23 hiện tượng thiên nhiên kỳ bí thách thức khoa học

Thiên nhiên luôn ẩn chứa các bí ẩn thách thức các nhà khoa học. Mặc dù hiện nay khoa học đã rất phát triển những các nhà khoa học vẫn đang "điên đầu" để giải thích các hiện tượng kỳ bí mà đôi lúc còn được gọi là "phép màu".

1. Hàng triệu con sứa biến mất

Tọa lạc trên đảo Eil Malk ở Palau, hồ Sứa là một hồ nước biển kết nối với các đại dương thông qua một mạng lưới các vết nứt và đường hầm. Mỗi ngày có hàng triệu con sứa di chuyển vào trong hồ nhưng trong 2 năm1998 đến năm 2000, không thể tìm thấy bất kỳ một cá thể sứa nào ở đây.

23 hiện tượng thiên nhiên kỳ bí thách thức khoa học

Có rất nhiều giả thuyết về nguyên nhân của hiện tượng này, nhưng các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra câu trả lời thỏa đáng.

2. Băng tròn

23 hiện tượng thiên nhiên kỳ bí thách thức khoa học

Đá tròn còn được gọi là đĩa băng hoặc chảo đá, là một hiện tượng tự nhiên rất hiếm xảy ra khi nước di chuyển chậm ở nhiệt độ đóng băng.

Các nhà khoa học không biết chính xác cách thức hình thành những đĩa băng này nhưng có thể chúng hình thành trong các dòng xoáy nơi các mảng băng mỏng xoay tròn và dần dần kết dính lại với nhau. Đường kính của vòng tròn có thể thay đổi rất nhiều từ chỉ một vài feet đến 50 feet (hơn 15 mét).

3. Bão sao Thổ

23 hiện tượng thiên nhiên kỳ bí thách thức khoa học

Trong năm 2013, một cơn bão lớn đã được phát hiện trên bề mặt sao Thổ bởi tàu vũ trụ NASA đang bay quanh hành tinh này. Mắt của cơn bão lđường kính khoảng 1.250 dặm (2.000 km) với tốc độ nhanh như đám mây 530 km mỗi giờ.

Trên trái đất, cơn bão hình thành bởi dòng hơi ấm bốc lên từ đại dương, tuy nhiên trên sao Thổ không hề có biển. Do đó, nguyên nhân tạo ra một cơn bão khổng lồ như trên không thể giải thích được.

4. Mưa động vật

23 hiện tượng thiên nhiên kỳ bí thách thức khoa học

Đã có nhiều trường hợp kỳ lạ ghi nhận hiện tượng động vật rơi xuống từ trên trời. Mùa hè năm 2000 tại Ethiopia hàng triệu con cá cả sống lẫn đã chết trút xuống như một trận mưa gây khó chịu cho người dân bản địa. Hầu hết các "cơn mưa động vật" được cho là do lốc xoáy hoặc các trận bão lớn có khả năng hút nước từ các con sông kèm theo nạn nhân là những đàn cá lớn.

Tuy nhiên giả thuyết này vẫn thách thức giới khoa học vì hầu hết mỗi trận mưa thế này chỉ độc nhất 1 loại động vật như cá chích, ếch hay chim. Có vẻ như hiện tượng này không phải do tự nhiên gây ra một cách ngẫu hứng.

5. Vùng đất im lặng

23 hiện tượng thiên nhiên kỳ bí thách thức khoa học

Khu vực hoang mạc Bolson de Mapimi, Mexico mênh danh là vùng đất im lặng với nhiều hiện tượng bí ẩn liên quan tới sóng radio. Năm 1970, căn cứ quân sự Mỹ tại Utah đã phóng thử nghiệm tên lửa, nhưng nó ngay lập tức bị đi chệch hướng và đâm xuống sa mạc.

Người ta nói rằng tên lửa này đã bị nhiễm phóng xạ. Người ta cho biết không một tín hiệu vô tuyến, TV, sóng ngắn, tín hiệu vệ tinh nào có thể lọt vào khu vực này. Người ta cũng cho biết có nhìn thấy nhiều sinh vật hình người vàng hoe xuất hiện trong khu vực.

6. Ánh sáng báo hiệu núi lửa

23 hiện tượng thiên nhiên kỳ bí thách thức khoa học

Các nhà khoa học phát hiện ra rằng trước khi núi lửa phun trào thường xuất hiện những tia sáng báo hiệu trước. Giả thuyết cho rằng những phân tử tro tích điện dương được giải phóng ra bên ngoài đã được "nạp điện" cấp tốc nên đã phụt sáng bắn vào không trung.

7. Tiếng mèo kêu

23 hiện tượng thiên nhiên kỳ bí thách thức khoa học

Tiếng mèo kêu được xếp hạng trong số những âm thanh bí ẩn nhất trên thế giới từng biết. Khoa học không thể tìm ra cách thức chúng sử dụng âm thanh này như thế nào vì mèo thường kêu “meo meo” bất kể chúng được vuốt ve, khi đói cũng như khi sợ hãi, nghỉ ngơi…, thậm chí cả lúc sinh nở.

