1. Hiểu thêm về mắt trẻ sơ sinh bị ghèn
Mắt trẻ bị đổ ghèn là hiện tượng thường xuyên xảy ra mỗi khi thức dậy. Đặc biệt là vào buổi sáng sớm.
1.1 Ghèn mắt là gì?
Ghèn mắt là một hoạt động sinh lý bình thường được tiết ra trong quá trình mắt nghỉ ngơi. Chúng là các chất giúp giữ ẩm cho đôi mắt bé. Tình trạng này xuất hiện do mắt không có sự cử động vào ban đêm. Chất dịch tiết ra dần trở nên đông đặc, tích tụ và bị đẩy ra ngoài vùng khóe mắt. Từ đó hình thành nên ghèn mắt. Vì vậy, mắt trẻ sơ sinh bị ghèn có thể là biểu hiện vô cùng bình thường.
Mắt trẻ sơ sinh bị ghèn là trạng thái sinh lý bình thường
1.2 Trẻ sơ sinh bị ghèn có nguy hiểm không?
Thông thường, ghèn không gây nguy hiểm đến bé, nhưng trong một vài trường hợp đi kèm với một số triệu chứng các bậc cha mẹ cần phải đặc biệt chú ý. Cụ thể:
Ghèn xanh tập trung ở đầu và đuôi mắt: Tình trạng này có thể điều trị tại nhà, nhưng chúng sẽ khiến mắt bé bị đau nếu như không được lấy ra kịp thời. Bé sẽ cảm thấy khó khăn trong việc nhắm và mở mắt.
Ghèn vàng: Có màu sắc tương tự mủ. Đây là trường hợp bố mẹ cần lưu tâm, bởi rất có thể là biểu hiện của sự nhiễm trùng. Nếu tình trạng này kéo dài từ 3 đến 5 ngày, các mẹ nên đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra ngay để được điều trị nhanh nhất.
Ghèn một bên mắt: Là tình trạng thường xuyên xảy ra và không gây nguy hiểm. Nguyên nhân chủ yếu là do bé bị viêm tắc, ống dẫn lệ. Thông thường tình trạng này sẽ mất đi sau một vài tuần.
Ghèn xanh lá, vàng đậm khiến bé đau nhức và sưng tấy: Đây là tình trạng đáng báo động bởi chúng thường là dấu hiệu của các bệnh viêm mắt. Để lâu ngày có thể ảnh hưởng tới thị lực của trẻ.
Đôi khi đuôi mắt của em bé mắt đen lại do ghèn tích tụ, nguyên nhân là do bụi bẩn. Cha mẹ cần lưu ý hạn chế cho bé tiếp xúc với không khí bụi bẩn.
Biểu hiện màu sắc ghèn phản ánh tình trạng sức khỏe mắt ở bé
2. Nguyên nhân trẻ bị đổ ghèn ở mắt
Mắt trẻ sơ sinh bị ghèn xảy ra do rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Có thể là do một bệnh lý nào đó liên quan đến mắt hoặc do các tác nhân vật lý khác. Thế nhưng phổ biến nhất là những nguyên nhân sau:
2.1 Tắc tuyến lệ
Tuyến lệ là đường ống dẫn nước mắt qua mũi xuống miệng. Tắc tuyến lệ sẽ khiến cho nước mắt bé không chảy đúng cách mà trào ngược lên phía khóe mắt tạo thành chất dịch nhầy rồi đông đặc lại. Thường trường hợp này không gây ra nhiều lo ngại về sức khỏe của bé.
2.2 Bé mắc các bệnh về mắt
Ghèn mắt có thể là biểu hiện của các bệnh lý về mắt. Điển hình như viêm mắt, viêm kết giác mạc, đau mắt đỏ,... Nguyên nhân của các tình trạng này đều do các loại vi khuẩn tích tụ lâu ngày gây ra. Mắt bé sẽ thường xuyên bị ghèn, chảy nước mắt thậm chí là có mủ xuất hiện. Điều này sẽ gây đau ngứa, khó chịu kích thích bé dụi mắt nhiều hơn. Nếu không điều trị tình trạng mắt trẻ sơ sinh bị ghèn kịp thời sẽ gây ra nhiễm trùng và ảnh hưởng tới thị lực về lâu dài.
