Phần nội dung dưới đây sẽ phân tích toàn bộ nội dung chi tiết của công thức vật lý 11 chương 1.
Định luật Cu-lông được phát biểu như sau: “Lực đẩy hay lực hút giữa hai điện tích điểm được đặt trong chân không có phương trùng với đường thẳng nối giữa hai điện tích điểm đó. Chúng có độ lớn tỷ lệ với tích độ lớn của hai điện tích và tỷ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa hai điện tích điểm đó.”
Như vậy, ta sẽ có công thức của định luật Cu-lông:
Trong đó,
chính là hằng số điện môi. Hằng số này phụ thuộc vào bản chất điện môi. Điện môi được định nghĩa là môi trường cách điện. Với quy ước, hằng số điện môi $\varepsilon$ của chân không và không khí bằng 1. Các môi trường khác đều có $\varepsilon$ lớn hơn 1.
k là hằng số tỷ lệ và có giá trị k= 9.109 và đơn vị là Nm2/C2
q1 và q2 là điện tích của hai điện tích điểm cần xét (C)
R là khoảng cách giữa hai điện tích điểm (m)
Đại lượng đặc trưng cho tác dụng lực của điện trường tại một điểm được gọi là cường độ điện trường. Đại lượng này được xác định bằng thương số của độ lớn lực điện F tác dụng lên một điện tích thử q (có giá trị dương) đặt tại điểm đó và có độ lớn của q Ta có công thức:
với E là cường độ điện trường tại điểm mà chúng ta muốn xét tới.
Cường độ điện trường sẽ đặc trưng cho tính chất mạnh hay yếu của điện trường về phương diện tác dụng lực.
Nguyên lý chồng chất điện trường được phát biểu rằng vectơ cường độ điện trường gây ra bởi một hệ điện tích điểm bằng cách tổng hợp các vectơ cường độ điện trường gây ra bởi từng điện tích của hệ đó.
Các vectơ cường độ điện trường tại một điểm sẽ được tổng hợp theo quy tắc hình bình hành.
Về cơ bản, ta sẽ có công thức như sau:
Trong trường hợp, bất kỳ và góc giữa hai vectơ là
Ngoài ra, còn có những các trường hợp đặc biệt hơn. Công thức của những trường hợp này sẽ như sau:
Trường hợp cùng phương, cùng chiều với thì E = E1 + E2
Trường hợp cùng phương, ngược chiều với thì
E = |E1 - E2|
Trường hợp vuông góc với thì E2 = E12 + E22
Trường hợp E1 = E2 thì
Điện trường có cường độ tại mọi điểm là như nhau sẽ được gọi là điện trường đều.
Tại mọi điểm thì vecto cường độ điện trường sẽ có cùng phương, cùng chiều và cùng độ lớn.
Đường sức điện là những đường thẳng song song và cách đều.
Điện trường đều sẽ liên hệ với hiệu điện thế U qua công thức sau:
Đăng ký ngay để được thầy cô tổng hợp kiến thức và xây dựng lộ trình ôn thi THPT sớm ngay từ bây giờ
Ta có một chuỗi công thức liên quan đến nhau như sau:
AMN = qEd = qE.s.cosα = q.UMN = q.(VM - VN) = WM - WN
Chú thích công thức:
d chính là hình chiếu của đoạn MN lên một phương đường sức và được thể hiện qua phép tính d = s.cos α
Điện thế V sẽ đặc trưng cho điện trường về phương diện tạo ra thế năng tại một điểm. Công thức của điện thế như sau:
Đặc trưng của khả năng sinh công của điện trường được thể hiện qua chỉ số của thế năng W và hiệu điện thế U.
Hiệu điện thế UMN = Ed = VM - VN
Lưu ý: Công sẽ không phụ hình dạng đường đi mà chỉ phụ thuộc vị trí điểm đầu đến cuối từ đó sẽ tính ra lực thế.
Điện dung của tụ điện được định nghĩa qua công thức sau:
Lưu ý: Khi làm bài thì phải kiểm tra tất cả các đơn vị của đại lượng để bài cho và phải xử lý trước số liệu nếu cần thiết
Một điểm cần chú ý là C không phụ thuộc Q và U.
Công thức điện dung của tụ điện phẳng theo cấu tạo sẽ được viết như sau:
Trong đó:
S chính là diện tích đối diện giữa hai bản tụ
ε là hằng số điện môi.
