Động lượng của một chất điểm được định nghĩa là một đại lượng vectơ xác định bằng tích khối lượng với vận tốc của chất điểm đấy.
- Công thức tính động lượng được biểu diễn: p=mv
- Đơn vị của động lượng: kg.m/s
Cầu thủ đá bóng đá mạnh vào quả bóng làm quả bóng đang đứng yên sẽ bay đi.
Hai viên bi va chạm vào nhau rồi đổi hướng
→ Qua đây: Lực có một độ lớn đáng kể khi tác dụng lên một vật trong khoảng thời gian ngắn, có thể gây ra những biến đổi đáng kể trong trạng thái chuyển động của vật.
Khi một lực $\vec{F}$ tác dụng lên một vật trong khoảng thời gian $\Delta t$ thì tích $\vec{F}$ $\Delta t$ được định nghĩa là xung lượng của lực $\vec{F}$ trong khoảng thời gian Dt ấy.
Trong định nghĩa này, ta giả sử lực $\vec{F}$ không đổi trong khoảng thời gian ấy.
Đơn vị của xung lượng của lực sẽ là N.s
Giả sử lực $\vec{F}$ tác dụng vào vật có khối lượng m làm vật tốc vật biến thiên từ $\vec{V_1}$ đến $\vec{V_2}$ theo định luật II Niu Tơn
Ta có: $\vec{a}$=$\frac{\vec{v_2}-\vec{v_1}}{\Delta t}$
Theo định luật II Newton:
$m\vec{a}$=$\vec{F}$ hay m$\frac{\vec{v_2}-\vec{v_1}}{\Delta t}$=$\vec{F}$
→ $m\vec{v_2}$- $m\vec{v_1}$=$\Delta t$.$\vec{F}$
Vậy xung lực của một lực sẽ bằng độ biến thiên của tích $\vec{P}$=m.$\vec{V}$
- Động lượng P của một vật thể là một đại lượng véctơ cùng hướng với vận tốc và được xác định bằng công thức $\vec{P}$=m.$\vec{v}$
- Động lượng là một đại lượng véctơ có cùng phương và cùng chiều véctơ vận tốc.
- Đơn vị động lượng là kg.m/s
Ta có: $\vec{P_2}$ - $\vec{P_1}$ = $\vec{F}$.$\Delta t$
→ $\Delta \vec{P}$=$\vec{F}$.$\Delta t$
Độ biến thiên của động lượng của một vật thể trong một khoảng thời gian nào đó sẽ bằng xung lượng của tổng các lực mà tác dụng lên vật này trong khoảng thời gian đó.
Phát biểu này được coi như là một cách diễn đạt khác của định luật II Newton.
Lực tác dụng mà đủ mạnh trong một khoảng thời gian nhất định thì có thể gây ra biến thiên động lượng của một vật
Đăng ký ngay để được các thầy cô ôn tập và xây dựng lộ trình học tập THPT vững vàng
Câu 1: Một máy bay nọ có khối lượng bằng 160000 kg, bay với vận tốc là 870 km/h. Hãy tính động lượng của chiếc máy bay.
A. 12,66.107kg.m/s
B. 12,66.106kg.m/s
C. 38,66.107kg.m/s
D. 38,66.106kg.m/s
Câu 2: Một vật nhỏ khối lượng m = 2 kg đã trượt xuống một đường dốc có thẳng, nhẵn ở một thời điểm xác định có vận tốc là 3 m/s, sau đó khoảng 4s có vận tốc là 7 m/s tiếp ngay sau đó 3s vật này có động lượng (kg.m/s) là:
A. 5
B. 10
C. 20
D. 30
Câu 3: Một quả bóng đang bay theo phương ngang với động lượng $\vec{P}$ thì đập vuông góc vào một bức tường chắn thẳng đứng rồi bay ngược trở lại theo phương vuông góc so với bức tường ở cùng độ lớn vận tốc. Độ biến thiên về động lượng của quả bóng này sẽ là:
A. $\vec{0}$
B. $\vec{P}$
C. 2$\vec{P}$
D. -2$\vec{P}$
Câu 4: Một quả bóng có khối lượng 500g đang bay theo phương ngang với vận tốc là 20m/s thì đập vào tường thẳng đứng sau đó bật ngược trở lại theo đúng phương ban đầu với vận tốc có độ lớn như cũ. Hãy tính độ biến thiên động lượng của quả bóng trên.
A. 5 kg.m/s
B. 15 kg.m/s
C. 20 kg.m/s
D. 30 kg.m/s
Câu 5: Một viên đạn có khối lượng 10g chuyển động với vận tốc là 1000m/s xuyên qua một tấm gỗ. Sau đó vận tốc của viên đạn còn 500m/s, thời gian mà viên đạn xuyên qua tấm gỗ đó là 0,01s. Hãy tính lực cản trung bình của tấm gỗ trên.
A. −200N
B. −300N
C. −500N
D. −750N
Câu 6: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Động lượng của một vật thể được tính bằng tích khối lượng và vận tốc của vật.
B. Động lượng của một vật thể là một đại lượng vectơ.
C. Động lượng của một vật thể có đơn vị của năng lượng.
D. Động lượng của một vật thể sẽ phụ thuộc vào khối lượng và vận tốc của vật thể đó.
Câu 7: Trong quá trình nào dưới đây, động lượng của vật thể sẽ không thay đổi?
A. Vật chuyển động tròn đều.
B. Vật được ném ngang.
C. Vật đang rơi tự do.
D. Vật chuyển động thẳng đều.
Câu 8: Hình vẽ dưới đây là đồ thị tọa độ - thời gian của một vật thể có khối lượng là 3 kg. Động lượng của vật này tại thời điểm t1 = 1s và tại thời điểm t2 = 5s sẽ lần lượt bằng:
A. $p_1$ = 4 kg.m/s và $p_2$ = 0.
B. $p_1$ = 0 và $p_2$ = 0.
C. $p_1$ = 0 và $p_2$ = - 4 kg.m/s.
D. $p_1$ = 4 kg.m/s và $p_2$ = - 4 kg.m/s.
Câu 9: Một quả bóng đá khối lượng 0,5 kg đang nằm yên thì được cầu thủ đá cho nó chuyển động với vận tốc là 30 m/s. Xung lượng của lực đã tác dụng lên quả bóng đó bằng
A. 12 N.s.
B. 13 N.s.
C. 15 N.s.
D. 16 N.s.
Câu 10: Viên đạn khối lượng bằng 10 g đang bay với vận tốc là 600 m/s thì gặp một cánh cửa thép cản lại. Đạn này xuyên qua cửa trong khoảng thời gian 0,001 s. Sau khi xuyên qua cửa thép vận tốc của đạn còn là 300 m/s. Lực cản trung bình của cửa thép đã tác dụng lên đạn có độ lớn bằng
A. 3000 N.
B. 900 N.
C. 9000 N.
D. 30000 N.
Đáp án
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
D
C
D
C
C
C
D
A
C
A
Qua bài viết này, VUIHOC mong rằng có thể giúp các em nắm rõ hơn về động lượng. Để học nhiều hơn các kiến thức Vật lý hay các môn học khác thì các em hãy truy cập vuihoc.vn hoặc đăng ký khoá học với các thầy cô VUIHOC ngay bây giờ nhé!
Link nội dung: https://ausp.edu.vn/tong-hop-ly-thuyet-ve-dong-luong-vat-ly-10-a14680.html