Ăn gì để phôi bám tốt sau chuyển phôi? 12 gợi ý cần ghi chép

Chế độ dinh dưỡng phù hợp đóng vai trò quan trọng giúp phôi làm tổ thành công, cải thiện sức khỏe tổng thể của người phụ nữ, đặc biệt trong giai đoạn thai kỳ. Vậy ăn gì để phôi bám tốt sau chuyển phôi là “nỗi lo chung” của nhiều chị em sau khi chuyển phôi. Để hỗ trợ chuẩn bị thực đơn phù hợp cho giai đoạn sau chuyển phôi, chị em cần lưu ý một số loại thực phẩm nên/không nên ăn được bác sĩ chuyên khoa tư vấn chi tiết trong bài viết sau.

Ăn gì để phôi bám tốt sau chuyển phôi? 12 gợi ý cần ghi chép

Vai trò của dinh dưỡng trong giai đoạn phôi làm tổ sau chuyển phôi

Chuyển phôi là bước cuối cùng và đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị thụ tinh ống nghiệm. Ở giai đoạn này, phôi được nuôi đến ngày 3 hoặc ngày 5+ đáp ứng các tiêu chuẩn đánh giá sẽ được chuyển vào buồng tử cung người phụ nữ.

Sự thành công của quá trình chuyển phôi sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: chất lượng phôi, niêm mạc tử cung, sự tiếp nhận của niêm mạc tử cung đối với phôi,… Ngoài ra, chế độ dinh dưỡng trước, trong và sau quá trình chuyển phôi cũng đóng vai trò rất quan trọng, là một phần không thể thiếu giúp hỗ trợ quá trình phôi làm tổ và phát triển khỏe mạnh.

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh cung cấp các dưỡng chất thiết yếu giúp cơ thể khỏe mạnh, tối ưu niêm mạc tử cung, duy trì sự cân bằng nội tiết tố và tăng cường sức khỏe phôi thai, tạo điều kiện thuận lợi để phôi làm tổ và phát triển. Vì vậy, việc thay đổi chế độ ăn uống có thể góp phần tăng cơ hội thụ thai. (1)

Ăn gì để phôi bám tốt sau chuyển phôi? 12 gợi ý cần ghi chép
Chế độ dinh dưỡng lành mạnh, giàu dưỡng chất giúp cải thiện sức khỏe toàn diện sau chuyển phôi

Ăn gì để phôi bám tốt sau chuyển phôi?

Theo Hội Nội tiết Sinh sản và Vô sinh TPHCM (HOSREM), trong suốt quá trình kích thích buồng trứng và sau khi chuyển phôi, các chuyên gia khuyến khích chị em không cần phải kiêng khem quá gắt gao bất kỳ loại thực phẩm nào. Thay vào đó, nên duy trì chế độ ăn uống cân bằng, đầy đủ dinh dưỡng. Tuy nhiên, đối với những bệnh nhân có nguy cơ cao bị quá kích buồng trứng, việc tăng cường ăn các thực phẩm giàu chất đạm (ức gà, thịt, cá,…) có thể giúp làm giảm nhẹ tình trạng này.

Sau chuyển phôi, dinh dưỡng lành mạnh, đầy đủ các nhóm chất góp phần nâng cao sức khỏe của mẹ và sự phát triển của phôi. Vì vậy, chị em nên ưu tiên chế độ ăn khoa học với thực phẩm giàu dinh dưỡng để tối đa hóa cơ hội mang thai thành công. (2)

Vậy phụ nữ nên ăn gì để phôi bám tốt sau khi chuyển phôi? Bác sĩ Nguyễn Thị Kim Cúc Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, BVĐK Tâm Anh Hà Nội cho biết một số nhóm thực phẩm tốt cho chị em khi điều trị IVF gồm:

1. Thực phẩm giàu Folate

Folate là một loại vitamin B hỗ trợ sự phát triển của phôi thai, ngăn ngừa khả năng dị tật ống thần kinh ở thai nhi do thiếu axit folic. Các thực phẩm giàu Folate như rau lá xanh, bông cải xanh, đậu, ngũ cốc nguyên hạt, trái cây họ cam quýt, bơ, cà chua… rất phù hợp để đưa vào thực đơn.

2. Thực phẩm giàu Omega 3

Chị em sau chuyển phôi ăn gì để phôi bám tốt? Bác sĩ Nguyễn Thị Kim Cúc cho biết phụ nữ trước và sau chuyển phôi nên bổ sung các thực phẩm chứa axit béo Omega-3 có nhiều trong cá ngừ, cá hồi, cá mòi, cá cơm, cá trích, hạt chia, quả óc chó, đậu nành… nhằm cải thiện niêm mạc tử cung, hỗ trợ cho quá trình phôi làm tổ.

