Thiếu máu thiếu sắt được biết đến như một loại bệnh khá phổ biến hiện nay và cũng là nguyên nhân khiến cho nhiều người thường xuyên sử dụng thuốc bổ máu để bổ sung sắt vào cho cơ thể. Tuy nhiên, việc bổ sung này thậm chí do duy ý chí của người bệnh không được chỉ định của bác sĩ. Vì vậy để cải thiện tình trạng thiếu máu thiếu sắt, trước tiên cần hiểu được sự chuyển hóa sắt trong cơ thể và nguyên nhân dẫn đến thiếu máu.
Khi sắt đi vào cơ thể và tại dạ dày sẽ được hoàn tan lúc này sắt đang ở dạng hoá trị II, sau đó sắt sẽ di chuyển đi xuống niêm mạc ruột bằng chất vận chuyển apoferritin và chuyển hoá thành phức học có hoá trị III và được đi vào máu đến các mô. Sau khi đến các mô thì sắp được tách ra, và tập trung chủ yếu trong tủy xương để kết hợp với globulin và sinh ra hồng cầu. Còn apoferritin sẽ quay trở lại ruột thực hiện chu trình tiếp theo. Quá trình hình thành máu được chịu chi phối bởi các yếu tố như sắt, acid folic và vitamin B12. Nếu trong trường hợp thiếu một trong ba thành phần trên có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu do thiếu sắt. Cho nên những trường hợp thiếu máu thiếu sắt cần được bổ sung sắt đồng thời có chứa trong các chất dinh dưỡng, và cả porphyrin để tham gia và quy trình tân tạo hồng cầu. Sử dụng thuốc bổ máu sẽ giúp bổ sung sắt và gây ít tai biến đối với những trường hợp có triệu chứng thiếu máu thiếu sắt.
2. Những đối tượng nên được khuyến nghị sử dụng thuốc bổ máu
Thuốc bổ máu có nhiều dạng chẳng hạn thuốc bổ máu dạng uống, dạng viên ... giúp bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể người bệnh thiếu máu thiếu sắt. Với một số trường hợp thiếu máu thiếu sắt nhẹ có thể điều chỉnh bằng các thực hiện chế độ ăn có sử dụng các loại thực phẩm giàu sắt, còn với những trường hợp nặng hơn thì thực hiện điều này hoàn toàn chưa đủ đáp ứng được nhu cầu, mà cần phải bổ sung thực phẩm giàu sắt chất lượng cao và độ hấp thụ tốt. Một số trường hợp nên thực hiện uống thuốc bổ máu bao gồm:
Những người bị mất máu nhiều hoặc tình trạng thiếu máu nghiêm trọng. Chẳng hạn như bệnh nhân bệnh thận đặc biệt đang trong quá trình chạy thận, hoặc những người bị đi tiểu ra máu, hoặc những người có chu kỳ kinh nguyệt kéo dài và có hiện tượng rong kinh hoặc xuất huyết dạ dày, hoặc những người bị xuất huyết đường ruột... đều dẫn đến tình trạng thiếu máu và cần được bổ sung thuốc bổ máu theo chỉ định của bác sĩ.
Bệnh nhân suy dinh dưỡng. Những người khoẻ mạnh có chế độ hợp lý có thể đảm bảo lượng chất dinh dưỡng bao gồm cả sắt trong nhu cầu hàng ngày. Tuy nhiên, với những người bị suy dinh dưỡng thì việc bổ sung sắt thông qua chế độ ăn không đủ để đáp ứng nhu cầu của họ. Vì vậy họ cần bổ sung sắt từ các nguồn thực phẩm chất lượng cao khác.
Phụ nữ mang thai. Trước và trong giai đoạn thai kỳ, phụ nữ cần bổ sung sắt đóng vai trò khá quan trọng. Vì khi hình thành phôi thai thì nhu cầu sắt của bà mẹ tăng cao và mỗi ngày bà mẹ cần thêm 955mg sắt để đáp ứng nhu cầu. Như vậy mẹ bầu có chế độ ăn hợp lý kết hợp với bổ sung thuốc bổ máu sẽ không làm ảnh hưởng đến sự phát triển cũng như sức khoẻ của mẹ và bé.
Những trường hợp có khả năng hấp thu chất dinh dưỡng kém. Những người cao tuổi hoặc những người mắc bệnh lý liên quan đến dạ dày, ruột, niêm mạc ruột thì khả năng hấp thu chất dinh dưỡng bao gồm cả sắt khá kém. Vì vậy, những đối tượng này cần bổ sung thêm dưỡng chất thông qua các loại thực phẩm chất lượng cao.
