Đau bụng dưới và đau lưng có phải mang thai không?
Câu trả lời là: KHÔNG CHẮC CHẮN!
Trong giai đoạn mang thai, cơ thể người phụ nữ thay đổi rất nhiều, cả về tâm lý lẫn sức khỏe. Mẹ thường gặp những triệu chứng bất thường như đau bụng dưới bên phải, đau lưng. Thế nên nhiều chị em khi đau bụng dưới và đau lưng đều nghĩ rằng mình đã mang thai.
Đau bụng dưới và đau lưng có phải mang thai không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố
Nhưng các chuyên gia cho biết, nếu chỉ dựa vào 2 biểu hiện này thì chưa đủ để kết luận bạn mang thai. Bởi nó còn phải phụ thuộc vào việc trước đó bạn có quan hệ an toàn không? Nếu có thì ngoài đau lưng, đau bụng dưới còn đi kèm những dấu hiệu sau thì có thể bạn đã mang thai:
- Kinh nguyệt trễ
- Đau lưng kèm theo chuột rút tay, chân...
- Ra máu báo thai, có màu đỏ hồng hoặc đỏ nhạt với số lượng ít
- Cảm thấy mệt mỏi và chán ăn
- Tiết dịch trong âm đạo ra nhiều hơn
- Ngực căng tức và nhạy cảm
- Buồn nôn, nhạy cảm với mùi của đồ ăn
- Đi tiểu nhiều lần trong ngày so với trước đó.
Khi bạn nghi ngờ mang thai và có những dấu hiệu kể trên thì hãy mua que thử thai để kiểm tra. Đây là biện pháp kiểm tra tại nhà, đơn giản và cho kết quả nhanh nhất để biết đau bụng dưới và đau lưng có phải là bạn đã mang thai không. Kết quả sẽ chính xác nhất khi bạn thực hiện thử vào lúc sáng sớm.
Ngoài ra thì đau bụng dưới, đau lưng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe của bạn đang gặp vấn đề như mắc bệnh phụ khoa, bệnh về xương khớp, bệnh về đường tiết niệu,...
Xem thêm:
- Đau lưng khi mang thai là gì? Nguyên nhân gây cơn đau lưng ở bà bầu
- Đau lưng sau chuyển phôi: Nguyên nhân - Dấu hiệu - Cách giảm cơn đau
Những trường hợp có thể xảy ra khi đau bụng dưới và đau lưng ở nữ
Nếu phụ nữ bị đau lưng, đau bụng dưới thì có thể là do một trong những trường hợp sau, do vậy bạn cần kiểm tra thật kỹ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Mang thai ngoài tử cung
Đau bụng dưới khi mang thai có thể là do thai ngoài tử cung. Tức là thai không làm tổ trong buồng tử cung mà lại làm tổ ở những vị trí khác như vòi trứng, cổ tử cung, buồng trứng, đôi khi là ở ngoài ổ phúc mạc. Có đến 95% trường hợp mang thai ngoài tử cung nằm ở vòi trứng.
Hình ảnh thai ngoài tử cung và thai bình thường
Chính vì thế mà khi phụ nữ mang thai ngoài tử cung sẽ khiến cho vòi trứng căng giãn quá mức dẫn đến các cơn đau không ngớt ở bụng dưới và lưng. Cơn đau có thể tăng dần và lan sang những vùng lân cận.
Nếu tình trạng này không được phát hiện sớm và xử lý kịp thời thì sẽ gây nguy hiểm cho tính mạng của người mẹ. Nếu chần chừ thai sẽ ngày càng phát triển đến khi vỡ sẽ khiến mẹ lâm vào tình trạng sốc mất máu, mệt mỏi, khó thở. Thai phụ sẽ tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.
Thai ngoài tử cung vẫn có thể có con được nếu tình trạng này được điều trị dứt điểm trước khi bạn có ý định mang thai tiếp.
Đau bụng phải dưới ngoài nguyên nhân là mang thai ngoài tử cung thì cũng có thể là do viêm ruột thừa, viêm bàng quang, viêm ống dẫn trứng… nên cần đi khám để được phẫu thuật sớm. Đau bụng dưới bên phải nữ nếu xuất hiện từng đợt và dễ tái phát thì có thể là bệnh đại tràng.
Chu kỳ kinh nguyệt ghé thăm
Chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ xuất hiện hàng tháng, lúc này tử cung phải hoạt động, co bóp mạnh để đẩy máu kinh ra ngoài. Sự co bóp này của tử cung đã làm xuất hiện các cơn đau lưng và đau bụng dưới.
