Ngủ nhiều mà vẫn buồn ngủ, cảm thấy thiếu năng lượng vào mỗi buổi sáng thức dậy là tình trạng thông thường gặp ở nhiều người. Vậy nguyên nhân do đâu và cần làm gì để khắc phục được tình trạng này. Cùng tìm hiểu dưới bài viết dưới đây nhé!
Ngủ nhiều mà vẫn buồn ngủ khiến cơ thể mệt mỏi
Tại sao ngủ nhiều nhưng vẫn buồn ngủ?
Việc buồn ngủ thường xuyên bất kể ngày hay đêm trong một thời gian dài sẽ dẫn đến tình trạng sa sút nghiêm trọng về sức khỏe, làm giảm hiệu quả công việc và các mối quan hệ xã hội. Việc phát hiện sớm nguyên nhân ảnh hưởng đến giấc ngủ có thể giúp bạn điều chỉnh và có kế hoạch khắc phục hiệu quả.
Do chất lượng giấc ngủ kém
Ngủ nhiều nhưng vẫn buồn ngủ do chất lượng giấc ngủ kém. Ngay cả khi ngủ đủ giờ, bạn sẽ vẫn có thể thấy mình chẳng có tí sức lực nào vào hôm sau. Chất lượng giấc ngủ của bạn có liên quan đến thời gian ngủ và các yếu tố khác, như việc bạn có dễ đi vào giấc ngủ không, ngủ sâu giấc không, có bị gián đoạn giấc ngủ không, có cảm thấy tỉnh táo khi thức dậy không…
Nếu không có đủ giấc ngủ ngon và chất lượng, bạn sẽ luôn cảm thấy mệt mỏi và buồn ngủ dù bạn ngủ nhiều đi chăng nữa.
Giấc ngủ kém chất lượng sẽ khiến bạn luôn cảm thấy mệt mỏi
Do lối sống thiếu vận động
Lối sống ít vận động có khả năng khiến bạn ngủ không yên giấc, giảm chất lượng giấc ngủ. Bên cạnh đó, việc duy trì lối sống này trong một thời gian dài còn tăng tỷ lệ mắc trầm cảm, các rối loạn tâm thần khác và nguy cơ béo phì, các bệnh lý tim mạch,… Thói quen ít vận đồng còn làm tăng thời gian sử dụng các thiết bị điện tử. Việc tiếp xúc với màn hình điện tử và ánh sáng xanh sẽ khiến bạn khó ngủ vào ban đêm hơn và đồng thời luôn thấy mệt mỏi, buồn ngủ nhiều vào ban ngày.
Khi buồn ngủ mệt mỏi, thường bạn sẽ quyết định ngồi hoặc nằm một chỗ để thư giãn. Tuy nhiên, việc vận động lại là cách hiệu quả để bạn có thể tái tạo năng lượng và xóa tan trạng thái ngủ nhiều nhưng vẫn buồn ngủ khiến bạn mệt mỏi và thiếu năng lượng.
Thường xuyên căng thẳng, lo lắng quá mức
Mặc dù không thể tránh khỏi những tình huống căng thẳng, lo lắng trong công việc và cuộc sống, nhưng việc kiểm soát căng thẳng sẽ giúp giảm tình trạng kiệt sức và tình trạng ngủ nhiều nhưng vẫn mệt mỏi. Một chút căng thẳng có thể giúp bạn tỉnh táo hơn để thực hiện các việc như phỏng vấn, tuy nhiên căng thẳng chỉ mang lại hiệu quả tích cực nếu nó xảy ra trong thời gian ngắn.
Căng thẳng và lo lắng quá mức có thể gây kiệt sức về thể chất và tinh thần, điều này có thể dẫn đến nhiều căn bệnh khác nhau. Nếu những áp lực mà bạn phải đối mặt khiến bạn thường xuyên cảm thấy mệt mỏi và buồn ngủ, đau đầu, mỏi cơ. Hãy dành thời gian nghỉ ngơi đến khi bạn cảm thấy bình tĩnh hơn nhé!
