Nóng bụng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa

Nóng bụng cảnh báo tình trạng bất thường ở dạ dày, phần lớn do phản ứng với thức ăn. Đôi khi cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo những bệnh lý tiêu hóa khác. Vậy bụng cảm thấy nóng do đâu? Nóng bụng là bệnh gì hay những bệnh lý nào sẽ khiến bụng cảm giác nóng?

Nóng bụng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa

Bụng là bộ phận nằm trong phần xương ức xuống xương chậu. Cấu tạo bụng bao gồm những cơ quan như dạ dày, gan, mật, tụy, hệ đường ruột, đại tràng… Tình trạng nóng bụng là phản ứng bất thường xảy ra ở một trong những cơ quan trên.

Nóng bụng là gì?

Nóng bụng là tình trạng tiêu hóa hầu hết ai cũng từng gặp ít nhất một lần trong đời. Có thể là hiện tượng sinh lý thông thường, tự khỏi sau vài giờ đồng hồ. Nhưng đôi khi, nóng bụng cũng là triệu chứng của các bệnh lý tiêu hóa khác. Trong giai đoạn đầu, người bị nóng bụng không cảm thấy bất tiện hay bị ảnh hưởng đến sức khỏe. Nhưng theo thời gian, triệu chứng trở nặng hơn, kèm theo các tình trạng đau rát, co thắt vùng bụng thì khả năng cao người bệnh mắc bệnh lý tiêu hóa, cần được điều trị trong thời gian sớm.

Khi cảm thấy bụng bị nóng, người bệnh có thể phân biệt nhanh đây là hiện tượng sinh lý thông thường hay dấu hiệu cảnh báo bệnh tiêu hóa khác bằng các triệu chứng kèm theo và tần suất, thời gian cơn nóng bụng xảy ra.

Nóng bụng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa

Nguyên nhân nóng bụng

1. Dạ dày phản ứng với thực phẩm, đồ uống

Bụng nóng có thể đến từ nguyên nhân ăn đồ cay nóng, nhiều gia vị hoặc thức ăn lạ. Dạ dày không thích nghi được với lượng thực phẩm vào sẽ gây kích ứng. Điều này là do sự tăng tiết acid dạ dày khi tiếp nhận thức ăn khó tiêu. Lượng acid tiết ra sẽ tấn công lên lớp niêm mạc dạ dày, từ đó gây ra nóng bụng.

Ngoài thực phẩm khó tiêu, việc ăn những thực phẩm mà cơ thể không dung nạp được cũng dễ mắc tình trạng nóng bụng do dạ dày phản ứng. Những người bị dị ứng lactose trong sữa bò hoặc dị ứng gluten trong ngũ cốc có khả năng cao bị nóng bụng nhiều hơn người khác. (1)

2. Do tác dụng phụ của thuốc

Những loại thuốc chống viêm, giảm đau hoặc thuốc kháng sinh không kê toa thường có tác dụng phụ tác động xấu đến chức năng dạ dày cũng có thể là nguyên nhân gây nóng bụng, ngoài nóng bụng còn kèm theo ợ chua hoặc ợ hơi. Lâu dần, người bệnh có nguy cơ mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản GERD. Tác dụng phụ của thuốc có thể xảy ra với bất cứ ai, vì vậy không nên tự ý uống thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ, kể cả thuốc không kê toa.

3. Thói quen ăn uống chưa khoa học

Thói quen ăn uống không khoa học như ăn quá nhiều hay quá ít, ăn không đủ chất, ăn thiếu bữa, ăn không đúng giờ… đều sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe dạ dày. Tình trạng này kéo dài sẽ làm tăng tỷ lệ mắc các bệnh lý tiêu hóa và nóng bụng là một trong những dấu hiệu cảnh báo đầu tiên.