Đau bụng dưới kèm đau lưng có thể là dấu hiệu chuẩn bị chu kỳ kinh nguyệt
Đây là phản ứng sinh học bình thường của cơ thể nên chị em không cần quá lo lắng. Tùy vào thể trạng, cơ địa của mỗi người mà mức độ đau sẽ khác nhau. Và đây chính là biểu hiện tiền kinh nguyệt báo hiệu kỳ “rụng dâu” của bạn sắp đến.
Đau bụng kinh và đau bụng có thai biểu hiện tương đối giống nhau nhưng nếu chú ý chị em sẽ nhận ra những điểm khác biệt như: đau bụng kinh sẽ đau âm ỉ liên tục và co thắt ở vùng bụng dưới, còn đau bụng có thai là đau lâm râm, đau lệch về một bên, đau nhiều khi đứng quá lâu, khi hắt hơi, khi cười,...
Viêm tụy
Trong khoang bụng thì tuyến tụy là cơ quan nằm phía sau dạ dày, vắt qua cột sống thắt lưng. Những người lạm dụng bia rượu, bị sỏi mật, chấn thương, mắc bệnh tự nhiễm hay rối loạn chuyển hóa đều có nguy cơ cao bị viêm tụy.
Phản ứng khi tuyến tụy bị viêm là xuất hiện những cơn đau dữ dội, lan tỏa từ vùng bị ra sau lưng kèm theo các biểu hiện khác như sốt cao, buồn nôn, rối loạn nhịp tim... Bệnh sẽ càng nghiêm trọng nếu người bệnh sử dụng thực phẩm giàu chất béo.
Bệnh về thận
Đau lưng khi có kinh có thể là do bạn bị bệnh về thận
Đau bụng dưới, đau lưng đôi khi không phải là mang thai mà là do bạn bị sỏi thận. Bệnh này liên quan đến thận nên sẽ gây đau lưng và vùng bụng dưới. Người bị sỏi thận khi rối loạn chuyển hóa phát sinh sẽ gây ứ đọng canxi trong nước tiểu.
Để nhận biết chắc chắn có phải bệnh không thì bạn nên xem xét thêm các dấu hiệu của bệnh sỏi thận như tiểu buốt, khó tiểu, lượng nước tiểu ít. Có trường hợp còn bị sốt nhẹ.
Bệnh phụ khoa
Mắc các bệnh về phụ khoa cũng sẽ khiến người bệnh đau lưng đau bụng dưới. Các bệnh có thể kể đến như u xơ tử cung, u nang buồng trước, viêm vùng chậu, ung thư buồng trứng hay thậm chí là ung thư cổ tử cung.
Nếu không phát hiện sớm và điều trị sẽ ảnh hưởng tới chức năng sinh sản của phụ nữ, gây nên tình trạng hiếm muộn, vô sinh.
Ruột kích thích
Ruột kích thích là rối loạn thường gặp có ảnh hưởng đến ruột già (hay còn gọi là đại tràng). Triệu chứng ruột kích thích có thể khác nhau ở mỗi người, các dấu hiệu thường gặp như co thắt, đau bụng, chướng bụng, đầy hơi, tiêu chảy và táo bón. Có người thì chỉ bị đau lưng và bụng dưới nên dễ bị nhầm lẫn thành có thai.
Đau bụng dưới đau lưng táo bón là dấu hiệu chứng ruột kích thích
Dấu hiệu có thể nhận biết là tình trạng bệnh suy giảm sau khi điều chỉnh chế độ ăn uống, lối sống và kiểm soát được căng thẳng.
Đau do sa tạng
Đau do sa tạng thường xuất hiện ở phụ nữ ở độ tuổi tiền mãn kinh, đây là biểu hiện của việc của quan sinh sản bắt đầu lão hóa gây đau và căng tức vùng bụng dưới, vùng chậu, cảm giác đầy ở bụng dưới, khó chịu ở háng, đau lưng tăng dần trong ngày, đau khi quan hệ tình dục.
Ngoài ra còn đi kèm các biểu hiện khác như sưng ở âm đạo, có khối u lồi ra bên ngoài âm đạo, tiểu không kiểm soát, chảy máu, tiết dịch âm đạo nhiều,... Tuy đây không phải vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe nhưng khiến người bệnh khó chịu, ảnh hưởng tới cuộc sống.
Đau bụng dưới bên phải nữ có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý vùng chậu và ổ bụng. Vùng bụng này liên quan trực tiếp đến cơ quan sinh sản nên nếu xuất hiện những cơn đau bạn cần chú ý nhiều hơn.
Làm thế nào để biết đau bụng dưới có phải mang thai hay không?
Nhận biết các cơn đau bụng dưới khi mang thai
Đau bụng như thế nào là có thai? Đau vùng bụng dưới và có các dấu hiệu dưới đây chứng tỏ bạn đã mang thai:
- Cơn đau xuất hiện âm ỉ nhẹ ở vùng bụng dưới, ở giai đoạn đầu của thai kỳ thì mẹ bầu sẽ cảm thấy tưng tức bụng dưới.