Căng thẳng và lo lắng quá mức có thể gây kiệt sức về thể chất và tinh thần
Chế độ ăn uống thiếu dưỡng chất
Cơ thể chủ yếu nhận năng lượng từ thức ăn. Thiếu dinh dưỡng là một trong những nguyên nhân gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, khiến bạn ngủ nhiều nhưng vẫn buồn ngủ và cảm thấy mệt mỏi, không tỉnh táo.
Dinh dưỡng được coi là chìa khóa để đánh bại cảm giác mệt mỏi. Do vậy, bạn nên chọn các thực phẩm chứa nguồn năng lượng dồi dào như: rau xanh, thịt đỏ, ngũ cốc,… kết hợp xây dựng thực đơn dinh dưỡng đa dạng, đó sẽ là chìa khóa giúp bạn cải thiện chất lượng giấc ngủ của mình.
Cơ thể thiếu nước
Ngủ nhiều nhưng vẫn buồn ngủ do cơ thể thiếu nước. Trong cơ thể chúng ta 70% là nước. Vì vậy, khi cơ thể gặp tình trạng mất nước ở dạng nhẹ, có thể dẫn đến các hiện tượng như chóng mặt, mệt mỏi và bạn sẽ nhanh chóng cảm thấy các cơn buồn ngủ ập tới. Chỉ đến khi cơ thể thiếu từ 1-2% nước thì đây mới là tình trạng đáng báo động.
Vì thế, việc uống đủ nước một ngày là điều thiết yếu và cực kỳ quan trọng. Đừng đợi đến khi cơ thể cảm thấy khát nước thì mới uống, mà hãy thiết lập giờ giấc uống nước một cách khoa học.
Ngủ nhiều nhưng vẫn buồn ngủ có nguy hiểm không?
Ngủ nhiều nhưng vẫn buồn ngủ là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Trường hợp này nếu không diễn ra thường xuyên, bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi và thiếu năng lượng. Tuy nhiên, các triệu chứng thường được cải thiện sau khi bạn nghỉ ngơi đầy đủ. Trong một vài trường hợp khác, tình trạng này có khả năng dẫn đến nhiều rủi ro sức khỏe như: Đau đầu, căng thẳng và rối loạn thần kinh, khó tập trung, lo lắng quá mức, vấn đề về trí nhớ,…
Ngủ nhiều nhưng vẫn buồn ngủ kéo dài có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm
Mặc dù giấc ngủ không chất lượng có thể không gây ảnh hưởng đến sức khỏe trong một vài trường hợp, tuy nhiên tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như:
Bệnh tim: Ngủ nhiều nhưng vẫn buồn ngủ sẽ gây áp lực lên hệ thống tim mạch, từ đó dẫn đến các vấn đề về tim.
Bệnh tiểu đường: Tình trạng ngủ không đủ giấc mỗi đêm có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Đau đầu: Giấc ngủ kém chất lượng ảnh hưởng đến các chất dẫn truyền thần kinh trong não và dẫn đến đau đầu, đặc biệt là vào buổi sáng.
Béo phì: Ngủ nhiều nhưng vẫn buồn ngủ gây mệt mỏi, thiếu sức sống và giảm các hoạt động trong ngày, gây béo phì.
Suy nhược cơ thể: Rối loạn giấc ngủ sẽ dẫn đến mệt mỏi, khiến cơ thể không thể phục hồi và gây suy nhược.
Cách khắc phục ngủ nhiều nhưng vẫn buồn ngủ
Khi cơ thể luôn trong trạng thái buồn ngủ, bạn sẽ không thể tập trung làm tốt bất cứ việc gì. Nhiều bạn có thói quen lạm dụng caffeine, tuy nhiên điều này có thể làm giảm chất lượng giấc ngủ. Thay vì vậy, bạn hãy áp dụng một số cách khắc phục tình trạng này trong bài viết sau đây nhé!