4. Thói quen hút thuốc lá

Nicotine trong thuốc lá và khói thuốc lá là chất gây hại cho toàn bộ cơ quan, không chỉ riêng phổi. Người hút thuốc và người hít phải khói thuốc lá đều có nguy cơ bị tổn thương niêm mạc dạ dày. Lúc này, không chỉ nóng bụng, người bệnh còn có khả năng mắc phải các triệu chứng khác như buồn nôn, ợ hơi, khó tiêu, rối loạn tiêu hóa…

5. Tâm lý căng thẳng kéo dài

Bệnh lý dạ dày có thể do nguyên nhân từ căng thẳng, suy giảm sức khỏe tâm thần. Hệ tiêu hóa có mối liên hệ mật thiết với hệ thần kinh. Khi người bệnh gặp căng thẳng kéo dài, hoặc các tình trạng gây suy giảm sức khỏe tâm thần, hệ tiêu hoá sẽ bị ảnh hưởng gây tăng tiết acid, tăng co thắt… Các triệu chứng đau dạ dày xuất hiện, bao gồm tình trang nóng bụng, đau bụng, ợ chua…

6. Mang thai dễ nóng bụng

Áp lực từ tử cung tác động đến hệ tiêu hóa gây các triệu chứng nóng bụng, trào ngược acid dạ dày, chuột rút ở phụ nữ mang thai. Người bệnh theo dõi tại nhà, nếu tình trạng không cải thiện nên thăm khám chuyên khoa.

Nóng bụng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa

Nóng bụng cảnh báo bệnh gì?

1. Viêm loét dạ dày tá tràng

Viêm loét dạ dày tá tràng là một bệnh tiêu hóa xuất hiện khi dạ dày tá tràng bị viêm, loét. Các vết loét niêm mạc thường xuất hiện ở dạ dày và phần đầu của tá tràng. Niêm mạc đường tiêu hóa là lớp màng bên trong cùng, có chức năng sản xuất chất nhầy và enzyme để hỗ trợ quá trình tiêu hóa. Sự tổn thương của niêm mạc, chủ yếu là do vi khuẩn H.pylori và thuốc giảm đau chống viêm không steroid (NSAIDs), sẽ gây ra tình trạng viêm loét dẫn đến cơn đau thượng vị và một số triệu chứng khác gây khó chịu cho người bệnh. Bên cạnh đó, khi niêm mạc bị tổn thương, nó sẽ làm suy giảm khả năng sản xuất chất nhầy, tạo điều kiện cho acid dạ dày phá hủy lớp mô bên dưới.

Viêm loét dạ dày tá tràng là bệnh có thể điều trị nếu được phát hiện sớm. Tuy nhiên, nếu không điều trị kịp thời, các vết loét có thể tiến triển sâu và nhiều hơn. Người bệnh sẽ có nguy cơ cao đối mặt với những biến chứng nguy hiểm của bệnh, gồm: hẹp môn vị, thủng dạ dày, xuất huyết tiêu hóa, ung thư dạ dày.

2. Hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích (IBS) là một trong những bệnh đường ruột phổ biến. Hội chứng tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại có tác động lớn ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của người bệnh. Hội chứng ruột kích thích được chẩn đoán phổ biến hơn ở nữ, độ tuổi chẩn đoán thường gặp từ 20 - 50 tuổi, đặc trưng bởi tình trạng đau bụng tái đi tái lại, thay đổi thói quen đi tiêu, cảm giác chướng và khó chịu ở bụng. Đây là hiện tượng ruột bị rối loạn chức năng, tái đi tái lại nhiều lần mà khi người bệnh đi khám, làm các xét nghiệm đều không tìm thấy các tổn thương thực thể ở ruột. Điều trị hội chứng ruột kích thích tập trung nhiều vào chế độ ăn và dinh dưỡng, kết hợp với uống thuốc điều trị triệu chứng và thay đổi lối sống khoa học để phục hồi và cải thiện chức năng hệ tiêu hóa.

3. Trào ngược dạ dày thực quản

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản được định nghĩa là khi các triệu chứng khó chịu làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hoặc gây tổn thương và biến chứng do các chất trong dạ dày trào ngược vào thực quản, hầu họng và đường hô hấp. Người bệnh có thể nhận biết hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản rõ ràng nhất qua triệu chứng ợ nóng và trớ, ngoài ra còn có các triệu chứng khác:

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản, cũng giống như các bất thường khác về sức khỏe, nếu diễn tiến trong thời gian dài mà không được điều trị đúng cách sẽ gây ra nhiều biến chứng, thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng. Bệnh trào ngược dạ dày kéo dài có thể trở thành nguyên nhân gây ra bệnh lý tiêu hóa nguy hiểm như viêm thực quản, loét thực quản, hẹp thực quản, thực quản Barrett và hiếm gặp là ung thư biểu mô tuyến thực quản.

