Để làm giảm đi các triệu chứng do nhiệt miệng gây ra, người bệnh có thể dùng các loại nước ép từ nguyên liệu thiên nhiên thay vì dùng thuốc có thể gây tác dụng phụ. Có rất nhiều loại trái cây, rau củ có tính mát, vậy nhiệt miệng uống nước ép gì thì nhanh lành vết thương và mau khỏi bị nhiệt miệng.
Nhiệt miệng là do đâu?
Bất kỳ ai, ở độ tuổi nào cũng đều có thể gặp tình trạng nhiệt miệng. Đặc điểm chung của các vết nhiệt miệng thường có dạng các vết loét nhỏ và nông, hình oval hoặc hình tròn, có màu trắng. Nốt loét do nhiệt miệng nằm phổ biến tại các vị trí mô mềm như trên nướu, môi, trong má.
Hiện nay, nguyên nhân gây nhiệt miệng được xác định là do chủng HSV-2 gây nên tình trạng mụn rộp sinh dục và virus herpes simplex-1 (HSV-1) gây ra tình trạng nhiệt miệng thông thường.
Khi có một số yếu tố xúc tác sau đây sẽ dẫn đến tình trạng nhiệt miệng xảy ra nhanh chóng nhất:
- Vi khuẩn HSV-1 có sẵn trong miệng, chờ điều kiện thuận lợi để tấn công các mô.
- Vô tình cắn vào môi hoặc má trong khi nhai hay đang nói, tạo vết thương hở giúp vi khuẩn xâm nhập và sinh sôi thuận lợi gây tình trạng loét.
- Chế độ ăn uống không đủ dinh dưỡng, thiếu kẽm folic, sắt hoặc các vitamin và khoáng chất cần thiết.
- Chế độ ăn mất cân bằng, sử dụng quá nhiều thường xuyên thực phẩm có gia vị cay nóng như ớt, tiêu,...
- Người bị có chế độ nghỉ ngơi không đều đặn, mệt mỏi và thường xuyên bị căng thẳng.
Nhiệt miệng uống nước ép gì để nhanh hồi phục?
Nhiệt miệng hoàn toàn có thể tự khỏi. Nhưng khi vết loét miệng rộng và sâu sẽ gây khó chịu cho người bệnh. Để giảm những triệu chứng do nhiệt miệng, bác sĩ có thể kê các loại thuốc kháng viêm, tiêu sưng để vết loét nhanh hồi phục. Ngoài biện pháp này, bạn có thể hỗ trợ việc điều trị nhiệt miệng bằng việc điều chỉnh chế độ ăn uống, trong đó có dùng nước ép từ trái cây, rau củ. Vậy nhiệt miệng uống nước ép gì giúp giảm các triệu chứng và mau lành?
Hãy dùng các đồ uống sau đây giúp kháng viêm tự nhiên và giảm tình trạng đau rát từ các vết loét:
Nước chè tươi: Kháng sinh tự nhiên và các chất chống oxy hóa trong nước chè tươi có tác dụng chống lại sự tấn công của vi khuẩn rất tốt.
Nước cam tươi: Nước cam tươi chứa hàm lượng vitamin C cao, đặc biệt còn có vitamin B hỗ trợ làm lành vết loét hiệu quả. Ngoài nước cam, bạn có thể thay thế bằng nước trái cây tương tự như nước chanh dây, chanh tươi,…
Nước rau má: Nếu bạn thắc mắc nhiệt miệng uống nước ép gì thì hãy thử với nước rau má. Rau má có tính hàn và có khả năng làm mát tốt. Chất Triterpenoids trong rau má có tính năng làm lành vết thương nhanh chóng, được nhiều người lựa chọn khi bị nhiệt miệng.
Nước ép cà rốt: Trong cà rốt có nồng độ beta-carotene rất lớn, có tác dụng ngăn vết loét phát triển, hỗ trợ chữa nhiệt miệng.
Nước dừa: Để trị loét miệng, bạn có thể uống nước dừa 2 lần/ngày, vào buổi sáng sớm và chiều tối. Để giúp nước dừa thẩm thấu nhanh hơn vào các vết loét, nên uống trước khi ăn, uống liên tục từ 2 đến 3 ngày sẽ giảm đau và đẩy nhanh quá trình hồi phục, đồng thời ngăn chặn các nguyên nhân gây hôi miệng.