Thay đổi thói quen sống lành mạnh
Để khắc phục tình trạng ngủ nhiều nhưng vẫn buồn ngủ, có một số cách mà bạn có thể áp dụng:
Thay đổi thói quen sống lành mạnh: Bạn nên tập luyện thể thao đều đặn đồng thời ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng cũng như giảm thiểu sử dụng các chất kích thích như caffeine và thuốc lá.
Thiết lập thói quen ngủ: Bạn cần cố gắng ngủ đủ giấc vào mỗi đêm, đảm bảo môi trường ngủ thoải mái và yên tĩnh.
Giảm căng thẳng, lo lắng: Tình trạng căng thẳng và lo lắng quá mức có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng ngủ nhiều nhưng vẫn buồn ngủ. Do đó, bạn có thể thực hành bằng cách tập yoga hoặc thiền.
Tạo thói quen sinh hoạt lành mạnh: Ngủ và thức vào đúng khung giờ cố định và đảm bảo ngủ đủ 7-8 tiếng/ngày, không thức khuya và không ngủ nướng vào buổi sáng dù là cuối tuần.
Không sử dụng các thiết bị điện tử ít nhất 1 tiếng trước khi đi ngủ.
Không ăn quá no cũng như không để bụng đói trước khi đi ngủ.
Lựa chọn những loại thực phẩm lành tính như ngũ cốc, rau xanh, trái cây, thức ăn không chứa nhiều dầu mỡ để tránh gây ra sự khó chịu cho hệ tiêu hóa dẫn đến mất ngủ, khó ngủ.
Tập thể dục, vận động hằng ngày: Đây là cách tốt nhất để tăng cường sức khỏe toàn diện và cũng là cách để bạn ngủ ngon, sâu giấc hơn.
Dành khoảng 20-30 phút để ngủ trưa để phục hồi năng lượng và duy trì sự tỉnh táo nhằm xua tan cơn buồn ngủ, mệt mỏi.
Nếu bạn áp dụng các cách trên nhưng vẫn cảm thấy mệt mỏi và buồn ngủ, lời khuyên là bạn nên gặp bác sĩ để được thăm khám và chẩn đoán nguyên nhân chính xác.
Tập thể dục thường xuyên là cách tốt nhất để tăng cường sức khỏe
Chuẩn bị trước khi đi ngủ
Chuẩn bị một chiếc gối ngủ phù hợp: Gối ngủ là một vật dụng quan trọng giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ. Vì vậy, bạn nên chọn một chiếc gối có kích thước cũng như chiều cao phù hợp.
Tạo các thói quen thư giãn trước khi ngủ: Chẳng hạn như đọc sách, nghe nhạc, tắm với nước ấm, thiền định, tập yoga trước khi ngủ sẽ giúp giải tỏa căng thẳng, tăng chất lượng giấc ngủ và giúp bạn ngủ ngon hơn.
Không gian ngủ lý tưởng: Một căn phòng với không khí mát mẻ, yên tĩnh là không gian ngủ lý tưởng để có thể giúp bạn dễ vào giấc ngủ và ngủ đủ giấc.
Sử dụng máy xông tinh dầu để tạo hương thơm lan tỏa khắp phòng: Hương thơm nhẹ nhàng sẽ giúp tác động đến hệ thần kinh, xoa dịu não bộ, từ đó giúp bạn ngủ ngon hơn.
Ngủ nhiều nhưng vẫn buồn ngủ là tình trạng thường gặp trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Nếu điều chỉnh lối sống lành mạnh hơn, bạn hoàn toàn có thể đẩy lùi tình trạng khiến cơ thể luôn mệt mỏi này và luôn căng tràn sức sống.
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.
Bạn có thể xem thêm:
Tác hại của thức khuya? Thức khuya ảnh hưởng sức khỏe như thế nào?
Bóng đè là gì? Bóng đè có nguy hiểm không?
Cách chống buồn ngủ tức thì
Ngủ nhiều có tốt không? Thời gian ngủ hợp lý
Có nên ngủ trưa không? Lợi ích của việc ngủ trưa
Mất ngủ nên uống gì?