Trong quá trình công nghiệp hóa, dần hình thành những ngành công nghiệp trọng điểm, có thể bạn đã nghe nhiều về cụm từ này những bạn có thực sự hiểu rõ về nó. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn nắm thêm được nhiều thông tin về ngành công nghiệp trọng điểm là gì? Đâu là các ngành công nghiệp trọng điểm?
1. Thế nào là ngành công nghiệp trọng điểm?
Ngành công nghiệp trọng điểm (Key industry) của một quốc gia nhất định là những ngành giữ một vị trí quan trọng trong cơ cấu các ngành công nghiệp, đây là ngành có lợi thế bền vững, lâu dài, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Không chỉ vậy, ngành công nghiệp trọng điểm còn là một yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ tới sự phát triển kinh tế không chỉ của ngành công nghiệp đó mà còn của nhiều ngành kình tế liên quan khác.
Đối với một quốc gia, sự phát triển kinh tế và chất lượng đời sống của người dân có được nâng cao và phát triển hay không là nhờ vào những ngành kinh tế trọng điểm này. Vì vậy, không chỉ những nhà quản lý, các cơ quan nhà nước mà chúng ta cũng cần quan tâm để phát triển những ngành công nghiệp trọng điểm nhằm mang lại nhiều lời thế cho đất nước.
2. Đặc điểm của ngành công nghiệp trọng điểm
Công nghiệp trọng điểm là một phần không thể thiếu trong cơ cấu các nagnfh công nghiệp, nên nó mang những đặc điểm của riêng biệt. Các đặc điểm của ngành công nghiệp trọng điểm có thể được xem xét là:
- Đây được xem là là một hoạt động kinh tế quan trọng. Mục tiêu của của chúng không chỉ là kiếm lợi nhuận mà còn là động lực của việc tăng trưởng kinh tế.
- Sản xuất chính là đặc điểm chính của công nghiệp. Công nghiệp sản xuất các sản phẩm có thể bằng sức người và máy móc cơ học. Tuy nhiên, những ngành công nghiệp trọng điểm ở nuwos ta lạ thường năm trong danh sách những nghề độc hại nên cần có những biện pháp bạo hộ cho người lao động vfa môi trường.
- Ngành công nghiệp trọng điểm thường được áp dụng những tiến bộ của khoa học và công nghệ tạo ra nhiều sản phẩm chất lượng.
3. Các ngành công nghiệp trọng điểm ở nước ta
Mang những điểm mạnh và điều kiện khác nhau, nên mỗi quốc gia sẽ có những ngành công nghiệp trọng điểm riêng. Các ngành công nghiệp trọng điểm ở Việt Nam chúng ta cũng mang những thế mạnh của đát nước mình là: công nghệ dầu khí, công nghệ năng lượng, công nghê dệt may, công nghệ hóa chất, phân bón. cao su, công nghệ chế biến,.., hãy cùng tìm hiểu sâu hơn về từng ngành công nghiệp trọng điểm nhé.
Công nghiệp chế biến thực phẩm
Những ngành công nghiệp chế biến thực phẩm được xem là một trong cácngành công nghiệp trọng điểm của nước ta, vì với điều kiện tự nhiên của ở nước ta tạo ra nguồn nhiên liệu phong phú từ trông trọt tới chăn nuôi. Ngành nông nghiệp nước ta đa dạng nhiều cây công nghiệp, lương thực, trái cây, rau củ,... Cùng với nhiều loại gia súc vật nuôi từ gia cầm đến thủy hải sản. Nhờ những ưu điểm trên cùng với thị trường tiêu thụ rộng khắp trong và ngoài nước, kết hợp với sự đầu tư phát triển cơ sở vật chất, công nghệ kỹ thuật ở các xí nghiệp, nhà máy chế biến nên ngành này mang lại hiểu quả cao.
Công nghiệp chế biến thực phẩm đã đem lại nhiều nguồn thu ngoại tệ quan trọng cho nước ta nhờ những mặt hàng chủ lực xuất khẩu ra nước ngoài. Không chỉ vậy, nó còn đem lại nhiều lợi ích to lớn về mặt xã hội như nâng cao chất lượng đời sống của nhân dân, giảm tỉ lệ thất nghiệp và đem lại nhiều ảnh hưởng tuyệt với cho những ngành liên quan.
Qua những thế mạnh trên, ta có thể hiểu vì sao ngành công nghiệp chế biến thực phẩm được xem là một ngành công nghiệp trọng điểm ở nước ta, tác động tốt lên những yếu tố kinh tết, cần ít vốn đầu tư nhưng lại sử dụng nhiều lực lượng lao động, bên cạnh đó đem lại hiệu quả kinh tế, tăng trưởng, thu hồi vốn nhanh mà tiết kiệm thời gian xây dựng. Đây là ngành có cơ cấu lơn nhất trong các ngành công nghiệp của cả nước.
