huyện: Tương Dương, Con Cuông, Quỳ Châu, Đỗ Lương, Nghĩa Đàn, Hưng Nguyên, Nam Đàn, Diễn Châu, Nghi Lộc, Quỳnh Lưu, Quế Phong, Kỳ Sơn, Quỳ Hợp, Tân Kỳ, Anh Sơn, Thanh Chương, Yên Thành.

Danh sách các tỉnh miền Trung và bản đồ chi tiết [Mới nhất]
Bản đồ tỉnh Nghệ An

3.3. Bản đồ tỉnh Hà Tĩnh

Địa bàn tỉnh Hà Tĩnh hiện có 13 đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc. Trong đó bao gồm: thành phố Hà Tĩnh; 2 thị xã: Kỳ Anh, Hồng Lĩnh và 10 huyện: Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Hương Khê, Kỳ Anh, Lộc Hà, Can Lộc, Nghi Xuân, Hương Sơn, Đức Thọ, Vũ Quang.

Danh sách các tỉnh miền Trung và bản đồ chi tiết [Mới nhất]
Bản đồ tỉnh Hà Tĩnh

3.4. Bản đồ tỉnh Quảng Bình

Quảng Bình là một tỉnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ, hiện có 8 đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc. Trong đó bao gồm: thành phố Đồng Hới, thị xã Ba Đồn và 6 huyện: Quảng Trạch, Lệ Thủy, Quảng Ninh, Bố Trạch, Tuyên Hóa, Minh Hóa.

Danh sách các tỉnh miền Trung và bản đồ chi tiết [Mới nhất]
Bản đồ tỉnh Quảng Bình

3.5. Bản đồ tỉnh Quảng Trị

Tỉnh Quảng Trị được chia thành 10 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm: thành phố Đông Hà, thị xã Quảng Trị và 8 huyện: Hướng Hóa, Cồn Cỏ, Gio Linh, Đakrông, Hải Lăng, Triệu Phong, Cam Lộ, Vĩnh Linh.

Danh sách các tỉnh miền Trung và bản đồ chi tiết [Mới nhất]
Bản đồ tỉnh Quảng Trị

3.6. Bản đồ tỉnh Thừa Thiên Huế

Đơn vị hành chính của tỉnh Thừa Thiên Huế hiện có: thành phố Huế, 2 thị xã: Hương Thủy, Hương Trà và 6 huyện: Phú Vang, Nam Đông, Phong Điền, A Lưới, Phú Lộc, Quảng Điền.

Danh sách các tỉnh miền Trung và bản đồ chi tiết [Mới nhất]
Bản đồ tỉnh Thừa Thiên Huế

3.7. Bản đồ thành phố Đà Nẵng

Đà Nẵng là thành phố trực thuộc trung ương của Việt Nam, hiện được chia làm 8 đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc. Trong đó gồm 6 quận: Sơn Trà, Hải Châu, Ngũ Hành Sơn, Liên Chiểu, Cẩm Lệ, Thanh Khê và 2 huyện: Hòa Vang, Hoàng Sa.

Danh sách các tỉnh miền Trung và bản đồ chi tiết [Mới nhất]
Bản đồ thành phố Đà Nẵng

3.8. Bản đồ tỉnh Quảng Nam

Tỉnh Quảng Nam thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, được chia làm 18 đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc. Bao gồm 2 thành phố là Tam Kỳ, Hội An, thị xã Điện Bàn và 15 huyện: Phú Ninh, Núi Thành, Thăng Bình, Tiên Phước, Duy Xuyên, Quế Sơn, Trà My, Đại Lộc, Hiệp Đức, Nam Giang, Đông Giang, Nam Trà My, Phước Sơn, Tây Giang, Nông Sơn.

Danh sách các tỉnh miền Trung và bản đồ chi tiết [Mới nhất]
Bản đồ tỉnh Quảng Nam

3.9. Bản đồ tỉnh Quảng Ngãi

Tính đến nay, tỉnh Quảng Ngãi đang có 13 đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc, trong đó bao gồm: thành phố Quảng Ngãi, thị xã Đức Phổ và 11 huyện: Sơn Hà, Bình Sơn, Sơn Tịnh, Lý Sơn, Minh Long, Ba Tơ, Mộ Đức, Trà Bồng, Nghĩa Hành, Sơn Tây, Tư Nghĩa.

Danh sách các tỉnh miền Trung và bản đồ chi tiết [Mới nhất]
Bản đồ tỉnh Quảng Ngãi

3.10. Bản đồ tỉnh Bình Định

Đơn vị hành chính của tỉnh Bình Định bao gồm: thành phố Quy Nhơn, 2 thị xã: Hoài Nhơn, An Nhơn và 8 huyện: Tây Sơn, An Lão, Phù Cát, Hoài Ân, Vân Canh, Tuy Phước, Phù Mỹ, Vĩnh Thạnh.

Danh sách các tỉnh miền Trung và bản đồ chi tiết [Mới nhất]
Bản đồ tỉnh Bình Định

3.11. Bản đồ tỉnh Phú Yên

Tỉnh Phú Yên hiện có 9 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm: thành phố Tuy Hòa, 2 thị xã: Sông Cầu, Đông Hòa và 6 huyện: Sơn Hòa, Đồng Xuân, Sông Hinh, Tây An, Phú Hòa, Tuy Hòa.