Tuy nhiên, do nước dừa có tính hàn, nên những người mới ốm dậy, người bị thấp khớp, người bị huyết áp thấp, cảm lạnh hoặc suy nhược cơ thể nên hạn chế uống nước dừa.
Ngoài các loại nước trên, bạn cũng có thể dùng các loại nước sau đây để giảm triệu chứng của nhiệt miệng và nhanh chóng làm lành vết thương hiệu quả: Nước bột sắn dây, mật ong, nước ngò tây, các loại trà xanh, hồng trà,… và nhớ uống đủ lượng nước cho cơ thể mỗi ngày.
Nhiệt miệng nên ăn gì và tránh ăn gì?
Khi bị nhiệt miệng, người bệnh nên chuẩn bị thực đơn gồm các món ăn sau đây:
- Các món canh nhạt: Canh khổ qua, canh rau ngót, các món súp mềm,…;
- Các loại thịt tính hàn, thịt trắng như thịt vịt, thịt gà, thịt ngan,...;
- Các loại trái cây như cam, bưởi, khế,...
- Cá loại đậu như đậu xanh, đậu đỏ, đậu đen,…;
- Dùng sữa chua sau bữa ăn nhằm tăng lợi khuẩn và mau liền vết thương.
Ngoài ra, không nên dùng những loại thực phẩm sau đây khi bị nhiệt miệng:
- Nước ngọt, nước có gas.
- Nếu bạn ăn socola trong quá trình điều trị, tình trạng nhiệt miệng có thể nặng thêm.
- Đồ ăn cay nóng sẽ kích thích tình trạng nhiệt miệng, khiến vết loét thêm rộng. Do đó khi bị nhiệt miệng, cần tránh các thực phẩm cay nóng như các đồ ăn chứa nhiều tiêu, ớt,...
- Thức ăn mặn gây ra cảm giác xót, đau tại vết loét do nhiệt miệng khi ăn. Tốt nhất nên dùng những món ăn nhạt, ít mặn để giảm cảm giác này.
- Thực phẩm gây dị ứng, đồ ăn cứng.
Cách phòng ngừa nhiệt miệng tái phát
Tuy nhiệt miệng không khó điều trị nhưng lại rất dễ tái phát nếu không xử lý được hoàn toàn nguyên nhân. Để ngăn ngừa nhiệt miệng, bạn có thể áp dụng những biện pháp rất đơn giản như thay đổi thói quen sống và sinh hoạt sao cho lành mạnh hơn.
- Chế độ ăn uống khoa học, tránh các thực phẩm gây tổn thương và kích thích niêm mạc miệng.
- Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất như trái cây có tính hàn, rau xanh, ngũ cốc,…
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ: Tạo thói quen đánh răng sau bữa ăn, vệ sinh kẽ răng bằng chỉ nha khoa hàng ngày. Nên dùng bàn chải có lông mềm hơn thay vì bàn chải có lông cứng vì sẽ gây tổn thương niêm mạc miệng hoặc thậm chí làm chảy máu chân răng.
- Làm sạch răng miệng và ngăn ngừa loét nhiệt miệng bằng sử dụng nước súc miệng có chứa natri lauryl sulfate.
- Kiểm soát căng thẳng bằng các bài yoga, tập thiền và cố gắn tĩnh tâm.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo sử dụng các loại thuốc trị nhiệt miệng như thuốc Oracortia,... để giảm triệu chứng nhiệt miệng, viêm nhiễm khoang miệng hiệu quả.
Bài viết trên đã giúp bạn trả lời cho câu hỏi khi bị nhiệt miệng uống nước ép gì cũng như ăn gì thì tốt. Khi áp dụng chế độ ăn uống như trong bài viết đã đề cập, bạn có thể đẩy nhanh quá trình hồi phục và đồng thời ngăn ngừa hiệu quả tình trạng nhiệt miệng. Tuy nhiên, nếu nhiệt miệng không có dấu hiệu thuyên giảm mà còn kéo dài, gây viêm nặng hơn, kèm theo các triệu chứng toàn thân khác thì người bệnh cần đến gặp bác sĩ để được điều tri ngay. Vì nhiệt miệng có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý phức tạp cần điều trị kịp thời mới có thể cải thiện, ngăn ngừa tình trạng nhiệt miệng.
Xem thêm:
- Mách mẹ các cách hỗ trợ trị nhiệt miệng ở trẻ sơ sinh hiệu quả
- Nhiệt miệng có nguy hiểm không? Là dấu hiệu của bệnh gì?