Sau một thời gian dài mang thai, chắc hẳn mọi người trong gia đình đều hồi hộp và lo lắng chào đón thêm thành viên mới. Mẹ bầu cần theo dõi để phát hiện những dấu hiệu bất thường trên cơ thể cảnh báo sắp sinh nở. Bài viết này sẽ giúp mẹ giải đáp thắc mắc thai 38 tuần gò nhiều có phải sắp sinh không và thai phụ cần lưu ý điều gì khi thai được 38 tuần tuổi.
Giải đáp: Mang thai 38 tuần gò nhiều có phải sắp sinh không?
Thai nhi 38 tuần tuổi phát triển gần như đầy đủ và hoàn thiện các bộ phận cơ thể như trẻ sơ sinh. Nhiều mẹ bầu đã chuyển dạ từ tuần thai này trở đi. Các cơn gò tử cung xuất hiện ngày càng nhiều khiến các thai phụ hết sức băn khoăn không biết thai 38 tuần gò nhiều có phải sắp sinh hay không.
Trên thực tế, hiện tượng này đúng là dấu hiệu cho thấy cơn chuyển dạ sắp đến. Khi một bà mẹ chuẩn bị bước vào giai đoạn vượt cạn, các cơn co thắt tử cung sẽ xuất hiện thường xuyên hơn. Cơn gò xuất hiện mạnh và nhanh ở vùng lưng dưới và vùng bụng. Dưới đây là một số đặc điểm của cơn gò sắp sinh mà mẹ nên biết:
- Cơn gò bắt đầu khi mẹ có cảm giác đau ở lưng rồi lan dần đến phía trước bụng, đau lan từ phần đáy tử cung xuống phía dưới.
- Cơn co thắt tử cung xuất hiện có chu kỳ, đều đặn, mạnh dần. Mỗi cơn co thắt khiến bụng co cứng, mẹ có cảm giác đau tăng dần trong mỗi cơn gò.
- Trong 10 phút có khoảng 2 cơn co, thời gian co thắt tử cung ngày càng kéo dài, có thể lên đến trên 25 giây trong khoảng 1 - 2 giờ, sau đó tần số và cường độ co thắt tăng dần.
Trong trường hợp mẹ bầu nhận thấy cơn gò tử cung liên tục, xuất hiện dịch âm dạo màu nâu hoặc màu hồng nhạt, vỡ ối, lưng đau nhức… thì đây chắc chắn là dấu hiệu chuyển dạ tuần 38. Mẹ cần thông báo cho gia đình để được đưa đến bệnh viện gần nhất, sẵn sàng cho quá trình vượt cạn.
Nguyên nhân khác khiến thai 38 tuần gò cứng bụng
Thai 38 tuần gò nhiều có phải sắp sinh không còn phụ thuộc vào một số dấu hiệu khác đi kèm. Trong một số trường hợp nguy hiểm, cơn gò cứng bụng ở tuần thai 38 không phải là dấu hiệu chuyển dạ mà là các bệnh lý khác hoặc chỉ đơn giản là hiện tượng sinh lý bình thường của cơ thể. Chẳng hạn như:
Viêm nhiễm gây gò cứng bụng, đau lâm râm
Chứng viêm nhiễm ở mẹ bầu, chẳng hạn như viêm màng ối, viêm đường sinh dục, viêm đường ruột, viêm niệu đạo… là một trong những nguyên nhân gây sinh non.
Tuy nhiên, khi mang thai 38 tuần thì có thể sinh bình thường nếu chuyển dạ, không sợ sinh non. Dấu hiệu cơn đau hoặc gò cứng bụng có thể là cảm giác co thắt của đường tiết niệu, nhiễm trùng đường ruột. Một số hiện tượng đi kèm là sốt, đau bụng…
Co thắt tử cung giả
Gò cứng bụng ở tuần thai 38 có khả năng chỉ là do tử cung co thắt giả. Trong trường hợp mẹ không bị đau đớn, cường độ co thắt nhẹ, thời gian xuất hiện cơn gò ngắn, không đi kèm các dị thường khác, cơn đau đến và đi không có thêm dấu hiệu nào thì đó chỉ là cơn co thắt giả của tử cung, không phải chuyển dạ.
