Đối với người phương Đông, họ đánh giá lươn là 1 trong 4 loại thực phẩm dưới nước ngon nhất. Còn trong Tây y, với 100g thịt lươn tỷ lệ dinh dưỡng cụ thể sẽ là:
- 18,7g chất đạm
- 0,9g chất béo
- 150mg photpho
- 1,6mg sắt
- vitamin A, B1, B2,…
Bởi vì giá trị dinh dưỡng cao nên thịt lươn một chính là một những nguyên nhân chính được sử dụng nhiều. Các món ăn được chế biến từ thịt lươn ngon có thể kể đến là: cháo lươn, miến lươn, lươn xào sả ớt, lươn om chuối đậu, súp lươn, lươn nướng,…
Mặc dù là thực phẩm quen thuộc nhưng khi hỏi lươn kỵ với rau củ gì, nhiều người lại vẫn cảm thấy băn khoăn, thắc mắc. Vì thế, hãy theo dõi bài viết quên dưới để hiểu rõ hơn nhé!
Cách chọn mua lươn ngon và đảm bảo an toàn
Thịt lươn cực kỳ bổ dưỡng nên được rất nhiều người lựa chọn để chế biến các món ăn hằng ngày.
Lươn ngon được nhiều người chọn mua là lươn đồng. Các bạn có thể mua lươn tại bất kỳ thời điểm nào trong năm. Tuy nhiên mùa lươn thường diễn ra từ tháng 5-6 âm lịch, khi nước lên có nhiều phù sa thì thịt lươn sẽ béo tốt và rất bùi.
Để chọn mua được lươn ngon, các bạn có thể tìm mua tại các chợ đầu mối, chợ quê nhằm đảm bảo chất lượng, tránh mua tại các chợ cóc bởi dễ mua phải những con lươn nhiễm sán, lươn bệnh.
Lươn đồng ngon là những con lươn có lớp da ngoài màu đen lẫn màu vàng óng nhẹ, da trơn nhẫy, căng bóng. Không nên chọn mua những con lươn có da sần sùi hay xuất hiện các đốm lạ rất dễ là lươn nhiễm bệnh.
Lươn có đuôi dài và có trọng lượng từ 1-1,5kg là ngon nhất. Các bạn không nên chọn mua lươn quá to hoặc quá nhỏ.
Cách chế biến lươn sạch
1. Bóp lươn với muối
Bạn có thể sử dụng túi nilon, cho lươn và một ít muối hạt (có thể thay thế bằng muối ăn hằng ngày) vào rồi lắc thật mạnh. Tiếp đó, chà muối lên mình lươn trong khoảng 2 phút.
Nếu các bạn không ngại tiếp xúc với nhớt thì có thể dùng tay và muối để chà trực tiếp lên thân lươn nhé.
Sau đó, mang lươn đi rửa lươn bằng nước cốt chanh, rồi rửa lại với nước sạch. Cuối cùng, dùng khăn sạch để thấm khô lươn.
2. Tuốt lươn với nước cốt chanh hoặc nước vo gạo
Vắt nước cốt chanh, hoặc để lại nước sau khi vo gạo, bạn sử dụng 1 trong 2 loại nước đó để tuốt lươn. Khi cảm nhận được độ nhớt của lươn giảm đi thì tiến hành mổ bụng, loại bỏ hết nội tạng và rửa lại với nước muối loãng cho sạch.
Lươn kỵ với rau củ gì?
Thịt lươn kỵ với rau củ gì? Dưới đây là một số loại rau củ quả đặc trưng không ăn được với lươn mà các bạn cần biết.
1. Cải bó xôi
Rau cải bó xôi, hay còn được gọi là rau chân vịt chính là thực phẩm kỵ với thịt lươn đầu tiên mà chúng tôi muốn nhắc đến.
Khi ăn thịt lươn chung với cải bó xôi, các ban có thể bị tiêu chảy. Lượng axit oxalic có trong rau chân vịt khi kết hợp cùng canxi có trong thịt lươn sẽ tạo thành tinh thể canxi oxalat. Nó có thể gây ra chất độc khiến cho người ăn khó tiêu, ngứa ngáy cơ thể và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe.
2. Quả sơn trà
Trong quả sơn tra có chứa axit citric. Nếu các bạn ăn thịt lươn kèm với quả này sẽ gây ra phản ứng với protein trong thịt lươn.
Khi phản ứng xảy ra sẽ tạo thành một chất được gọi là protein citrate. Đặc điểm của loại chất này đó là gây khó tiêu, làm mất dinh dưỡng vốn có của thịt lươn.
3. Quả nho
Lươn kỵ với rau củ gì? Nho chính là loại trái cây mà các bạn cần tránh ăn cùng với lươn.
Trong quả nho có chứa nhiều tanin, khi kết hợp với canxi có trong lươn sẽ gây nên tình trạng khó tiêu hóa. Đồng thời, nó cũng khiến cho các dinh dưỡng bên trong thịt lươn bị mất đi, không còn đảm bảo lợi ích với sức khỏe.
4. Quả hồng
Loại rau củ quả tiếp theo mà các bạn cần lưu ý đó không nên ăn chung với thịt lươn là quả hồng.
Trong quả hồng có chứa thành phần citrate, chất này gây ra phản ứng với chất đạm có bên trong thịt lươn.
Khi kết hợp hai thực phẩm này sẽ tạo nên một chất gọi là protein citrate, gây khó tiêu hóa. Điều này sẽ khiến các dinh dưỡng sẵn có trong thịt lươn bị mất đi.
Những lưu ý khác khi ăn thịt lươn
1. Không nên ăn lươn đã chết
“Thịt lươn đã chết chỉ kém tươi ngon hơn một chút”. Đây là suy nghĩ sau lầm của nhiều người khi ăn lươn.
Trên thực tế, lương sống có hàm lượng protein và Histidine cao, tốt cho cơ thể. Trong khi đó khi lươn chết, các dưỡng chất này đã bị chuyển hóa thành các chất độc Histamine. Nếu là cơ thể bình thường ăn sẽ không gây ảnh hưởng quả lớn. Tuy nhiên, khi cơ thể có sức khỏe yếu, trẻ em sẽ gây nên ngộ độc.
2. Không ăn lươn chưa chín
Mặc dù có nhiều cách để chế biến thịt lươn nhưng nấu chín kỹ là yêu cầu bắt buộc. Trong lươn vốn sẽ có một loại ký sinh trùng sống rất dai, có khả năng chịu được nhiệt độ cao. Nếu như các bạn chỉ xào sơ qua thì ấu trùng của loại ký sinh trùng này có khả năng sống cao và đi vào trong cơ thể. Điều này hoàn toàn không tốt đối với sức khỏe của bạn.
3. Người bị bệnh gút nên hạn chế ăn thịt lươn
Bản chất của thịt lươn chứa rất nhiều đạm, không tốt đối với những người bị bệnh gút. Chính vì vậy, họ chỉ nên sử dụng thịt lươn với mức độ vừa phải và hợp lý, tránh tình trạng bệnh ngày càng trở nặng hơn.
Hy vọng bài viết hôm nay đã giải đáp cho bạn thắc mắc lươn kỵ với rau củ gì, cùng với đó là những lưu ý cần biết khi ăn thịt lươn. Đây vốn là thực phẩm rất giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe, bạn hãy tham khảo thêm thông tin và thêm nó vào thực đơn gia đình nhé!