Gió mùa Đông Bắc và ảnh hưởng khi hậu đến các tỉnh phía bắc Việt Nam

Gió mùa Đông Bắc và ảnh hưởng khi hậu đến các tỉnh phía bắc Việt Nam Bóng màu xanh là biểu tượng của gió mùa đông bắc. Ảnh: NCHMF.

Gió mùa Đông bắc có nguồn gốc từ khối không khí lạnh phương Bắc thổi theo hướng Đông Bắc vào Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ của nước ta vào thời kỳ từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Tuy nhiên, chúng chỉ hoạt động theo từng đợt, không kéo dài liên tục nên nhìn chung chỉ cần có sự chuẩn bị trước kỹ càng thì sẽ hạn chế được tối đa tác hại của nó.

Trong ba tháng đầu (11, 12, 1) thì loại gió này sẽ hoạt động mạnh hơn cả. Bởi nó thu hút được khối không khí lạnh đang ở trung tâm lục địa Á - Âu. Lúc này gió Bắc sẽ có đặc tính lạnh, khô khi vào đến nước ta.

Gió mùa Đông Bắc và ảnh hưởng khi hậu đến các tỉnh phía bắc Việt Nam Gió mùa Đông Bắc gây ra hiện tượng mưa phùn

Nửa sau mùa đông còn lại (tháng 2, 3, 4), do các hạ áp đã cũ dần suy yếu và gió mùa mùa đông được thổi qua biển nên mang theo một lượng hơi ẩm cực lớn. Vì thế mà gây nên kiểu thời tiết lạnh ẩm, mưa phùn cho các vùng đồng bằng ven biển.

Gió mùa Đông Bắc mang đến thuận lợi gì?

Với đặc tính của gió Bắc là có độ ẩm tương đối cao do hút gió từ ngoài lục địa vào và đi qua biển. Lại có sẵn một lượng mưa lớn chính nên rất thích hợp cho nền nông nghiệp nước ta phát triển mạnh mẽ. Cảnh quan thiên nhiên cũng có sự thay đổi rõ. Đặc biệt, nó sẽ giúp tích trữ một lượng nước khổng lồ vào các con kênh, sông ngòi để đáp ứng nhu cầu tưới tiêu khi mùa thu tới.

Gió mùa Đông Bắc tạo ra khó khăn gì?

Như đã nói ở trên, loại gió này chỉ thổi theo từng đợt và hoạt động rất mạnh ở miền Bắc tạo nên một mùa đông có 2 - 3 tháng khá lạnh. Nhất là các vùng núi cao cực kỳ gây hại vì thường con người và gia súc khó có thể chống chịu tốt được trong thời tiết khắc nghiệt như vậy. Chưa kể nó còn là nguyên nhân dẫn đến các thiên tai, mưa bão, lũ lụt, rét đậm,. nên thiệt hại về tài sản và con người là rất lớn.

Gió mùa Đông Bắc gây thời tiết cực đoan tại các tỉnh miền núi phía Bắc

Gió mùa mùa Đông cũng đem theo những hiện tượng thời tiết cực đoan như gió giật, lốc xoáy, bão,… Nhất là ở ngoài khơi vịnh Bắc Bộ sẽ là khu vực chịu ảnh hưởng mạnh mẽ nhất và ảnh hưởng nghiêm trọng đến các ngư dân sống bám ven biển.

Còn trong đất liền lại thường xuyên có hiện tượng dông, tố lốc, sạt lở, mưa đá do lượng nước đổ từ thượng nguồn về quá nhiều cũng như gió giật mạnh. Vậy nên cũng dễ hiểu tại sao cứ khi đến thời điểm này trong năm, nhà nước luôn vận động người dân gia cố nhà cửa, tài sản của mình để tránh bị tổn thất nặng nề. Tuy nhiên hậu quả nó để lại thật sự không nhỏ.

Ngoài ra, gió Bắc kéo theo lượng mưa lớn dài ngày dễ gây ngập úng trên diện rộng cũng như cản trở các hoạt động văn hóa, xã hội đang diễn ra theo đúng tiến độ. Nhất là khi đang vào các mùa vụ thu hoạch mà không có phương án xử lý kịp thời thì thiệt hại sẽ vô cùng nghiêm trọng.

Gió mùa Đông Bắc và ảnh hưởng khi hậu đến các tỉnh phía bắc Việt Nam Gió Đông Bắc tạo nên sương giá phá hoại hoa màu

Gió mùa Đông Bắc là hiện tượng thời tiết đặc biệt nguy hiểm, vì khi nó tràn về, ngoài khơi vịnh Bắc Bộ gió có thể mạnh cấp 6- 7 (đôi lúc có thể mạnh hơn) có thể đánh đắm tàu thuyền, trên đất liền gió cấp 4 -5, có thể làm hư hại nhà cửa, cây cối, các công trình đang thi công trên cao… Đặc biệt những đợt mạnh còn gây ra mưa to, gió lớn, thậm chí xuất hiện cả các hiện tượng thời tiết cực đoan như giông, tố lốc, có khi cả mưa đá (tập trung vào các tháng chuyển tiếp từ mùa lạnh sang mùa nóng và ngược lại). Vào những tháng chính đông (từ tháng 12 năm trước đến tháng 2 năm sau), đêm về trời quang mây, gây ra sương muối, băng giá, có năm có cả tuyết rơi trên vùng núi cao. Nếu không khí lạnh kéo dài còn gây rét đậm, rét hại không những đối với cây trồng, gia súc và cả con người.

Link nội dung: https://ausp.edu.vn/gio-mua-dong-bac-va-anh-huong-khi-hau-den-cac-tinh-phia-bac-viet-nam-a13313.html