Năng lượng tụ điện được hiểu là khi tụ điện tích điện thì nó sẽ tích lũy một năng lượng dạng năng lượng điện trường bên trong lớp điện môi. Và chúng ta sẽ có công thức như sau:
Ngoài ra, có các trường hợp đặc biệt mà mình cần lưu ý:
Trường hợp 1: Khi ngắt ngay lập tức nguồn điện ra khỏi tụ, điện tích Q tích trữ trong tụ giữ không đổi.
Trường hợp 2: Vẫn duy trì hiệu điện thế hai đầu tụ và thay đổi điện dung thì U vẫn không đổi.
Phần nội dung dưới đây sẽ phân tích toàn bộ nội dung chi tiết của công thức vật lý 11 chương 2.
Đại lượng được dùng để chỉ mức độ mạnh hay yếu của dòng điện được gọi là cường độ dòng điện. Dòng điện càng yếu thì cường độ dòng điện càng bé và ngược lại, khi dòng điện càng mạnh thì cường độ dòng điện càng mạnh.
Ký hiệu của cường độ của dòng điện là I với đơn vị đo là Ampe ( viết tắt là A).
Ta có công thức của cường độ dòng điện:
Trong trường hợp, dòng điện không đổi (nghĩa là có chiều và cường độ không đổi), công thức sẽ như sau:
Ta có công thức của điện trở như sau:
Ta có công thức của dòng điện định mức như sau:
Để xét xem một bóng đèn có phải đèn sáng bình thường hay không. Chúng ta tiến hành so sánh dòng điện thực qua đèn hay hiệu điện thế thực tế ở hai đầu bóng đèn với các giá trị định mức.
Ghép điện trở nối tiếp, ta có các công thức sau:
RAB = R1 + R2 +....+ Rn
UAB = U1 + U2 +....+ Un
IAB = I1 = I2 =....= In
Ghép điện trở song song, ta có các công thức sau:
UAB = U1 = U2 = ...= Un
IAB = I1 + I2 +..... + In
Định luật Jun - lenxơ có nội dung như sau: Nếu đoạn mạch chỉ có điện trở thuần R và công của lực điện chỉ làm tăng nội năng của vật dẫn, kết quả đạt được là vật dẫn nóng lên và tỏa nhiệt.
Điện năng tiêu thụ của đoạn mạch hay công của dòng điện chính là lượng điện năng mà một đoạn tiêu thụ khi có dòng điện chạy qua để chuyển hóa thành những dạng năng lượng khác nhau và sẽ được đo bằng công của lực điện thực hiện khi dịch chuyển có hướng tới các điện tích. Công của lực điện thực hiện khi làm di chuyển các điện tích tự do trong đoạn mạch được gọi là công của dòng điện. Đây chính là điện năng mà đoạn mạch tiêu thụ.
Ta sẽ có công thức như sau: A = UIt. Trong đó, U: hiệu điện thế (V) I : cường độ dòng điện (A); q: điện lượng (C); t : thời gian (s)
Công suất tiêu thụ của đoạn mạch sẽ được đo bằng một ampe - kế (nhằm đo cường độ của dòng điện) và một vôn - kế (nhằm để đo hiệu điện thế). Khi đó, công suất tiêu thụ sẽ được tính bởi công thức:
Nhiệt lượng tỏa ra trên vật dẫn có điện trở R: Q = R.I2.t
Công suất tỏa nhiệt trên vật dẫn có điện trở R:
Công của nguồn điện: Ang = E.I.t
Trong đó, E chính là suất điện động của nguồn điện
Công suất của nguồn điện của một đoạn mạch chính là công suất tiêu thụ điện năng của đoạn mạch đó và trị số sẽ bằng điện năng mà đoạn mạch đó tiêu thụ trong một đơn vị thời gian quy định từ trước hoặc bằng tích của hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch và cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch đang xét đến. Ta sẽ có công thức như sau:
Định luật Ôm toàn mạch sẽ được phát biểu như sau: Cường độ dòng điện chạy qua trong mạch điện kín sẽ tỷ lệ thuận với suất điện động của nguồn điện và sẽ tỷ lệ nghịch với điện trở toàn phần của hệ mạch đó. Hệ thức biểu thị định luật Ôm đối với toàn mạch sẽ như sau:
Hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện hay giữa cực dương và cực âm sẽ được tính bởi công thức:
Trong trường hợp mạch ngoài chỉ có điện trở thì chúng ta sẽ tính bằng công thức:
Định luật Ôm cho đoạn mạch có nguồn điện đang phát sẽ được tính bằng công thức:
Công thức thể hiện hiệu suất của nguồn điện:
Ghép bộ nguồn nối tiếp, ta sẽ có các công thức sau:
Eb = E1 + E2 + ... + En
rb = r1 + r2 + ... + rn
Trong trường hợp ghép bộ nguồn nối tiếp nhưng có n nguồn giống nhau mắc nối tiếp, ta sẽ có công thức sau:
Eb = n.E và rb = n.r
Ghép bộ nguồn song song và giống nhau, ta sẽ có các công thức sau:
Eb = E và
Ghép bộ nguồn hỗn hợp đối xứng là khi ghép thành n dãy, mỗi dãy có m nguồn. Ta sẽ có công thức sau đây:
Eb = E và
và tổng số nguồn điện là N = m.n
Phần nội dung dưới đây sẽ phân tích toàn bộ nội dung chi tiết của công thức vật lý 11 chương 3.
