Nguyên nhân dẫn đến tình trạng bụng dưới cứng mà bạn cần biết

Bụng dưới cứng, phình to có phải luôn nguy hiểm tới sức khỏe hay không? Hay chỉ là một triệu chứng bình thường do hoạt động của hệ tiêu hóa. Chúng ta cần tìm hiểu về bụng dưới cứng là gì, nguyên dân dẫn đến cũng như cách xử lý của triệu chứng này?

Bụng dưới cứng là như thế nào?

Bụng dưới cứng lên là do cơ vùng bụng phía dưới rốn đang căng cứng. Ngay lúc này, ấn hay sờ vào bụng sẽ thấy bụng dưới cứng và phình to. Người bệnh có thể có kèm theo cảm giác đau nhức, khó chịu hoặc không có cảm giác đau. Tùy từng nguyên nhân dẫn đến tình trạng bụng dưới cứng mới có kèm theo cơn đau. Bụng dưới cứng đa phần là nguyên nhân đến từ hệ tiêu hóa, vậy nên thường hay đi kèm các triệu chứng tiêu hóa khác như:

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng bụng dưới cứng mà bạn cần biết
Bụng dưới cứng lên là do cơ vùng bụng phía dưới rốn đang căng cứng

Bụng dưới cứng có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào, đây có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nguy hiểm. Vậy những nguyên nhân nào dẫn đến bụng dưới cứng? Và bụng dưới cứng cần được xử lý như thế nào?

Nguyên nhân dẫn đến bụng dưới cứng

Hiện tượng bụng phình to và căng cứng là dấu hiệu của một số căn bệnh nguy hiểm của các cơ quan tại vùng bụng này. Trong đó, có thể kể đến các loại bệnh như:

Hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích là một tình trạng có tỷ lệ người mắc rất nhiều hiện nay, vì lịch trình sinh hoạt cũng như chế độ ăn uống không lành mạnh, dẫn đến đường ruột có vấn đề. Cơn co bóp của các lớp cơ tại thành ruột thường nhịp nhàng để hấp thu thức ăn và vận chuyển xuống trực tràng. Tuy nhiên, khi có rối loạn tại các cơn co bóp này, làm cho cơn co bóp kéo dài và lực co bóp mạnh hơn thì người bệnh sẽ bị chướng bụng, đầy hơi. Hoặc khi các cơn co bóp này yếu hơn, thì phân người bệnh trở nên khô và cứng hơn người bình thường.

Đối với hội chứng ruột kích thích, người bệnh có vùng bụng dưới cứng kèm đau quặn, trong phân có chất nhầy, táo bón hoặc tiêu chảy thường xuyên. Đây là hội chứng mãn tính nhưng cũng có thời điểm hội chứng không gây ảnh hưởng nào như đã khỏi hoàn toàn.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng bụng dưới cứng mà bạn cần biết
Hội chứng ruột kích thích có dấu hiệu là bụng dưới cứng và đau quặn bụng

Rối loạn tiêu hóa

Hội chứng ruột kích thích mới gia tăng người mắc bệnh những năm gần đây. Trước đó, rối loạn tiêu hóa là bệnh lý gặp phải ở nhiều đối tượng. Bất kỳ độ tuổi nào cũng có thể gặp bệnh lý rối loạn tiêu hóa. Người bệnh sẽ có bụng dưới cứng và cơn đau âm ỉ xuất hiện nhiều lần. Tùy theo từng mức độ mà có thêm các triệu chứng khác như: Tiêu chảy, táo bón, buồn nôn,...

Viêm ruột thừa

Viêm ruột thừa có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Dấu hiệu của viêm ruột thừa là bụng dưới cứng kèm theo người bệnh đau quanh rốn, buồn nôn, sốt, chán ăn,... Viêm ruột thừa cần được xử lý đúng thời điểm, không nên chần chừ, tránh các biến chứng nguy hiểm mà viêm ruột thừa mang lại.

Xơ gan

Người bệnh bị suy giảm chức năng gan ở mức độ tiến triển nặng thì bụng sẽ phình ra do tích tụ chất nhầy, kèm theo tay chân phù, mệt mỏi kéo dài, suy giảm sức lực nghiêm trọng. Trong thời kỳ đầu, người bệnh chưa cảm nhận rõ sự thay đổi ở vùng bụng, chỉ cảm thấy chán ăn, hạ sườn phải hơi đau và dấu hiệu bệnh gan thường thấy nhất là vàng da.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng bụng dưới cứng mà bạn cần biết
Người bị xơ gan cũng có dấu hiệu bụng dưới cứng

Viêm tụy cấp

Viêm tụy cấp cũng là một bệnh lý nghiêm trọng. Những biến chứng viêm tụy cấp để lại khá nặng nề. Dấu hiệu nhận biết của viêm tụy cấp là người bệnh cảm thấy chướng bụng, đau bụng, bụng dưới cứng, sốt và buồn nôn liên tục.

Vì bụng dưới cứng là triệu chứng của khá nhiều bệnh lý nguy hiểm. Vậy nên khi nhận thấy bụng dưới cứng hơn 1 ngày, người bệnh cần đến gặp bác sĩ và được thăm khám càng sớm càng tốt.

Cần làm gì khi có triệu chứng bụng dưới cứng?

Bụng dưới cứng và phình to là dấu hiệu của nhiều bệnh lý, nếu tiếp tục kéo dài sẽ để lại nhiều biến chứng khó lường trước được. Vì vậy, khi nhận thấy bất thường ở vùng bụng, người bệnh nên đến khám tại các cơ sở y tế trong thời gian gần nhất để được chẩn đoán và tiến hành điều trị sớm. Tùy thuộc vào chẩn đoán sơ bộ của bác sĩ mà người bệnh có thể cần được thực hiện các biện pháp chẩn đoán như sau:

Người bệnh không nên tự ý sử dụng bất kỳ loại thuốc nào trước khi có chẩn đoán chính xác của bác sĩ. Vì khi người bệnh tự ý dùng thuốc, có thể làm mất cơn đau bụng, bác sĩ ảnh hưởng đến kết quả chẩn đoán bệnh của bác sĩ. Đồng thời, lúc này hệ tiêu hóa đang có vấn đề, dùng thuốc không hợp lý sẽ ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng bụng dưới cứng mà bạn cần biết
Người bệnh cần nội soi dạ dày để chẩn đoán bệnh

Hệ tiêu hóa có nhiệm vụ hấp thu dinh dưỡng để nuôi cơ thể. Vậy nên có một hệ tiêu hóa tốt là có một sức khỏe tốt. Hệ tiêu hóa phụ thuộc phần nhiều vào thực phẩm đưa vào cơ thể. Nhiều bệnh lý đến từ việc lựa chọn thực phẩm hàng ngày chưa đúng. Vì vậy nên người bệnh có thể chăm sóc, phòng ngừa bệnh vùng bụng theo một số cách như sau:

Bụng dưới cứng có thể là dấu hiệu của khá nhiều bệnh lý nguy hiểm. Khi nhận thấy có triệu chứng bụng dưới cứng kèm theo một vài triệu chứng ở đường tiêu hóa khác, người bệnh cần đi khám trong thời gian sớm nhất.

Xem thêm:

Link nội dung: https://ausp.edu.vn/index.php/nguyen-nhan-dan-den-tinh-trang-bung-duoi-cung-ma-ban-can-biet-a20720.html