8. Bài hát của cá voi

23 hiện tượng thiên nhiên kỳ bí thách thức khoa học

Giống như loài mèo, tiếng hát của cá voi lưng gù vẫn được các nhà nghiên cứu tìm hiểu hàng nhiều năm nay mà chỉ có thể phán đoán rằng chúng hát để thu hút bạn tình trong mùa sinh sản.

9. Nguồn gốc vũ trụ

23 hiện tượng thiên nhiên kỳ bí thách thức khoa học

Trong thế giới hiện đại, lý thuyết Big Bang là mô hình hình thành vũ trụ giải thích sự ra đời của vũ trụ từ một điểm kỳ dị. Nó nói rằng tại một thời điểm khoảng 14 tỷ năm trước, không gian bị nén trong một điểm duy nhất sau đó vũ trụ được mở rộng với tốc độ ánh sáng.

Tuy nhiên, lý thuyết này không cung cấp bất kỳ lời giải thích nào cho thừoi kỳ trước cả Big Bang, những gì tồn tại thuở ban đầu vẫn là câu hỏi bí ẩn nhất hiện nay.

10. Những hòn đá tự di chuyển

23 hiện tượng thiên nhiên kỳ bí thách thức khoa học

Thung lũng Chết (Death Valley) là một thung lũng dài và hẹp thuộc khu vực phía Đông sa mạc Mojave, California. Đây là cũng là vùng đất có địa hình thấp nhất, khí hậu khô và nóng nhất tại Bắc Mỹ. Nổi bật tại nơi đây là một chiếc hồ khô, diện tích lớn với những hòn đá (có thể lên tới 320kg)có khả năng tự di chuyển và để lại phía sau nó những vệt dài trên nền đất nứt nẻ.

23 hiện tượng thiên nhiên kỳ bí thách thức khoa học

Nhiều giả thuyết đã được đưa ra để lý giải cho sự di chuyển của các hòn đá như do ảnh hưởng của từ trường, gió lốc, những lớp tảo trơn, lớp băng mỏng hay thậm chí là có sự nhúng tay của sinh vật ngoài Trái Đất.

Tuy nhiên, hiện tượng những hòn đá di chuyển tại khu vực thung lũng chết vẫn là một bài toán bí ẩn chưa có lời giải đáp trong suốt nhiều năm qua.

11. Cái chết của loài rùa

Hội đồng bảo tồn động vật hoang dã và cá ở Florida (Mỹ) vẫn còn hoang mang về hiện tượng này. Rùa ở Keystone Heights đột nhiên chết hàng loạt trong cát phía cuối đường Pinon.

23 hiện tượng thiên nhiên kỳ bí thách thức khoa học

Các chuyên gia đã thử mọi giả thiết nhưng kết luận chấn thương tâm lý là nguyên nhân chính.

12. Hàng tỷ sinh vật biển

Hàng tỷ vi sinh vật được biết đến với cái tên "thủy thủ bên gió" đã trôi dạt đầy bờ biển phía Tây.

Những sinh vật biển xanh này đã dạt đến với số lượng lớn, đến cả hàng tỷ. Không ai hiểu chuyện gì đã xảy ra và không ai biết chúng đến từ đâu.

23 hiện tượng thiên nhiên kỳ bí thách thức khoa học

13. Ánh sáng đỏ

Hai phi công người Nga đã báo cáo nhìn thấy vầng sáng đỏ phía dưới Thái Bình Dương. 5 tiếng kể từ khi cất cánh từ Hồng Kông (Trung Quốc) tới Alaska, một ánh sáng đột nhiên xuất hiện ở phía xa.

Không lâu sau đó, họ lại nhìn thấy một quầng sáng màu đỏ - cam xuất hiện. Không có cơn bão nào được phát hiện ở khu vực này vào thời điểm đó.

23 hiện tượng thiên nhiên kỳ bí thách thức khoa học

14. Cá chết

Năm 2012, hàng nghìn con cá trích đã phủ kín bãi biển phía Bắc Na Uy rồi tự nhiên biến mất.

Số cá đã biến mất trước khi một tính toán chính thức được đưa ra. Con số ước tính lên tới 20 tấn.

23 hiện tượng thiên nhiên kỳ bí thách thức khoa học

15. Cơn mưa cầu xanh

Sau một cơn bão xảy ra ở nước Anh, những quả cầu xanh dương tí hon rơi từ trên trời xuống.

Các nhân chứng cho hay những khối cầu có vỏ bên ngoài và lõi mềm. Chúng không mùi, không dính cũng chẳng tan chảy.

23 hiện tượng thiên nhiên kỳ bí thách thức khoa học

16. Thành phố Panama đầy mây

Cùng ngày với cơn bão tuyết hiếm có ở Lybia năm 2012, một đợt mây kỳ lạ tựa như sóng thủy triều đã chiếm lĩnh toàn bộ bãi biển thành phố Panama.

