Người thuộc 3 mệnh này trồng cây Lan Ý như Hổ thêm cánh, lộc đến ào ào, tiền vào như nước

Ý nghĩa phong thủy của cây lan ý

Cây lan ý còn được gọi là cây bạch môn, vỹ hoa trắng. Loại cây này có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới Nam Mỹ. Hiện nay, nó được trồng ở rất nhiều nơi trên thế giới. Cây mọc thành bụi, chiều cao khoảng 30-100cm. Cuống lá mọc từ gốc, lá hình bầu dục, màu xanh đậm, nhọn ở đầu.

Cây lan ý nở hoa vào khoảng 3-4 tháng. Cuống hoa dài, đầu cuống là hoa màu trắng hoặc xanh, được bao bọc bởi lá bắc của hoa (mo hoa).

Người thuộc 3 mệnh này trồng cây Lan Ý như Hổ thêm cánh, lộc đến ào ào, tiền vào như nước

Cây có thể sinh trưởng trong nhiều môi trường khác nhau, có thể trồng trong đất hoặc thủy sinh, trồng trong bóng râm hoặc để ngoài trời.

Theo quan niệm phong thủy, cây lan ý đại diện cho sự bình yên, mang đến nguồn năng lượng tích cực cho con người, giúp gia đình tránh những điều xui xẻo, không may mắn.

Loại cây này có sức sống mạnh mẽ nên còn là biểu tượng cho ý chí phấn đấu, sự phát triển không ngừng. Trồng cây lan ý trong nhà mang ý nghĩa mong gia chủ vượt qua thử thách và đạt được sự thăng tiến trong sự nghiệp.

Người mệnh nào nên trồng cây lan ý?

Người thuộc 3 mệnh này trồng cây Lan Ý như Hổ thêm cánh, lộc đến ào ào, tiền vào như nước

Theo phong thủy, người mệnh Thủy và Kim rất thích hợp để trồng cây lan ý. Do đó, các tuổi như Bính Tý (1936 và 1996), Quý Tỵ (1953 và 2013), Nhâm Tuất (1982), Đinh Sửu (1937 và 1997), Quý Hợi (1983), Giáp Thân (1944 và 2004), Đinh Mùi (1967), Ất Dậu (1945 và 2005), Nhâm Thìn (1952 và 2012), Ất Mão (1975) có thể trồng cây lan ý để cầu may mắn, hút tài lộc, đuổi xui xẻo.

Ngoài ra, người mệnh Mộc cũng có thể trồng cây lan ý. Một số năm sinh mang mệnh Mộc là Quý Dậu (1993), Nhâm Thân (1992), Giáp Tý (1984), Ất Sửu (1985), Canh Tuất (1970), Tân Hợi (1971), Quý Mão (1963), Nhâm Dần (1962), Ất Mùi (1955 và 2015), Giáp Ngọ (1954).

Lưu ý khi trồng cây lan ý

Người thuộc 3 mệnh này trồng cây Lan Ý như Hổ thêm cánh, lộc đến ào ào, tiền vào như nước

Cây lan ý dễ trồng, dễ chăm sóc. Tùy thuộc vào nhu cầu mà gia chủ có thể trồng trong chậu hoặc trồng ở vườn.

Đất trồng cây là đất giàu dinh dưỡng, có khả năng thoát nước tốt. Bạn có thể trộn đất thịt với xơ dừa, than bùn và phân hữu cơ để tăng dinh dưỡng cho đất.

Cây lan ý có khả năng chịu hạn nên không cần tưới quá nhiều nước. Mỗi tuần chỉ cần tưới nước 1 lần cho cây là đủ. Khi trời mưa hoặc lạnh thì có thể giảm lượng nước tưới.

Loại cây này sinh trưởng tốt tỏng môi trường thiếu ánh sáng hoặc ánh sáng của đèn điện. Tuy nhiên, để cây sinh trưởng tốt, phát triển khỏe mạnh thì nên đem cây đi phơi nắng buổi sáng ít nhất 1 lần/tuần.

Ngoài việc trồng trong đất, cây lan ý có thể sống thủy sinh. Cần pha dung dịch dinh dưỡng với nước sạch rồi đặt cây vào chậu thủy tinh cho nước vừa đủ ngập phần rễ. Mỗi tuần thay nước 1 lần.

* Thông tin mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm.

Link nội dung: https://ausp.edu.vn/nguoi-thuoc-3-menh-nay-trong-cay-lan-y-nhu-ho-them-canh-loc-den-ao-ao-tien-vao-nhu-nuoc-a12299.html