Chuyển động của thai nhi
Thai nhi ngày càng phát triển về kích thước sẽ khiến tử cung của mẹ bầu chật chội so với bé. Vì thế, khi bé mỏi chân, mỏi tay muốn xoay người thay đổi tư thế, đạp vào bụng mẹ thì mẹ bầu sẽ gặp tình trạng bụng bị gò cứng lên. Do đó, thai nhi chuyển động xoay người cũng là nguyên nhân gây gò cứng bụng ở tuần thai 38.
Áp lực của thai nhi lên tử cung gây khó thở, gò cứng bụng
Em bé trong bụng lớn lên khiến bàng quang, khung chậu, trực tràng của mẹ bầu bị chèn ép. Thông thường, mẹ sẽ không cảm nhận rõ ràng điều này trong 3 tháng đầu thai kỳ. Kể từ tam cá nguyệt thứ 3 trở đi, em bé lớn nhanh khiến tử cung phình to tạo áp lực lên các bộ phận khác. Lúc này, mẹ hãy thử ngồi xuống nghỉ ngơi hoặc thay đổi tư thế để cơn đau bớt đi.
Táo bón
Lời giải đáp của câu hỏi thai 38 tuần gò nhiều có phải sắp sinh sẽ là không nếu mẹ bầu bị táo bón. Chế độ ăn uống thiếu chất xơ hoặc tử cung chèn ép lên tiểu khung khi mang thai cũng khiến nhu động ruột bị chậm gây táo bón. Để khắc phục, thai phụ hãy ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, bổ sung nhiều rau xanh và trái cây tươi.
Cơ thể mất nước
Mất nước cũng là một trong những nguyên nhân khiến thai 38 tuần gò nhiều. Mẹ bầu cần bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể. Liều lượng nước được các bác sĩ khuyến cáo là 2 lít mỗi ngày để đảm bảo cơ thể luôn hoạt động khỏe mạnh.
Bàng quang đầy
Khi bàng quang chứa đầy lượng nước tiểu thì nó sẽ căng lên thành một hình cầu và nằm trong ổ bụng. Ngay khi cảm thấy bàng quang đầy nước, thai phụ hãy nhanh chóng đi vệ sinh ngay. Mẹ sẽ dễ gặp phải tình trạng gò cứng bụng ở tuần thai thứ 38 do bàng quang đầy nước.
Lưu ý cho mẹ bầu tuần 38
Khi mang thai đến tuần 38, thai phụ cần lưu ý một số vấn đề và trang bị kiến thức về sinh sản để hành trình vượt cản trở nên dễ dàng hơn. Dưới đây là các bí quyết mà mẹ bầu có thể tham khảo:
- Chuẩn bị đồ đi sinh, sắp xếp vật dụng cần thiết như khăn, quần áo để luôn trong tâm thế sẵn sàng cho trường hợp chuyển dạ bất kỳ lúc nào.
- Tập thể dục nhẹ nhàng, đi bộ mỗi ngày với tần suất nhẹ để giúp cơ thể linh hoạt, hỗ trợ quá trình sinh nở diễn ra thuận lợi, nhanh chóng hơn nhờ một cơ thể khỏe mạnh, dẻo dai. Điều sai lầm của một số sản phụ là nằm một chỗ khi mang thai khiến cho cơ thể trở nên thụ động.
- Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát để cơ thể không bị đổ nhiều mồ hôi.
- Sinh hoạt trong không gian thoải mái, rộng rãi để tâm trạng được dễ chịu, tinh thần thư thái hơn.
- Uống 2 lít nước mỗi ngày để thúc đẩy quá trình cơ thể trao đổi chất.
- Không nên lo lắng, hồi hộp vào những tuần cuối thai kỳ để tránh khiến sức khỏe của hai mẹ con tệ hơn. Mẹ có thể tập yoga hoặc thiền, đọc sách để cải thiện tinh thần, có thêm kinh nghiệm sinh con dễ dàng hơn.
Mong rằng những chia sẻ trên đã giúp mẹ có được lời giải đáp cụ thể nhất cho thắc mắc mang thai 38 tuần gò nhiều có phải sắp sinh. Thai phụ cần chú ý theo dõi các thay đổi trên cơ thể mình để kịp thời thông báo cho bác sĩ nhằm có phương án xử trí phù hợp. Bên cạnh đó, mẹ bầu hãy chuẩn bị tâm lý thoải mái, vui vẻ để chào đón bé yêu được an toàn, khỏe mạnh nhé!
Xem thêm:
- Thai 13 tuần uống nước dừa được không?
- Thai 5 tuần có tim thai chưa?