Khí hậu của một vùng thường chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Hãy cũng tìm hiểu khí hậu miền Nam Việt Nam có những đặc điểm đặc trưng gì nhé.
Khí hậu nước ta phân hóa đa dạng
Biến động thất thường của khí hậu
Khí hậu nước ta rất thất thường, biến động mạnh: năm rét sớm, năm rét muộn, năm mưa lớn, năm khô hạn, năm ít bão, năm nhiều bão….
Chúng ta cần biết sự thay đổi khí hậu những năm gần đây và có biện pháp bảo vệ bản thân khi có những biến đổi bất thường về thời tiết và khí hậu.
Miền Nam có khí hậu đặc trưng là kiểu khí hậu cận xích đạo gió mùa. Một năm miền Nam Việt Nam có hai mùa là mùa khô và mùa mưa. Nhiệt độ ở miền Nam quanh năm cao với biên độ nhiệt nhỏ hơn so với khu vực Bắc Bạch Mã. Khí hậu miền Nam có sự biến đổi nhiều giữa các năm.
Nhiệt độ trung bình ở miền Nam dao động ở ngưỡng từ 25 độ C đến 27 độ C ở khu vực đồng bằng; khu vực miền núi nhiệt độ thấp hơn trung bình khoảng 21 độ C. Lượng mưa trung bình hằng năm ở miền Nam lớn khoảng 1500 - 2000mm. Độ ẩm tương đối cao, cân bằng ẩm luôn dương.
Mùa mưa thường bắt đầu từ cuối tháng 4 hoặc vào đầu tháng 5 và kéo dài đến tháng 10. Lượng mưa trung bình hằng năm thường rất lớn, khoảng từ 1500mm đến 2000mm trên một năm. Độ ẩm tương đối cao và mức cân bằng ẩm luôn dương. Tuy nhiên, chế độ mưa thường không đồng nhất.
Mùa khô thường rất nắng nóng và thường xuyên xảy ra hiện tượng thiếu nước. Tuy nhiên, tại đây không phải chịu ảnh hưởng của gió Phơn nên khá dễ chịu. Cũng như tại miền Nam, các cơn bão thường hoạt động ít hơn so với miền trung và Đông Bắc Bộ. Điều đó khiến cho việc canh tác nông nghiệp tại miền Nam gặp nhiều thuận lợi hơn.
Ngoài các đặc điểm đặc trưng kể trên, khí hậu miền Nam còn có sự phân hóa đa dạng dựa theo từng khu vực.
Thuộc miền khí hậu phía Nam, khu vực Đông Nam Bộ đặc trưng của vùng khí hậu cận xích đạo với nền nhiệt cao quanh năm. Thời tiết ở khu vực Đông Nam Bộ hầu như không có sự thay đổi trong năm. Sự phân hóa sâu sắc giữa 2 mùa mưa - khô. Khí hậu ở khu vực này tương đối điều hòa và ít xảy ra thiên tai.
Ở khu vực Đông Nam Bộ có lượng mưa thấp nhất. Mưa lớn chỉ xảy ra ở một số khu vực trong vùng, ở những vùng gò cao thường xảy ra hiện tượng xói mòn.
Miền Tây Nam Bộ là một khu vực nổi tiếng với hệ thống kênh rạch chằng chịt, sông ngòi dày đặc. Nhiệt độ trung bình năm tại miền Tây nằm trong khoảng 28 độ C; khí hậu hầu như ổn định quanh năm, thời tiết mưa thuận gió hòa. Mùa mưa ở Tây Nam Bộ thường kéo dài 7 tháng, bắt đầu vào tháng 5 và kết thúc vào tháng 11. Mùa khô sẽ bắt đầu vào tháng 12 và kết thúc vào tháng 4 năm sau. Ở khu vực này còn có thêm mùa nước nổi diễn ra từ khoảng tháng 7 đến tháng 11 dương lịch. Tuy nhiên, tại một số nơi mùa nước nổi có thể bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 10 hàng năm. Đây mà một trong những nét đặc trưng mà chỉ khí hậu miền Nam mới có.
Đồng bằng sông Cửu Long hay còn gọi là vùng Tây Nam Bộ thuộc miền Nam nước ta. Khí hậu của khu vực này mang đặc trưng rõ nhất của khí hậu cận xích đạo. Trong năm số giờ nắng trung bình khoảng 2.200 đến 2.700 giờ. Mức nhiệt độ cao, trung bình năm luôn ổn định dao động mức 25 - 27 độ C. Đồng bằng sông Cửu Long có lượng mưa khá lớn từ 1300 - 200mm. Mưa nhiều vào các tháng 5 đến tháng 11. Lượng mưa dồi dào tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản.
Thiên nhiên ban tặng cho miền Nam Việt Nam khí hậu nhiều thuận lợi. Tạo điều kiện phát triển nền kinh tế, giúp nâng cao đời sống người dân. Hy vọng rằng, bài viết trên đã giúp các bạn hiểu thêm về địa lý Việt Nam nói chung và khí hậu miền Nam Việt Nam nói riêng.
#khihauvietnam #thoitiet #dialy #dialyvietnam #khihaumiennam #dactrungkhihaumiennam #khihau
Link nội dung: https://ausp.edu.vn/kham-pha-dac-diem-khi-hau-mien-nam-viet-nam-a13275.html