Mắt bé bị ghèn do nhiều nguyên nhân
Ngoài ra, các yếu tố khách quan như bụi bẩn tác động đến bé, và để thanh lọc, loại bỏ những bụi bẩn đó, mắt bé sẽ tự tiết ra chất nhờn, đến khi khô lại và trở thành ghèn mắt. Đối với trẻ sơ sinh, mắt bị ghèn được tạo ra trong quá trình bé còn nằm trong bụng mẹ. Trải qua quá trình mẹ sinh bé, nước ối vỡ ra chảy vào mắt khiến mắt bé bị viêm, đổ ghèn. Nhưng đây được coi là tình trạng nhiễm trùng thông thường mà phần lớn các bé khi sinh ra đều mắc phải.
2.3 Quá trình vệ sinh sai cách
Khi mẹ vệ sinh sai cách cũng là nguyên nhân khiến mắt trẻ sơ sinh bị ghèn. Trong thời gian dài, nếu vẫn tiếp tục tái diễn sẽ dẫn đến tình trạng viêm kết giác mạc. Đây là một trong những bệnh lý về mắt và là nguyên nhân hàng đầu khiến mắt bé bị đổ ghèn.
3. Cách khắc phục tình trạng mắt trẻ bị ghèn
Không phải cấp bậc phụ huynh nào cũng nắm rõ được phương pháp khắc phục tình trạng mắt trẻ sơ sinh bị ghèn. Hiểu được tâm lý đó ngay sau đây MEDLATEC sẽ cung cấp cho bạn một số phương pháp khắc phục hiệu quả nhất.
3.1 Vệ sinh mắt cho trẻ
Hãy vệ sinh mắt cho trẻ tối đa 2 đến 3 lần một ngày để mắt bé luôn trong tình trạng sạch sẽ. Lưu ý rằng quá trình này phải được diễn ra một cách nhanh chóng và chuẩn xác.
Hãy dùng bông gòn hoặc các sản phẩm chuyên dụng nhúng vào nước muối sinh lý rồi lau mắt cho bé nhẹ nhàng. Sau đó, kết hợp massage ống tuyến lệ để giúp nó hoạt động một cách hiệu quả, cân bằng lại trạng thái mắt.
Tìm cách điều trị ngay nếu tình trạng ghèn trên mắt bé không cải thiện
3.2 Thăm khám tại các cơ sở y khoa
Nếu trẻ sơ sinh có dấu hiệu đau nhức quấy khóc khi mắt bị ghèn, hoặc bé có biểu hiện liên tục lấy tay dụi mắt, bố mẹ cần đưa bé đến ngay các cơ sở y khoa để thăm khám. Bởi chúng có thể xuất phát từ việc nhiễm trùng nặng.
Các bậc phụ huynh đừng chủ quan bởi nước muối sinh lý chỉ giúp vệ sinh mắt mà không giúp tiêu diệt các vi khuẩn gây viêm. Đồng thời, bố mẹ cần tránh cho bé đến những nơi nhiều khói bụi ô nhiễm. Thường xuyên vệ sinh nhà cửa để loại bỏ các vi khuẩn có thể gây hại cho bé. Phải rửa tay sạch sẽ trước khi vệ sinh mắt bé.
Cha mẹ cần lưu ý khi phát hiện mắt trẻ sơ sinh bị ghèn, hãy luôn sát sao theo dõi tình trạng bị ghèn của con em mình nhé. Nếu thấy biểu hiện bất thường hãy đứa bé đến cơ sở y tế để được thăm khám, điều trị. Trong đó, cha mẹ có thể đưa bé đến khám tại Hệ thống Y tế MEDLATEC để được các bác sĩ giàu kinh nghiệm trực tiếp chẩn đoán, đưa ra hướng xử lý hiệu quả, giúp bảo vệ sức khỏe đôi mắt cho bé. Để được tư vấn cụ thể hãy liên hệ trực tiếp qua số hotline của bệnh viện theo số 1900 56 56 56.