3. Một vài lưu ý khi lựa chọn các loại thuốc bổ máu
Ngày nay, trên thị trường có rất nhiều loại thuốc bổ máu với thành phần, công dụng khác nhau. Thậm chí có thể còn có một số sản phẩm không đạt tiêu chuẩn chất lượng yêu cầu. Vì vậy, trước khi đưa ra quyết định lựa chọn một loại thuốc bổ máu cần lưu ý một số các điểm sau để có thể lựa chọn được sản phẩm tốt phù hợp với sức khỏe của mỗi người.
Thành phần dinh dưỡng đặc biệt hàm lượng sắt trong các sản phẩm thuốc bổ máu. Thuốc bổ máu ngoài thành phần chứa các chất dinh dưỡng thì cần có đủ ba thành phần chính bao gồm sắt, vitamin B12 và acid folic. Sản phẩm thuốc tốt sẽ phụ thuộc khá lớn vào lượng sắt chứa trong thành phần của thuốc. Lựa chọn tốt nhất được nhiều người thực hiện đó chính là sắt hữu cơ, nó khá an toàn và giúp bổ sung tối đa lượng sắt cần thiết cho cơ thể. Hơn nữa không gây ra các tác dụng cho người sử dụng.
Nguồn gốc và địa chỉ cung ứng thuốc. Dù là sản phẩm bổ sung sắt thì bạn cũng cần nắm rõ nguồn gốc, xuất xứ cũng như chất lượng của nó. Nếu bạn sử dụng các sản phẩm bổ sung không đảm bảo chất lượng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của người sử dụng. Cách tốt nhất trước khi sử dụng thì bạn nên đi khám và nhận tư vấn của bác sĩ để có phương pháp điều trị phù hợp.
Lựa chọn các loại sản phẩm có ít tác dụng phụ nhất. Hầu hết khi sử dụng sản phẩm bổ sung hay thuốc điều quan tâm đến tác dụng phụ không mong muốn. Hơn nữa với sử dụng sắt cần quan tâm đến các tác dụng phụ gây ra các tình trạng khó chịu như nôn mửa, táo bón, tiêu chảy. Để tránh được các tác dụng phụ do sử dụng sản phẩm có bổ sung sắt có thể thêm một vài vị thuốc giúp nhuận tràng như đại hoàng hoặc cũng có tác dụng ngừng tình trạng tiêu chảy. Hoặc sử dụng sản phẩm có chứa sắt phối hợp với các chất khác được bào chế dưới dạng dung dịch hoặc siro như sắt peptonat, hoặc ferroli....
Khi sử dụng bổ sung sắt bạn nên sử dụng thêm vitamin C để giúp hấp thu sắt tốt hơn. Mặt khác, nếu sử dụng các loại đồ uống như trà xanh hay quả anh có chứa tanin sẽ gây ức chế hấp thu sắt. Nên khi bổ sung sắt mà ăn nhiều rau tươi hoặc quả chín có chứa nhiều vitamin C giúp hấp thu sắt vào cơ thể được hiệu quả.
Bổ sung acid folic nếu sử dụng thực phẩm bổ sung sắt. Acid folic được biết đến như một loại vitamin tan trong nước, khi đi vào cơ thể có thể biến đổi sang dạng hoạt động phân bố đều ở các cơ quan trong cơ thể, đặc biệt cơ quan gan. Mặc dù vậy, hàm lượng acid folic trong cơ thể được dự trữ khá ít, và khi cơ thể thiếu acid folic thì có thể làm chậm quá trình phân chia tế bào máu, đồng thời gây nên tình trạng thiếu máu.
Acid folic có thể được bào chế dưới dạng viên nén và sử dụng hàng ngày với liệu lượng phù thuộc vào từng trường hợp bệnh cụ thể. Những trường hợp được chẩn đoán thiếu máu thiếu sắt có thể sử dụng acid folic được bào chế bằng đường uống, tuy nhiên, nếu những đối tượng này có liên quan đến hội chứng hấp thu kém nặng thì cần sử dụng bằng đường tiêm.
Ngoài ra, nhiều người còn quan tâm đến vấn đề uống thuốc bổ máu có béo không? Sử dụng thuốc bổ máu có thể tăng cân nhưng không phải tăng cân quá nhiều và đặc biệt không gây ra tình trạng béo phì nếu sử dụng trong thời gian dài. Vì vậy, nếu một số đối tượng bị thừa cân béo phì gặp tình trạng thiếu máu thì vẫn cần bổ sung đầy đủ theo nhu cầu. Hơn nữa, có thể kết hợp sử dụng các loại thực phẩm giàu sắt để giúp cải thiện tình trạng thiếu máu thiếu sắt.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.