Một dòng chuyển dời có hướng của các electron tự do dưới ảnh hưởng của điện trường được gọi là dòng điện trong kim loại. Bản chất của quá trình này là khi các nguyên tử trong khối kim loại khi bị mất electron hoá trị sẽ trở thành các ion dương. Khi các ion dương này sẽ tự liên kết với nhau một cách trật tự, chúng sẽ tạo thành một mạng tinh thể trong kim loại. Khi mạng tinh thể này càng mất trật tự thì sự chuyển động của các ion sẽ càng mạnh mẽ. Các electron hoá trị sau khi tách khỏi nguyên tử ban đầu sẽ trở thành các electron tự do với mật độ n không đổi (n là hằng số). Chúng chuyển động không theo quy luật, từ đó mà tạo ra electron tự do.
Điện trở suất (ρ) của kim loại tăng theo nhiệt độ gần đúng theo hàm bậc nhất sẽ được thể hiện qua công thức: ρ = ρ0[1 + α(t − t0)]
Trong đó:
ρ0 là điện trở suất tại nhiệt độ C ban đầu. Giá trị của đại lượng này sẽ là khoảng 20 độ C
ρ là điện trở suất tại nhiệt độ C ban đầu.
α là hệ số nhiệt điện trở (K-1). Đây là hệ số nhiệt điện trở phụ thuộc vào nhiệt độ, độ sạch và chế độ gia công của chính vật liệu đó.Khi nhiệt độ giảm thì điện trở suất của kim loại sẽ giảm liên tục.
Dòng điện trong chất điện phân vừa tải điện lượng và vừa tải cả vật chất đi theo. Khi tới điện cực thì chỉ có electron có thể đi tiếp, còn lượng vật chất đọng lại ở điện cực. Từ đó, gây ra hiện tượng điện phân.Các chất điện phân không dẫn điện tốt bằng kim loại.
Công thức biểu thức của định luật Fa-ra-đây:
Trong đó:
m là khối lượng vật chất được giải phóng ở điện cực có đơn vị là gam .
K chính là đương lượng điện hóa
Giá trị của F = 9,965,104 là hằng số Faraday (C/mol)
A/n là đương lượng gam của nguyên tố đang xét
A là Khối lượng mol nguyên tử với đơn vị g/mol
n là hóa trị của nguyên tố làm điện cực
I là cường độ dòng điện qua bình điện phân với đơn vị A
t là thời gian dòng điện qua bình điện phân, tính theo đơn vị giây
4. Tổng hợp công thức vật lý 11 chương 4
Phần nội dung dưới đây sẽ phân tích toàn bộ nội dung chi tiết của công thức vật lý 11 chương 4.
4.1. Lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn
Nội dung của quy tắc bàn tay trái được phát biểu như sau: Đặt bàn tay trái xòe rộng sao cho lòng bàn tay hứng được các đường sức từ, chiều từ cổ tay đến các ngón tay giữa sẽ chỉ chiều của dòng điện, khi đó, ngón cái sẽ choãi ra 1 góc 90 độ chỉ chiều của lực từ.
