Tiền mê là giai đoạn trước khi gây mê. Bác sĩ sử dụng thuốc tiền mê nhằm mục đích giảm lo lắng cho người bệnh; giảm chuyển hóa cơ bản; giảm đau; giảm bài tiết nước bọt; chống nôn; chống cường phó giao cảm; tăng tác dụng của thuốc mê; giảm tác dụng phụ của thuốc tiền mê khác khi dùng đồng thời. Dưới đây là các thông tin về chỉ định, tác dụng của thuốc tiền mê, được dược sĩ dược lâm sàng Phạm Thị Ý Nhi, Khoa Dược, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM chia sẻ.
Thuốc tiền mê là các loại thuốc sử dụng cho người bệnh trước khi dùng thuốc mê để thực hiện thủ thuật, phẫu thuật, hoặc nội soi dạ dày có tiền mê. Quá trình gây mê gồm nhiều giai đoạn: tiền mê, khởi mê, duy trì mê và tỉnh mê. Bác sĩ gây mê sẽ chỉ định loại thuốc tiền mê cho người bệnh khi khám tiền mê hoặc khám trước phẫu thuật.
Một trong những tác dụng quan trọng nhất của các loại thuốc tiền mê là làm dịu tâm lý người bệnh trước ca mổ. Lúc này, hầu hết người bệnh đều căng thẳng, lo lắng. Bác sĩ sẽ trò chuyện, giải tỏa áp lực, đồng thời sử dụng thuốc tiền mê giúp người bệnh giảm cảm giác sợ hãi, để cuộc phẫu thuật suôn sẻ hơn. Ngoài ra, thuốc tiền mê mang đến nhiều lợi ích khác, như:
Thuốc tiền mê được chỉ định cho người bệnh trước khi thực hiện thủ thuật, phẫu thuật. Tùy theo thời gian phẫu thuật, tình trạng cụ thể của người bệnh, bác sĩ gây mê sẽ chỉ định loại thuốc và liều lượng phù hợp.
Trước khi cho người bệnh sử dụng thuốc tiền mê, cần lưu ý:
Để quá trình tiền mê và khởi mê thuận lợi, người bệnh nên phối hợp theo hướng dẫn từ bác sĩ.
Các thuốc tiền mê nhóm benzodiazepin (Midazolam, Diazepam) có tác dụng chống co giật, lo âu, làm giãn cơ, dùng như một thuốc gây ngủ ngắn trong tiền mê.
Cơ chế tác dụng của benzodiazepin là tác động lên receptor gamma aminobutyric acid type A (GABAa) trên hệ viền, cấu trúc dưới vỏ não, đồi não và vùng dưới đồi (GABA là chất dẫn truyền thần kinh có tính chất ức chế trong hệ thần kinh trung ương). Nhờ Benzodiazepin gắn với thụ thể GABA, tăng hoạt tính kênh Cl- trên phức hợp thụ thể, tăng mở kênh Cl-, tăng ion Cl- đi vào tế bào thần kinh làm phân cực màng tế bào và ức chế dẫn truyền tín hiệu.
Khi dùng đường tĩnh mạch với liều thích hợp, thuốc có tác dụng an thần, giảm lo âu. Thuốc có thời gian tác dụng rất nhanh, từ 1 - 5 phút và kéo dài khoảng 2 giờ. Thuốc phân bố nhanh và rộng khắp các mô cơ thể, khoảng 95% thuốc gắn vào protein huyết tương. Thể tích phân bố tính ở người khỏe mạnh là 0,8 - 2,5 lít/kg; tăng 1,5 - 2 lần ở người lớn bị suy thận mạn và gấp 2 - 3 lần ở người bị suy tim sung huyết.
Thuốc được chuyển hóa ở gan qua hệ cytochrom P450. Nồng độ thuốc trong huyết tương giảm theo 2 pha sau khi tiêm tĩnh mạch. Ở người khỏe mạnh, nửa đời giai đoạn đầu (t1/2α): 6 - 20 phút và nửa đời cuối (t1/2β): 1 - 4 giờ. Thuốc được đào thải hoàn toàn qua thận dưới dạng chất chuyển hóa, khoảng dưới 1% đào thải trong nước tiểu dưới dạng còn nguyên vẹn. Với người béo phì, người già, người suy giảm chức năng gan và suy tim, quá trình thải trừ có thể kéo dài hơn.
Hiện nay, chương trình Chăm sóc phục hồi sớm sau phẫu thuật (ERAS - Enhanced Recovery After Surgery) khuyến cáo không sử dụng benzodiazepin trong tiền mê vì thuốc có thể làm người bệnh chậm tỉnh lại và tình trạng hồi tỉnh sau mổ kém đi. Đặc biệt khi phối hợp benzodiazepin cùng fentanyl thì nguy cơ suy hô hấp trong và sau mổ tăng cao.