Nhiều giả thuyết cực đoan được đưa ra nhưng không ai giải thích được hiện tượng ma quái này.

23 hiện tượng thiên nhiên kỳ bí thách thức khoa học

17. Tiếng động bí ẩn

Năm 2012, cư dân Costa Rica đã tỉnh giấc bởi thứ âm thanh kỳ lạ phát ra trên trời vào sáng sớm. Nhiều người đã liên lạc với chính quyền địa phương thông báo về âm thanh huyền bí đó.

23 hiện tượng thiên nhiên kỳ bí thách thức khoa học

18. Tảng đá chứa đầy kim cương

Một tảng đá bí ẩn có chứa khoảng 30.000 viên kim cương thô đủ loại được tìm thấy tại Nga.

Dù đã dành thời gian nghiên cứu nhưng các nhà khoa học vẫn không thể lý giải được nguồn gốc và nguyên nhân xuất hiện của tảng đá siêu hiếm này.

23 hiện tượng thiên nhiên kỳ bí thách thức khoa học

19. Bãi biển "mất tích"

Toàn bộ bãi cát ở Porthleven (Cornwall, Anh) đã biến mất một cách bí ẩn sau đợt thủy triều bất thường.

Tuy nhiên, sau một lần thủy triều dâng cao khác, gần như toàn bộ số cát đã "trở về".

23 hiện tượng thiên nhiên kỳ bí thách thức khoa học

20. Lâu đài Frangokastello, Hy Lạp

23 hiện tượng thiên nhiên kỳ bí thách thức khoa học

Crete được biết đến với ảo ảnh thời gian được ghi lại duy nhất trên thế giới. Hàng năm, vào khoảng cuối tháng 5, xuất hiện bóng của những người đi bộ được trang bị vũ trang và những người chơi ngựa đi từ tu viện Agios Charalambos đến pháo đài Frangokastello. Hiện tượng này được quan sát vào buổi sáng sớm khi biển im lặng và độ ẩm không khí cao và kéo dài khoảng 10 phút. Các lực lượng Đức chiếm đóng những vùng đất này gần như đã phát điên vì sợ hãi và bắt đầu bắn vào ảo ảnh.

21. Hầm mộ người Séc, Cộng hòa Séc

23 hiện tượng thiên nhiên kỳ bí thách thức khoa học

Truyền thuyết nói rằng âm thanh của một chiếc đàn organ phát ra từ hầm mộ người Séc. Năm 1996, các nhà khoa học đã ghi lại chúng. Đường hầm sâu 30 thước và không có một căn phòng nào có thể phù hợp với một loại nhạc cụ có kích thước như vậy xung quanh đó. Các nhà tâm lý học cũng đã kiểm tra các nhân chứng có mặt ở đó để loại trừ lý thuyết ảo giác đại chúng. Tuy nhiên, hiện tượng chính đã tìm thấy là "Hành lang sáng - Shining corridor". Mẫu vật cho thấy không có phốt-pho trong đó. Thoạt nhìn, hành lang này là khá bình thường, nhưng ngay sau đó nó bắt đầu phát ra một luồng ánh sáng màu cam đỏ.

22. Rừng đá, Trung Quốc

23 hiện tượng thiên nhiên kỳ bí thách thức khoa học

Có lẽ đây là điều kỳ diệu lớn nhất của đất nước Trung Quốc này. Rừng Đá xuất hiện cách đây hơn 200 triệu năm. Trước đó nơi đây là biển, các lớp đá vôi dày tạo thành cấu trúc to lớn. Các lực kiến ​​tạo bề mặt đá. Trong phần sâu của rừng, Hang Qifeng là một nơi thực sự kỳ lạ: từ tháng 8 đến tháng 11, cứ 30 phút một lần một dòng sông ngầm lại tạo ra một dòng xoáy kéo dài chỉ trong vài phút và sau đó tan nhanh.

23. Mộ đá - Dolmens (Roknia, Hàn Quốc, Trung Quốc, Ấn Độ, Israel, Scandinavia, Nga)

23 hiện tượng thiên nhiên kỳ bí thách thức khoa học

Các phiến đá cổ đại khổng lồ hình thành nên một "chiếc bàn" được tìm thấy ở những nơi khác nhau trên hành tinh của chúng ta. Các nhà khảo cổ xem chúng là ngôi mộ của các linh mục thời cổ. Mộ đá (Dolmens - loại mộ làm từ cự thạch (đá lớn) chỉ có một gian, thường bao gồm ít nhất ba tảng đá dựng đứng đỡ một phiến đá lớn, phẳng, nằm ngang) thay đổi tốc độ đồng hồ và làm cho các thiết bị khác hoạt động không bình thường.

Link nội dung: https://ausp.edu.vn/index.php/23-hien-tuong-thien-nhien-ky-bi-thach-thuc-khoa-hoc-a24229.html