Công thức: F = B.I.l.sinα
Trong đó:
B là cảm ứng từ với đơn vị Tesla -T
I là cường độ dòng điện qua dây dẫn (A)
L là chiều dài đoạn dây dẫn với đơn vị m
Α là góc tạo bởi vectơ của cảm ứng từ và hướng của dòng điện hay góc tạo bởi
4.2. Cảm ứng từ của dòng điện
Nội dung của quy tắc bàn tay phải được phát biểu như sau: Ta sẽ nắm bàn tay phải sao cho bốn ngón tay hướng theo chiều dòng điện chạy qua các vòng dây thì ngón tay cái choãi ra chỉ chiều của đường sức từ trong lòng ống dây.
Công thức tính cảm ứng từ của dòng điện chạy trong dây dẫn thẳng:
Với dòng điện chạy trong dây dẫn thẳng dài thì các đường sức từ sẽ là những đường tròn có tâm nằm trên dây dẫn điện và vuông góc với dòng điện.
Khi đó, chúng ta cần sử dụng quy tắc bàn tay phải để xác định chiều của đường sức từ như sau: Nắm bàn tay phải lại sao cho ngón cái choãi ra nằm dọc theo dây dẫn I và ngón cái chỉ theo chiều dòng điện về điểm Q, các ngón tay còn lại khum theo chiều đường sức từ trên đường tròn tâm O (O nằm trên dây dẫn I).
Ta có công thức như sau:
Trong đó, r là khoảng cách từ dòng điện đến điểm khảo sát với đơn vị m và I là cường độ dòng điện qua dây dẫn đang xét (A)
Công thức tính cảm ứng từ của dòng điện chạy trong dây tròn:
Đường sức từ đi qua tâm O của vòng tròn dây dẫn điện là những đường thẳng dài vô hạn.
Những đường sức từ còn lại là các đường cong đi vào từ mặt nam và đi ra từ mặt bắc của dòng điện tròn đang xét.
Ta có công thức tính của trường hợp này như sau:
Trong đó:
R là bán kính vòng dây với đơn vị đo m
N là số vòng dây được tính theo đơn vị vòng
I: cường độ dòng điện qua vòng dây đang xét (A)
Công thức tính cảm ứng từ của dòng điện chạy trong ống dây hình trụ:
Dây dẫn điện sẽ quấn quanh ống dây hình trụ. Trong ống dây, những đường sức từ các đường thẳng song song. Từ đó, chiều của đường sức từ sẽ được xác định theo quy tắc bàn tay phải sau: Nắm bàn tay phải rồi đặt sao cho chiều khum của bốn ngón tay hướng theo chiều dòng điện quấn trên ống dây. Khi đó, ngón cái choãi ra chỉ hướng của đường sức từ. Đường sức từ đi vào từ mặt nam và đi ra mặt bắc của ống dây đang xét đó.
Ta có công thức tính cho trường hợp này như sau:
Trong đó:
N là số vòng dây được tính theo đơn vị vòng
L là chiều dài ống dây được tính theo đơn vị đo
I là cường độ dòng điện qua vòng dây đang được xét (A)
n=N/l chính là số vòng dây trên một đơn vị đo chiều dài là m
Nguyên lý của hiện tượng từ trường của nhiều dòng điện là các vectơ cảm ứng từ tại một điểm do nhiều dòng điện gây ra bằng tổng những vectơ cảm ứng từ do những dòng điện gây ra tại điểm đang xét.
Công thức của từ trường của nhiều dòng điện là
Trong trường hợp vectơ B1, B2 cùng phương cùng chiều ta có công thức tính như sau: B = B1 + B2
Trong trường hợp vectơ B1, B2 cùng phương ngược chiều thì ta có công thức tính như sau: B = |B1 - B2|
Trong trường hợp vectơ thì ta có công thức tính như sau:
Đây là hiện tượng hai dòng điện thẳng song song đặt cách nhau một khoảng trong không gian sẽ có tương tác từ với nhau.
Hai dòng điện có cùng chiều thì chúng sẽ hút nhau. Và ngược lại, nếu chúng ngược chiều thì chúng sẽ đẩy nhau.
