Tại Việt Nam, tắc kè hoa phân bố chủ yếu tại các tỉnh trung du và miền núi, rừng tràm và rừng đước Nam Bộ, các đảo lớn ven biển. Ngoài ra, tắc kè hoa cũng được chọn là một trong những thú cưng độc lạ được giữ như vật nuôi trong gia đình. Tắc kè hoa có cơ thể dẹt, hình như hình tam giác, tạo điều kiện để di chuyển dễ dàng qua các cành, nhánh cây; đồng thời giúp hấp thụ nhiệt nhanh chóng và hiệu quả bằng cách hướng phần cơ thể về hướng mặt trời vào buổi sáng hoặc chiều.
Mắt màu nâu hoặc vàng cam, mí mắt có màng trong suốt, cặp mắt lập thể, con ngươi cử động dọc, có thể xoay độc lập, nhìn theo 2 hướng cùng lúc mà không cần di chuyển phần đầu. Lưng màu xanh xám nhạt điểm đốm vàng hoặc đỏ sáng, nhiều nốt sần; con đực thường có màu sắc sặc sỡ hơn con cái; bụng màu trắng đục hoặc xám có pha nhiều chấm vàng nhỏ. Đuôi tắc kè hoa có chiều dài chiếm khoảng 30-40% chiều dài cơ thể, có 6-9 khúc màu xám xen với 6-9 khúc màu vàng nhạt; đuôi khi đứt có thể mọc lại.
Chân có tính bám dính tốt, gồm 5 ngón nhưng 1 ngón không có vuốt. Tắc kè hoa có khả năng đảo mắt 360 độ, và quan sát xung quanh bằng 2 hướng độc lập. Có thể đổi được từ 5-7 màu và phân bổ màu sắc tùy thuộc vào môi trường hoạt cảnh, tạo điều kiện săn bắt con mồi và lẫn trốn kẻ thù; đồng thời thể hiện kết quả của thay đổi nhiệt độ, độ ẩm và ánh sáng của chính môi trường chúng đang sống. Có thị lực rất tốt, có thể phát hiện những con mồi bé nhỏ ở cách xa khoảng 5-10m, ngoài ra, tắc kè hoa cũng có khả năng phát hiện được tia tử ngoại.
Lưỡi dài (gấp 1,5-2 lần chiều dài cơ thể) và dính, dùng để bắt con mồi từ khoảng cách lên đến 20-30cm, tận dụng hiệu quả phần lưỡi dẻo như cao su và co giãn tối ưu, hiệu quả. Tắc kè hoa không có tai ngoài nhưng chúng không bị điếc; có thể phát hiện ra âm thanh ở tần số 200-600 Hz. Tùy thuộc vào trạng thái tâm trạng, nhiệt độ, độ ẩm và ánh sáng của môi trường sống mà màu sắc trên cơ thể tắc kè hoa cũng có sự thay đổi tương ứng: xanh lá cây, nâu, đen, vàng, đỏ,…
Các tế bào chứa nhiều sắc tố nằm dưới da sẽ thực hiện cơ chế “mở” - “đóng” để phơi bày màu sắc. Cụ thể: Khi tức giận, tắc kè mở tế bào chứa sắc tố nâu-melanin và đồng thời cơ thể biến thành màu thẫm - Khi thư giãn, tế bào chứa sắc tố vàng hoặc xanh kết hợp, khiến da có màu xanh dịu - Khi bị kích dục, tắc kè tạo ra rất nhiều màu sắc và hoa văn - Trong đêm tối, nhiều tắc kè hoa biến thành màu trắng. Tắc kè đực và tắc kè cái có hình dáng bên ngoài gần như giống nhau nên bằng trực quan, người nhìn khó có thể nhận biết và phân biệt được chúng.
Chia sẻ từ các chuyên gia đầu ngành cho rằng, chúng ta chỉ nhận biết được giới tính của tắc kè thông qua phần đuôi sát hậu môn. Cụ thể:
Nên nuôi trong chuồng lớn, có chiều cao từ 0,8-1m để tắc kè hoa có thể thoải mái leo trèo, chuyền cành, tập thể dục,… Phải dùng đèn chiếu sáng chuyên dụng UVB có bước sóng ngắn, giúp tạo Vitamin D3 để tắc kè hoa hấp thụ Calcium chống loãng xương và thoái hóa xương khớp. Đặt chuồng nuôi nơi râm nắng, có trang trí cây xanh và nhiều tán lá. Cho ăn: tìm mua các loại dế, cào cào, châu chấu, sâu bọ để sẵn vào bên trong chuồng để khi đói, tắc kè hoa có sẵn để ăn.
Hàng ngày nên phun sương ít nhất 2 lần để tăng độ ẩm và cân bằng nhiệt độ ấm áp, trồng thêm nhiều cây xanh, nhất là sanh, si (để chúng leo trèo) và trầu bà, dâm bụt, phát tài (để chúng ăn lá),… Tắc kè sinh sản nhiều, khoảng 20-100 trứng mỗi tháng. Tắc kè hoa cái sẽ đào đất và đẻ trứng xuống đó. Trường hợp trong chuồng nuôi không có sẵn ổ đẻ thích hợp thì có thể nó sẽ không đẻ mà giữ trứng trong bụng cho đến chết. Sau 6 tháng - 1 năm trứng sẽ nở. Những con tắc kè con nhìn như phiên bản nhí của tắc kè mẹ, và hoàn toàn có thể sống tự lập ngay từ khi được sinh ra.
Link nội dung: https://ausp.edu.vn/tim-hieu-ve-tac-ke-hoa-truong-mam-non-tan-thong-hoi-1-a13325.html