Nổi mề đay uống thuốc gì để hết ngứa ngáy khó chịu?

Nổi mề đay là một phản ứng của cơ thể khi gặp các tác nhân gây hại ngoài môi trường. Khi đó, cơ thể sẽ nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy, gây khó chịu và làm giảm chất lượng cuộc sống người bệnh. Việc sử dụng thuốc trị mề đay cần theo sự chỉ định của bác sĩ để đảm bảo liều lượng và thuốc phát huy hết hiệu lực của nó, giúp bệnh nhanh khỏi hơn.

Thuốc Lorastad trị mề đay mãn tính

Lorastad 10 Tab do công ty Stada sản xuất, là loại thuốc được bác sĩ chỉ định điều trị các bệnh lý liên quan đến giải phóng histamin như viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc dị ứng, mề đay mẩn ngứa. Trong quá trình sử dụng thuốc, bệnh nhân nên lưu ý cách sử dụng, liều lượng để tránh trường hợp thuốc gây tác dụng phụ, ảnh hưởng đến sức khỏe.

Công dụng:

Tác dụng phụ: Tiêu chảy, sốt, mất ngủ, nhức đầu, nhịp tim nhanh,...

Nổi mề đay uống thuốc gì để hết ngứa ngáy khó chịu?

Thuốc Lorastad trị mề đay mãn tính

Thuốc chữa mề đay Phenergan

Đây là loại thuốc có thành phần từ hoạt chất Promethazin, thuốc này nằm trong nhóm thuốc kháng Histamin tổng hợp, có chức năng ngăn chặn và kiểm soát các phản ứng do Histamin gây ra, nhờ đó mà thuốc có khả năng cải thiện các triệu chứng của bệnh nổi mề đay.

Công dụng:

Lưu ý:

Thuốc Loratadin trị mề đay

Thuốc Loratadin được sản xuất bởi Công ty cổ phần Traphaco, có thành phần chính là loratadin. Loratadin là loại thuốc thuộc nhóm thuốc đối kháng thụ thể H1 không an thần, được chỉ định trong trường hợp điều trị viêm mũi dị ứng như hắt hơi, sổ mũi, ngứa mũi, chảy nước mắt và các bệnh dị ứng khác.

Công dụng:

Nổi mề đay uống thuốc gì để hết ngứa ngáy khó chịu?

Thuốc Loratadin trị mề đay hiệu quả

Thuốc mề đay Hydroxyzine

Đây là loại thuốc được sử dụng nhiều nhất hiện nay để trị nổi mề đay. Loại thuốc này thuộc nhóm kháng Histamin trên thụ thể H1, khi sử dụng đúng cách thuốc sẽ giúp bạn nhanh chóng loại bỏ các triệu chứng ngứa ngáy, các nốt mẩn đỏ do mề đay gây ra.

Công dụng:

Khi sử dụng thuốc người bệnh có thể gặp tác dụng phụ như buồn ngủ liên tục, chóng mặt, đau đầu, buồn nôn, xương khớp bị đau nhức. Do đó, khi gặp các tác dụng phụ trên người bệnh nên ngưng dùng thuốc và tham khảo ý kiến bác sĩ.

Nếu sử dụng thuốc này thông qua đường tiêm, bạn cần tiêm vào bắp tay hoặc phần cơ mông, tuy nhiên tốt nhất bạn nên đến tiêm ở các bệnh viêm, phòng khám uy tín để đảm bảo an toàn và hiệu quả.

Thuốc mề đay Dexclorpheniramin

Thuốc trị mề đay Dexclorpheniramin là loại thuốc được sử dụng để điều trị mề đay, thuộc nhóm kháng Histamin H1 giúp làm dịu và hạn chế phản ứng dị ứng trên da. Khi sử dụng thuốc bạn sẽ nhanh chóng đẩy lùi các chứng ngứa ngáy, phát ban, kiểm soát nhanh chóng các dấu hiệu dị ứng của đường hô hấp như ho, sổ mũi, hắt hơi,...

Công dụng:

Thuốc này tuyệt đối không sử dụng cho trẻ em dưới 6 tháng tuổi. Đối với phụ nữ mang thai và cho con bú thì cần cẩn trọng và tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.

Thuốc trị nổi mề đay Clorpheniramin

Thuốc trị mề đay là một loại thuốc được nhiều người bệnh quan tâm, trong đó, có nhiều người đã chọn Clorpheniramin để điều trị viêm da tiếp xúc, viêm mũi dị ứng, viêm da kết mạc và đặc biệt là dùng để trị nổi mề đay.

Công dụng:

Tác dụng phụ: Thuốc có thể gây khô miệng, buồn nôn, chóng mặt, buồn ngủ do thuốc có khả năng an thần.

Nổi mề đay uống thuốc gì để hết ngứa ngáy khó chịu?

Thuốc trị nổi mề đay Clorpheniramin

Thuốc Diphenhydramine

Diphenhydramine là loại thuốc trị mề đay kháng Histamin thuộc loại Ethanolamin. Giống như những loại thuốc trên, Diphenhydramine có khả năng kìm hãm sự sản sinh và giải phóng Histamin, giúp xoa dịu những vùng da nổi mề đay một cách nhanh chóng.

Công dụng:

Tác dụng phụ: Ngoài những công dụng kể trên, thuốc có khả năng ức chế hệ thần kinh trung ương gây ra nhức đầu, buồn nôn, chóng mắt, ngủ gật, co thắt phế quản,...

Đối với phụ nữ khi đang mang thai hoặc cho con bú thì cần phải thận trọng khi sử dụng thuốc này, tốt nhất là nghe theo sự chỉ định của bác sĩ.

Trên đây là 7 loại thuốc trị nổi mề đay nổi tiếng và được nhiều bệnh nhân tin dùng nhất hiện nay. Tùy theo từng độ tuổi, thể trạng và mức độ bệnh của từng người mà bác sĩ sẽ chỉ định đơn thuốc khác nhau để phát huy hiệu quả và nhanh khỏi bệnh.

Hoàng Trang

Nguồn tổng hợp

Link nội dung: https://ausp.edu.vn/index.php/noi-me-day-uong-thuoc-gi-de-het-ngua-ngay-kho-chiu-a20904.html