Ta có công thức tính độ lớn lực từ của hai dòng điện thẳng song song đặt trong không khí:
Trong đó:
Lực Lorentz được định nghĩa là khi mọi hạt điện tích chuyển động trong một từ trường sẽ đều chịu tác động của lực từ. Lực này sẽ được gọi là lực Lorentz
Ta sẽ có công thức tính lực Lorentz như sau: f = q.v.B.sinα
Trong đó:
Q là điện tích của hạt mang điện chuyển động với đơn vị là C
v là vận tốc của hạt mang điện với đơn vị đo vận tốc là m/s
B là từ trường nơi hạt mang điện mà chúng ta đang xét chuyển động (T)
Α là góc hợp với vectơ vận tốc và vectơ từ trường
Ta có một loạt các công thức sau đây:
Bán kính quỹ đạo được tính theo phép tính:
Chu kỳ chuyển động được tính theo phép tính:
Công thức từ thông được tính theo phép tính: với đơn vị từ thông là (Wb)
Trong đó:
B là cảm ứng từ xuyên qua vòng dây (T)
S là diện tích vòng dây với đơn vị đo diện tích m2
Α là góc tạo bởi vectơ từ trường và pháp tuyến mặt phẳng khung dây
Suất điện động cảm ứng được tính theo phép tính:
Trong đó:
ΔΦ là độ biến thiên từ thông
Δt là khoảng thời gian từ thông biến thiên
ΔΦ/Δt là tốc độ biến thiên của từ thông.
Từ thông riêng của mạch được tính theo phép tính: Φ = L.i
Độ tự cảm của ống dây được tính theo phép tính:
Trong đó:
L là độ tự cảm với đơn vị H
N là số vòng dây với đơn vị đo vòng
L là chiều dài ống dây với đơn vị đo độ dài m
S là tiết diện ống dây với đơn vị đo diện tích m2
Suất điện động tự cảm được tính theo phép tính:
Trong đó:
L là độ tự cảm của ống dây với đơn vị H
Δi là độ biến thiên cường độ dòng điện trong mạch
Δt là khoảng thời gian dòng điện biến thiên
Δi/Δt là tốc độ biến thiên của cường độ dòng điện
Năng lượng từ trường của ống dây được tính theo phép tính:
Trong đó:
L là độ tự cảm của ống dây với đơn vị H
I là cường độ dòng điện qua ống dây
Nắm trọn kiến thức và phương pháp giải mọi dạng bài tập Vật Lý thi THPT với bộ tài liệu độc quyền của VUIHOC ngay!
Phần nội dung dưới đây sẽ phân tích toàn bộ nội dung chi tiết của công thức vật lý 11 chương 5.
Suất điện động cảm ứng được phát biểu là suất điện động sinh ra dòng điện cảm ứng trong mạch kín.
Xét trên sự biến thiên từ thông Δϕ trong thời gian Δt trong mạch kín (C) do sự dịch chuyển của mạch. Thêm hiện tượng công do lực từ tác dụng vào mạch: ΔA=i. Δϕ với i là cường động dòng điện cảm ứng.
Do đó, Suất điện động cảm ứng được tính theo công thức:
Trong đó:
Từ thông riêng của mạch được tính theo công thức: Φ = L.i
Độ tự cảm của ống dây được tính theo công thức:
Trong đó:
Hiện tượng tự cảm được hiểu là hiện tượng cảm ứng điện từ xảy ra trong một mạch có dòng điện mà sự biến thiên từ thông qua mạch được gây ra bởi sự biến thiên của cường độ dòng điện trong mạch đó.
Sau đây là một số ví dụ về hiện tượng tự cảm:
Trường hợp 1, đối với mạch điện một chiều thì hiện tượng tự cảm xảy ra khi đóng và ngắt mạch.
Trường hợp 2, đối với mạch xoay chiều thì hiện tượng tự cảm luôn xảy ra.
Ngoài ra, trường hợp 3, hiện tượng tự cảm cũng tuân theo các định luật của hiện tượng cảm ứng điện từ.
Suất điện động tự cảm được tính theo phép tính:
Trong đó:
L: hệ số tự cảm của ống dây (H)
Δi: độ biến thiên cường độ dòng điện trong mạch
Δt: khoảng thời gian dòng điện biến thiên
Δi/Δt: tốc độ biến thiên của cường độ dòng điện
Phần nội dung dưới đây sẽ phân tích toàn bộ nội dung chi tiết của công thức vật lý 11 chương 6.
Hiện tượng khúc xạ ánh sáng được định nghĩa là hiện tượng lệch phương của các tia sáng khi truyền xiên góc qua mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt khác nhau.