Công nghiệp chế biến còn đẩy mạnh phát triển những vùng chuyên canh nông nghiệp, sản xuất hàng tiêu dùng. Các tỉnh ven biển và đồng bằng sông Cửu Long, sản xuất chế biến thủy hải sản; các tỉnh như Ba Vì, Mộc Châu tập trung chế biến các sản phẩm về chăn nuôi;...
Công nghiệp dệt may
Ngành công nghiệp Dệt May được xem là một ngành công nghiệp không thể thiếu ở Việt Nam, nó không chỉ đem lại những ưu điêm về kinh tế mà còn giúp giải quyết những vấn đề về lao động. Ngành này sử dụng nguồn lao động giá rẻ, tập trung ở những vùng nông thôn, sản phẩm được xuất khẩu ra nhiều nước trên thế giới. Sau thực phẩm, nông sản thì sản phẩm của công nghiệp dệt may là một trong những hàng hóa chủ lực được xuất khẩu ra nước ngoài. Các khu công nghiệp dệt may được xây dựng rải rắc khấp cả nước từ Bắc tới Nam nhưu Hà Nội, Nam Định, Huế, Hồ Chí Mình,.. thu hút nhiều nhà đầu tư quan tâm.
Công nghiệp năng lượng
Được thiên nhiên ưu ái với nguồn tài nguyên phòng phú, Việt Nam có nguồn tài nguyên trải rộng từ rừng, biển, khoáng sản đến nắng và gió,... Công nghiệp năng lượng sẽ phát triển lâu dài và vững chắc nếu chúng được phát triển một cách có khoa học, mỗi địa phượng lại có một nguồn tài nguyên khác nhau.
- Than: Nhắc tới than, chúng ta sẽ nghĩ ngay tới Quảng Ninh với trữ lương hơn 3 tỉ tấn than loại Antraxit. Trên toàn nước ta, dự đoán có khoảng 7 tỷ tấn than các loại như Antraxit, nâu, bùn, mỡ,... đều mang lại giá trị kình tế cao, nhờ vào việc khai thác than đời sống của người dân ngày càng nâng cao, ngân sách của nhà nước cũng được tăng trưởng.
- Dầu khí: Một trong những nguồn khoán sản quan trọng nhất nước ta, được dự báo có trữ lượng lên tới 10 tỉ tấn dầu và 300 tỉ m3 khí đốt, được xem là nước có lượng dầu khí đứng trong hàng top của thế giới. Vì vậy, các cơ quan nhà nước đã ban nhiều chính sách đầu tư và phát triển ngành này. Hai khu vựa có những bể trầm tích triển vọng là Cửu Long và Nam Côn Sơn.
Ngành công nghiệp năng lượng ở nước ta có tác động tới gần như tất cả các ngành kinh tế khác, không chỉ vậy nó còn phục vụ cho các nhu cầu hàng ngày của người dân. Vì vậy, cần có những chính sách vfa đầu tư tiên tiến hơn để mang lại tăng trưởng kinh tế và đới sống nhân dân.
Công nghiệp điện
Hiện nay, điện là thứ thiết yếu trong đời sống của nhân dân nên cũng được xếp vào cácngành công nghiệp trọng điểm. Ngành công nghiệp điện nước ta bao gồm nhiệt điện và thủy điện, mỗi năm có khoảng 40 tỉ Kwh được sản xuất và con sô này ngàng càng tăng vì tầm quan trọng và ứng dụng của điện trong đời sống hằng ngày của người dân. Những nhà máy thủy điện lớn và nổi tiếng ở nước ta phải nói đến là Hòa Bình, Y-a-ly, Trị An,... Còn những tổ hợp nhà máy nhiệt điện lớn là Phú Mỹ (Bà Rịa - Vũng Tàu) chạy bằng khí, Phả lai chạy bằng than,..
Một vài ngành công nghiệp nặng khác
Ngoài ra còn một số ngành công nghiệp trọng điểm khác như:
- Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng: tập trung ở vùng Bắc Trung Bộ, đồng bằng Sông Hồng, cơ cấu đa dạng với các nhà máy, xí nghiệp, nhà máy xi măng hiện đại.
- Công nghiệp cơ khí điện tử: tập trung xây dụng và phát triển ở những thành phố lớn, với cơ câu sản phẩm vô cùng đa dạng.
Trên đây là nội dung thế nào là ngànhcông nghiệp trọng điểm, những ngành công nghiệp trọng điểm ở nước ta đã và đang được phát triển, nhưng ngành công nghiệp này là những ngành mang lại giá trị kinh tế cao, giúp tăng trưởng đất nước và đời sống của nhân dân. EI Industrial mong rằng những thông tin này sẽ đem lại những kiến thức hữu ích cho bạn.