Là nhóm thuốc giảm đau mạnh hay còn gọi là thuốc giảm đau trung ương. Morphin trước đây được dùng trong tiền mê, tuy nhiên hiện nay Morphin được thay thế bởi các thuốc cùng nhóm có tác dụng nhanh, ngắn, giảm đau mạnh hơn và ít tác dụng phụ hơn, điều chỉnh dễ dàng và nhanh chóng.
Hiệu lực giảm đau của Fentanyl cao gấp 100 lần so với Morphin, Sufentanil cao gấp 1.000 lần so với Morphin. Fentanyl có tác dụng giảm đau nhanh tối đa từ 3 - 5 phút, thời gian tác dụng 1 - 2 giờ; khoảng 80% thuốc gắn kết với protein huyết tương và khoảng 40% bị hồng cầu giữ lại.
Thuốc phân bố rộng trong cơ thể và được chuyển hóa tại gan, thải trừ qua nước tiểu, trong đó 10% dưới dạng chưa chuyển hóa. Sufentanil tác dụng rất chọn lọc trên thụ thể μ trên hệ thần kinh trung ương, làm giảm cảm giác đau và đáp ứng với tác nhân gây đau. Sufentanil dễ tan trong lipid gấp 2 lần so với Fentanyl, thời gian tác dụng kéo dài 30 phút đến 1 giờ, thể tích phân bố thấp hơn Fentanyl; quá trình chuyển hóa diễn ra chủ yếu ở gan và ruột non dưới tác dụng của hệ CYP3A4, tạo thành các chất không có hoạt tính; khoảng 80% liều được thải trừ trong vòng 24 giờ.
Paracetamol có tác dụng giảm đau và hạ sốt nhưng không có tác dụng kháng viêm, điều trị đau nhẹ và vừa; cơ chế tác dụng được cho là thông qua ức chế tổng hợp prostaglandin do ức chế enzyme COX-3 (biến thể của COX-1). So với các thuốc kháng viêm không steroid, Paracetamol ít gắn với protein hơn và có thể tích phân bố lớn hơn; thuốc chuyển hóa tại gan thành chất không có hoạt tính, chủ yếu qua gắn kết với glucoronide; thời gian bán thải là 2 - 3 giờ (ở trẻ sơ sinh là 2 - 5 giờ).
Nefopam có cấu trúc hóa học không giống các thuốc giảm đau khác; cơ chế ức chế sự bắt lại các chất dopamin, noradrenalin, serotonin ở khe tiếp hợp; thuốc không gây nghiện, lờn thuốc hay hội chứng cai thuốc, không có tác dụng kháng viêm hay hạ sốt, không ức chế hô hấp và không làm giảm nhu động ruột. Đỉnh tác dụng đạt sau 30 phút đến 1 giờ, kéo dài 4 giờ. Tỉ lệ Nefopam gắn kết với protein huyết tương là 70%, thuốc thải trừ chủ yếu qua thận.
Kháng vận thụ thể 5HT3 là thuốc đồng dạng về cấu trúc với serotonin (5HT) và gắn chọn lọc trên thụ thể type 3, gây mở kênh ion liên quan. Phòng ngừa và điều trị buồn nôn, nôn ói có liên quan đến kháng vận gắn lên thụ thể 5HT3 trên đường đối giao cảm hướng tâm và trên hệ thần kinh trung ương. Ondansetron có thời gian bán thải là 3 giờ, liều lượng 4mg.
Hiện nay, Dexamethason là corticoid hiệu quả nhất trong phòng ngừa buồn nôn và nôn ói sau mổ, hiệu quả tương đương thuốc kháng vận thụ thể 5HT3. Liều thường dùng là 4 - 8mg tiêm tĩnh mạch một lần duy nhất lúc khởi mê, giúp cải thiện chất lượng hồi tỉnh, hạn chế dùng thuốc nhóm opioid để giảm đau, giảm tình trạng khó ngủ.
Nhóm thuốc ức chế bơm proton không thuận nghịch như: esomeprazol, pantoprazol. Dạng hoạt tính của thuốc gắn với H+ /K+ -ATPase (còn gọi là bơm proton) ở tế bào thành của dạ dày, làm bất hoạt hệ thống enzym này, ngăn cản bước cuối cùng của sự bài tiết acid hydrocloric vào lòng dạ dày. Vì vậy, thuốc có tác dụng ức chế dạ dày tiết lượng acid cơ bản và cả khi bị kích thích do bất kỳ tác nhân nào. Thuốc tác dụng mạnh, kéo dài, dùng dự phòng và điều trị loét do stress ở người bệnh có tiền sử loét dạ dày - tá tràng, trào ngược dạ dày - thực quản.