- Khi bị ốm nghén, nôn mửa sẽ kèm theo cảm giác đau bụng.
- Đau lưng khi mang thai, nó xảy ra phổ biến nhất sau tam cá nguyệt thứ hai.
Đau bụng âm ỉ là một trong những dấu hiệu có thai sớm bạn cần biết
Bầu đau bụng bên trái là do bào thai phát triển, dây chằng bên trái chịu tác động và bị kéo căng, đây là triệu chứng thông thường của thai kỳ. Còn đau bụng dưới bên trái khi mang thai là do tử cung nghiêng bên phải làm dây chằng bên trái bị kéo căng.
Nguyên nhân gây đau bụng dưới và đau lưng khi mang thai
Khi mang thai người mẹ thường bị đau bụng dưới, nguyên nhân là bởi:
- Nhau thai bong non
- Mẹ bầu bị táo bón, chướng bụng
- Cơ thể tích tụ nhiều mỡ
- Thai nhi đạp
- Thai kỳ khiến cho da bụng căng, giãn ra quá mức, nhất là khi tuổi thai ngày một lớn
- Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI)
- Bị sỏi mật khi mang thai cũng có thể gây đau bụng dưới
- Bị viêm ruột thừa
- Mang thai ngoài tử cung
- Tiền sản giật.
Có bầu đau bụng dưới là do thai đã bắt đầu vào tử cung và làm tổ trong buồng tử cung, cơn đau sẽ biến mất sau 2- 3 ngày nên bạn không cần quá lo lắng.
Giảm các cơn đau khi mang thai bằng cách nào?
Tập luyện nhẹ để giảm chứng đau bụng mang thai
Nếu bạn duy trì một chế độ ăn giàu dinh dưỡng, ăn nhiều trái cây và rau xanh thì việc đau bụng dưới, đau lưng có phải là mang thai hay không không còn là nỗi no. Nếu đã chắc chắn mình đã có bầu thì mẹ hãy thực hiện các mẹo dưới đây để giảm đau bụng, đau lưng và giúp thai kỳ khỏe mạnh:
- Thường xuyên vận động, tập các bài tập yoga dành riêng cho bà bầu
- Massage cơ thể nhẹ nhàng, nên tắm bằng nước nóng và mặc quần áo rộng rãi để không gây khó chịu
- Uống nhiều nước hơn, hạn chế ăn thực phẩm chế biến sẵn và chứa nhiều tinh bột để tránh bị táo bón và đau bụng
- Bổ sung dưỡng chất cần thiết theo chỉ định của bác sĩ thực hiện khám thai cho bạn
- Ăn chuối và nho khô để bổ sung canxi và kali
- Ngủ nhiều, nghỉ ngơi nhiều và không đứng quá lâu.
- Kê ghế thấp cho chân khi ngồi
Trường hợp đau bụng dưới, đau lưng không thuyên giảm bạn cần đến ngay cơ sở y tế để kiểm tra và điều trị.
Nên làm gì khi cảm thấy đau bụng dưới và đau lưng kéo dài
Khi thấy các cơn đau bụng dưới âm ỉ kèm đau lưng hay đau bụng dưới rốn kèm đau lưng xảy ra thường xuyên thì chị em không được chủ quan, xem thường.
Nếu là đau bụng kèm đau lưng do mang thai thì bạn cần khám bác sĩ để biết chính xác nguyên nhân gây đau bụng là gì, kiểm tra xem thai nhi đã được bao nhiêu tuần tuổi, có phát triển khỏe mạnh không, cần làm những xét nghiệm gì,...
Phụ nữ không được chủ quan khi bị đau bụng dưới đau lưng
Còn nếu là đau bụng cảnh báo bệnh lý nào đó thì cần kiểm tra và can thiệp kịp thời để tránh những biến chứng nguy hiểm.
Như vậy, khi bị đau bụng dưới và đau lưng kéo dài thì bạn cần đến ngay bác sĩ để kiểm tra chính xác. Tránh việc tự ý dùng thuốc hay những kinh nghiệm dân gian chia sẻ mà chưa được kiểm chứng làm ảnh hưởng đến sức khỏe.
Bệnh viện Đa khoa Phương Đông sở hữu đội ngũ Phó Giáo sư, Tiến sĩ đầu ngành có nhiều năm công tác tại các bệnh viện tuyến đầu cùng hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại đảm bảo phát hiện bệnh và đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả nhất. Để đặt lịch khám bệnh, vui lòng liên hệ tới số Hotline 1900 1806 để được hỗ trợ nhanh nhất.