Định luật khúc xạ ánh sáng được phát biểu nhau sau: Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng tới được tạo bởi tia tới và pháp tuyến và ở phía bên kia pháp tuyến so với tia tới. Với hai môi trường trong suốt nhất định, tỉ số giữa sin góc tới (sini) và sin góc khúc xạ (sinr) luôn không đổi, chúng sẽ bằng một hằng số.
Ta có công thức thể hiện định luật khúc xạ:
n1sini = n2sinr hay
Chiết suất tỉ đối được tính theo công thức:
Trong trường hợp 1, n21 > 1 thì r < i thì sẽ xảy ra hiện tượng tia khúc xạ bị lệch lại gần pháp tuyến hơn. Ta kết luận môi trường chiết quang hơn môi trường.
Trong trường hợp 2, n21 < 1 thì r > i thì sẽ xảy ra hiện tượng tia khúc xạ bị lệch xa pháp tuyến hơn. Ta kết luận môi trường chiết quang kém môi trường.
Góc giới hạn phản xạ toàn phần được tính theo công thức:
Điều kiện để có phản xạ toàn phần được tính theo công thức: n2 < n1 ; i ≥ igh
Phần nội dung dưới đây sẽ phân tích toàn bộ nội dung chi tiết của công thức vật lý 11 chương 7.
Lăng kính có cấu tạo là một khối trong suốt, đồng nhất, được giới hạn bởi hai mặt phẳng không song song. Và được đặc trưng bởi góc chiết quang và chiết suất.
Công thức lăng kính:
sini1 = nsinr1;
sini2 = nsinr2;
A = r1 + r2
D = i1 + i2 - A
Trong trường hợp, các góc i và A nhỏ
i1 = n.r1 ; i2 = n.r2
A = r1 + r2 ; D = (n - 1).A
Độ tụ của thấu kính sẽ được tính theo công thức:
Trong đó:
D là độ tụ với đơn vị đo là dp
F là tiêu cự thấu kính với đơn vị đo chiều dài m
R1, R2 là bán kính các mặt cong với đơn vị đo chiều dài m
n là chiết suất làm thấu kính đang xét
Thấu kính hội tụ sẽ có giá trị f>0; D>0
Thấu kính phân kì sẽ có giá trị f<0; D<0
Vị trí ảnh sẽ được tính theo công thức:
Vật thật nếu kết quả d > 0 và vật ở trước kính
Vật ảo nếu kết quả d < 0 và vật ở sau kính
Ảnh thật nếu kết quả d’ > 0 và vật ở sau kính
Ảnh ảo nếu kết quả d' < 0 và vật ở trước kính
Hệ số phóng đại sẽ được tính theo công thức:
Hệ hai thấu kính đồng trục ghép sát sẽ được tính theo công thức:
Hệ hai thấu kính đồng trục ghép cách nhau sẽ được tính theo công thức:
Trong trường hợp, quan hệ giữa hai vai trò của ảnh và vật của A’1B’1
Số phóng đại của ảnh sau cùng sẽ được tính theo công thức: k = k1.k2
Số bội giác sẽ được tính theo công thức:
Kính lúp với mục đích là ngắm chừng ở vô cực, sự bội giác sẽ được tính theo công thức:
Kính hiển vị với mục đích là ngắm chừng ở vô cực, sự bội giác sẽ được tính theo công thức:
Kính thiên văn với mục đích là ngắm chừng ở vô cực, sự bội giác sẽ được tính theo công thức:
Sự tạo ảnh của thấu kính:
Trên đây là toàn bộ những thông tin cần thiết liên quan đến công thức vật lý 11 cũng như các vấn đề của 7 chương học. Đây là một phần rất quan trọng trong chương trình ôn thi đại học và đòi hỏi các em phải nắm thật chắc. Mong rằng từ các phần phân tích trên, các em sẽ có thể xây dựng sổ tay công thức vật lý 11 của riêng mình. Chúc các em ôn tập tốt. Ngoài ra, em có thể truy cập ngay vào Vuihoc.vn để học thêm nhiều bài giảng hoặc liên hệ trung tâm hỗ trợ để được hướng dẫn thêm nhé!
Link nội dung: https://ausp.edu.vn/tong-hop-cong-thuc-vat-ly-11-day-du-va-chi-tiet-7-chuong-a14014.html