Thuốc tiền mê có vai trò quan trọng trong quá trình chẩn đoán và điều trị cho người bệnh, cụ thể:
Một số phương pháp chẩn đoán hình ảnh có sử dụng thuốc tiền mê, nhằm trấn an người bệnh, hạn chế cảm giác đau, lo lắng; giúp người bệnh không bị ám ảnh sau khi thực hiện thăm khám. Các thuốc tiền mê được sử dụng trong kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh như: nội soi, siêu âm, chụp X quang, CT, MRI… Nội soi tiền mê còn gọi là nội soi không đau.
Người bệnh được sử dụng thuốc tiền mê để không còn cảm giác đau đớn, khó chịu, buồn nôn… Quan trọng nhất, người bệnh không ám ảnh sau nội soi và không cử động mạnh suốt quá trình soi, tránh làm tổn thương ống tiêu hóa.
Nội soi tiền mê được nhiều người bệnh lựa chọn khi soi dạ dày, đại tràng, nội soi mật tụy ngược dòng, nội soi siêu âm… Thủ thuật này thường nhanh, lượng thuốc sử dụng ít nên người bệnh có thể tỉnh ngay sau khi kết thúc thủ thuật.
Vai trò quan trọng nhất của thuốc tiền mê trong phẫu thuật là giúp người bệnh an thần, giảm đau, ổn định nhịp tim và huyết áp của người bệnh trong suốt cuộc phẫu thuật. Đồng thời, các loại thuốc này còn hạn chế các quá trình chuyển hóa cơ bản, giảm bài tiết nước bọt, chống nôn và nhất là tăng tác dụng của thuốc mê. Thuốc tiền mê có thể được sử dụng cho cả quá trình gây mê toàn thân hoặc gây tê cục bộ.
Liều lượng thuốc tiền mê được bác sĩ cân nhắc rất kỹ, do đó hiếm khi xảy ra tình trạng quá liều. Tuy nhiên, nếu người bệnh có dấu hiệu quá liều thuốc tiền mê, bác sĩ thường xử lý bằng một số phương pháp như:
Để phòng ngừa các trường hợp quá liều thuốc tiền mê trong phẫu thuật, người bệnh cần được theo dõi sát sao, liên tục. Với người bệnh giảm thể tích tuần hoàn trước tiền mê, bác sĩ thực hiện liệu pháp truyền dịch để bồi hoàn thể tích.
Đa phần hàm lượng các loại thuốc tiền mê được điều chỉnh để phù hợp với thể trạng người bệnh, nên thường không gây ảnh hưởng nhiều. Một số ít trường hợp người bệnh có thể xảy ra những tình trạng như:
Nhờ sử dụng các loại thuốc tiền mê được cập nhật đúng theo khuyến cáo, kết hợp với kinh nghiệm của bác sĩ, người bệnh có thể hồi tỉnh an toàn vài phút sau khi kết thúc ca phẫu thuật/thủ thuật. Tuy nhiên, các loại thuốc này có thể tồn tại trong cơ thể đến 24 giờ sau đó. Do đó, người bệnh sau phẫu thuật cần nghỉ ngơi, không được tự lái xe, vận hành máy móc trong vòng 24 giờ và cần được chăm sóc bởi các nhân viên y tế có chuyên môn.
Khoa Gây mê hồi sức, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM hiện đang áp dụng các phương pháp gây mê phẫu thuật an toàn theo chuẩn quốc tế.
Với đội ngũ bác sĩ, chuyên gia giàu kinh nghiệm; cùng trang thiết bị, máy móc được nhập khẩu từ các nước Âu - Mỹ như: máy gây mê tự động GE Aisys Cs2, máy siêu âm Sonosite M - Turbo C có chất lượng hình ảnh nổi bật, độ phân giải cao, máy theo dõi huyết động học Picco, giường phẫu thuật đa năng có thể mổ nhiều tư thế (nằm - quỳ - ngồi)… đảm bảo an toàn trong quá trình phẫu thuật và hồi sức giai đoạn hậu phẫu.
Trên đây là các thông tin giải đáp thuốc tiền mê là gì, thuốc tiền mê có tác dụng gì… Sử dụng thuốc tiền mê giúp bác sĩ kiểm soát tốt cuộc phẫu thuật và khi khám chẩn đoán hình ảnh. Bác sĩ cần khám lâm sàng tỉ mỉ, cân nhắc liều lượng thuốc sử dụng phù hợp với từng tình trạng bệnh để đảm bảo quá trình tiền mê thuận lợi.
Link nội dung: https://ausp.edu.vn/thuoc-tien-me-la-gi-cac-loai-vai-tro-chi-dinh-va-tac-dung-a14142.html