Xem thêm: Nóng cổ triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Cảm giác nóng bụng hay gặp

Cảm giác nóng bụng xảy ra tại những vị trí khác nhau phản ánh các bệnh lý khác nhau. Cụ thể gồm:

1. Nóng bụng đầy hơi, ợ hơi

Nóng bụng đầy hơi thường do rối loạn hoạt động tiêu hóa gây nên. Đây có thể là hiện tượng sinh lý thông thường khi người bệnh ăn thực phẩm không phù hợp. Nhưng đôi khi, tình trạng là cảnh báo những bệnh lý nguy hiểm hơn. Cảm giác bị nóng bụng và căng tức vùng bụng do thể tích bụng bị căng lên. Một số triệu chứng thường xuất hiện kèm theo nóng bụng đầy hơi gồm:

2. Nóng bụng ợ nóng, ợ trớ

Ợ hơi thường xảy ra ở bệnh lý trào ngược dạ dày, do acid từ dạ dày đi lên, gây kích thích thực quản. Nóng bụng thường xảy ra chung với ợ hơi, cụ thể là ợ nóng và ợ chua.

Nóng bụng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa

Điều trị khi bị nóng bụng

Phần lớn các trường hợp nóng bụng là hiện tượng sinh lý, xuất hiện sau khi người bệnh ăn thức ăn không phù hợp với hệ tiêu hóa. Triệu chứng có thể được thuyên giảm bằng cách ngưng tạo áp lực lên đường tiêu hóa. Hạn chế thực phẩm có tính acid, soda, rượu, caffeine…. Đồng thời, không ăn thêm những thức ăn mà cơ thể không dung nạp. Người bệnh có thể bổ sung lợi khuẩn để hỗ trợ cải thiện chức năng tiêu hóa, giảm nóng bụng bằng cách bổ sung lợi khuẩn… (2)

Nóng bụng do bệnh lý khác cần phải tìm ra nguyên nhân trực tiếp gây bệnh, điều trị theo đúng căn nguyên thì triệu chứng nóng bụng cũng sẽ cải thiện. Khi đi khám, bác sĩ sẽ kê toa dựa trên bệnh căn nguyên và đặc điểm sức khỏe của người bệnh. Những loại thuốc phổ biến trong điều trị bệnh tiêu hóa có triệu chứng nóng bụng thường là thuốc cân bằng acid dạ dày, thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau, chống co thắt…

Dù là điều trị tại nhà hay theo phác đồ chỉ định, người bệnh cũng nên có một chế độ dinh dưỡng phù hợp, thay đổi một số thói quen để tăng hiệu quả điều trị. Người bệnh cần nghỉ ngơi để cơ thể nhanh phục hồi. Bên cạnh đó, cần bổ sung nước đầy đủ, uống nhiều nước để đảm bảo sức khỏe tiêu hóa.

Cách phòng ngừa cảm giác nóng bụng

Nóng bụng thường do nguyên nhân sinh hoạt chưa đều độ, gây các bệnh tiêu hóa với những triệu chứng đặc hiệu đi kèm với nóng bụng. Để phòng ngừa, chúng ta cần xây dựng những thói quen tốt cho sức khỏe. Các biện pháp phòng ngừa bệnh tiêu hóa mà bạn có thể tham khảo gồm:

Để đặt lịch thăm khám và điều trị các bệnh lý đường tiêu hóa, bao gồm tình trạng nóng bụng với các chuyên gia bác sĩ về Tiêu hóa - Gan, mật, tụy của Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, xin vui lòng liên hệ:

Nóng bụng hầu hết là hiện tượng sinh lý do sự bất thường trong hệ tiêu hóa. Khi bị nóng bụng, người bệnh không cần quá lo lắng mà hãy thực hiện những biện pháp thuyên giảm triệu chứng, và nghỉ ngơi hợp lý. Khi nóng bụng kéo dài, đi kèm với những triệu chứng nghiêm trọng khác, người bệnh nên nhanh chóng đi khám với bác sĩ để được khám và chỉ định điều trị bệnh kịp thời.

Link nội dung: https://ausp.edu.vn/index.php/nong-bung-nguyen-nhan-trieu-chung-va-cach-phong-ngua-a20476.html