Danh sách các tỉnh miền Trung và bản đồ chi tiết [Mới nhất]
Bản đồ tỉnh Phú Yên

3.12. Bản đồ tỉnh Khánh Hòa

Tính đến nay, tỉnh Khánh Hòa đang có tổng cộng 9 đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc. Trong đó bao gồm 2 thành phố là Nha Trang, Cam Ranh; thị xã Ninh Hòa cùng 6 huyện: Diên Khánh, Trường Sa, Cam Lâm, Khánh Vĩnh, Vạn Ninh, Khánh Sơn.

Danh sách các tỉnh miền Trung và bản đồ chi tiết [Mới nhất]
Bản đồ tỉnh Khánh Hòa

3.13. Bản đồ tỉnh Ninh Thuận

Địa bàn tỉnh Ninh Thuận được chia thành 7 đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc, gồm: thành phố Phan Rang - Tháp Chàm và 6 huyện: Thuận Bắc, Ninh Hải, Bác Ái, Ninh Phước, Thuận Nam, Ninh Sơn.

Danh sách các tỉnh miền Trung và bản đồ chi tiết [Mới nhất]
Bản đồ tỉnh Ninh Thuận

3.14. Bản đồ tỉnh Bình Thuận

Tỉnh Bình Thuận gồm có 10 đơn vị hành chính trực thuộc. Trong đó bao gồm 8 huyện: Hàm Thuận Bắc, Tuy Phong, Đức Linh, Hàm Thuận Nam, Hàm Tân, Tánh Linh, Bắc Bình, Phú Quý; thị xã La Gi và thành phố Phan Thiết.

Danh sách các tỉnh miền Trung và bản đồ chi tiết [Mới nhất]
Bản đồ tỉnh Bình Thuận

3.15. Bản đồ tỉnh Kon Tum

Kon Tum là một tỉnh Tây Nguyên có 10 đơn vị hành chính trực thuộc. Trong đó bao gồm: thành phố Kon Tum và 9 huyện: Ngọc Hồi, Đăk Hà, Kon Plông, Ia H’Drai, Kon Rẫy, Sa Thầy, Đăk Glei, Tu Mơ Rông, Đăk Tô.

Danh sách các tỉnh miền Trung và bản đồ chi tiết [Mới nhất]
Bản đồ tỉnh Kon Tum

3.16. Bản đồ tỉnh Gia Lai

Tỉnh Gia Lai được chia thành 17 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm 14 huyện: Đak Đoa, Chư Prông, Ia Grai, Krông Pa, Chư Pưh, Kbang, Chư Sê, Phú Thiện, Đak Pơ, Đức Cơ, Ia Pa, Kông Chro, Chư Păh, Mang Yang; 2 thị xã: An Khê, Ayun Pa và thành phố Pleiku.

Danh sách các tỉnh miền Trung và bản đồ chi tiết [Mới nhất]
Bản đồ tỉnh Gia Lai

3.17. Bản đồ tỉnh Đắk Lắk

Tỉnh Đắk Lắk hiện có tổng cộng 15 đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc. Bao gồm: thị xã Buôn Hồ, thành phố Buôn Ma Thuột và 13 huyện: Krông Năng, Buôn Đôn, Cư M’gar, Ea H’leo, Krông Búk, Ea Súp, M’Đrắk, Krông Ana, Krông Pắc, Krông Bông, Cư Kuin, Lắk, Ea Kar.

Danh sách các tỉnh miền Trung và bản đồ chi tiết [Mới nhất]
Bản đồ tỉnh Đắk Lắk

3.18. Bản đồ tỉnh Đắk Nông

Tỉnh Đắk Nông được chia thành 8 đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc, gồm 7 huyện: Đăk Glong, Tuy Đức, Cư Jút, Đăk Song, Đăk Mil, Krông Nô, Đăk R’lấp và thành phố Gia Nghĩa.

Danh sách các tỉnh miền Trung và bản đồ chi tiết [Mới nhất]
Bản đồ tỉnh Đắk Nông

3.19. Bản đồ tỉnh Lâm Đồng

Địa bàn tỉnh Lâm Đồng được phân chia thành 12 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm 2 thành phố: Đà Lạt, Bảo Lộc và 10 huyện: Đức Trọng, Cát Tiên, Đạ Huoai, Đam Rông, Di Linh, Lâm Hà, Đơn Dương, Bảo Lâm, Lạc Dương, Đạ Tẻh.

Danh sách các tỉnh miền Trung và bản đồ chi tiết [Mới nhất]
Bản đồ tỉnh Lâm Đồng

Với vị trí “cầu nối” giữa 2 miền Bắc - Nam, vùng Trung Bộ Việt Nam đã và đang đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong sự phát triển toàn diện của đất nước. Qua việc tìm hiểu đặc điểm địa lý, hành chính của các tỉnh miền Trung, hy vọng bạn đã có được góc nhìn tổng quan hơn về dải đất hẹp nằm ngay vị trí trung tâm của đất nước.

Xem thêm:

Link nội dung: https://ausp.edu.vn/danh-sach-cac-tinh-mien-trung-va-ban-do-chi-tiet-moi-nhat-a14742.html