3. Thực phẩm giàu sắt

Các thực phẩm giàu sắt rất cần thiết được đưa vào thực đơn giúp phôi bám tốt sau chuyển phôi, giúp tối đa cơ hội mang thai thành công ở phụ nữ sau chuyển phôi. Sắt đóng vai trò tổng hợp huyết sắc tố hemoglobin, vận chuyển oxy đến các tế bào đảm bảo cho hoạt động các mô của cơ thể. Việc thiếu hụt sắt gây ra thiếu máu, đặc biệt ở phụ nữ mang thai.

Vì vậy, chị em sau chuyển phôi nên ăn nhiều rau bina, hạt bí ngô, cà rốt, thịt đỏ, sữa và các chế phẩm từ sữa, củ cải đường… để bổ sung sắt cho cơ thể. Lưu ý củ cải đường chứa hàm lượng đường cao, chị em cần tham khảo ý kiến của bác sĩ về lượng tiêu thụ phù hợp.

Ăn gì để phôi bám tốt sau chuyển phôi? 12 gợi ý cần ghi chép
Phụ nữ sau chuyển phôi và mang thai nên chú ý bổ sung nhiều sắt để đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh

4. Thực phẩm giàu kẽm

Các loại thực phẩm giàu kẽm có trong các loại hạt, ngũ cốc, sản phẩm từ sữa, khoai tây, thịt, nấm, hàu,… giúp cân bằng hormone trong cơ thể, cải thiện khả năng sinh sản. Bên cạnh việc bổ sung kẽm bằng các loại thực phẩm, chị em có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về việc sử dụng các loại viên uống bổ sung kẽm nhằm tạo điều kiện thuận lợi để phôi làm tổ.

5. Thực phẩm giàu protein nạc

Protein đóng vai trò quan trọng cho sức khỏe của mẹ và thai nhi, đặc biệt là phụ nữ sau chuyển phôi. Các nguồn thực phẩm chứa protein tốt cho phụ nữ sau chuyển phôi và phụ nữ mang thai gồm thịt đỏ (bò, heo, dê), thịt gia cầm, cá, đậu phụ, các loại đậu, phô mai, sữa, giá đỗ… Lưu ý chị em nên tiêu thụ lượng thịt đỏ và trứng ở mức vừa phải. Nếu cần thiết, chị em có thể thiết lập chế độ dinh dưỡng giàu thực phẩm protein dưới sự hướng dẫn từ bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng.

6. Các loại trái cây, rau củ quả giàu vitamin

Trái cây tươi, rau củ quả nhiều màu sắc chứa nhiều vitamin C, E và beta-carotene. Đây được xem là nguồn chất chống oxy hoá quan trọng giúp bảo vệ tế bào khỏi bị tổn thương, có thể cải thiện niêm mạc tử cung, hỗ trợ cơ thể giải độc. Ngoài ra, ăn nhiều trái cây và rau củ giúp bổ sung vitamin và khoáng chất thiết yếu giúp chống lại các gốc tự do, cải thiện sức khỏe toàn diện.

Các loại trái cây, rau củ phù hợp cho để ăn mỗi ngày giúp cho phôi bám chắc vào niêm mạc tử cung sau chuyển phôi:

Ăn gì để phôi bám tốt sau chuyển phôi? 12 gợi ý cần ghi chép
Trái cây và rau quả tươi là nguồn thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa

7. Bổ sung đủ nước

Bên cạnh các thực phẩm cần thiết giúp phôi bám tốt vào niêm mạc tử cung, bác sĩ Nguyễn Thị Kim Cúc khuyến nghị chị em nên uống đủ 2-3 lít nước mỗi ngày sau chuyển phôi. Theo các nghiên cứu, nước rất cần thiết cho hoạt động tuần hoàn, trao đổi chất, hỗ trợ tiêu hóa và giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể,… Lượng nước có thể bổ sung từ nước lọc, nước canh trong các bữa ăn hàng ngày, sữa, sinh tố trái cây,…

8. Cháo cá chép

Cháo cá chép được biết đến là một phương thuốc dân gian có nhiều công hiệu như lợi tiểu, thông sữa cho mẹ bỉm giai đoạn nuôi con bằng sữa. Theo Đông y, cá chép là loại thực phẩm mang giá trị dinh dưỡng cao, có khả năng tạo điều kiện thuận lợi để phôi bám chắc niêm mạc tử cung, rất tốt cho phụ nữ sau chuyển phôi cũng như trong thai kỳ.

Bên cạnh nấu cháo cá chép, chị em có thể chế biến các món ăn khác nhau từ nguyên liệu dinh dưỡng này như nấu canh, hấp… để bữa ăn thêm hấp dẫn.

9. Cá hồi

Cá hồi là thực phẩm rất tốt cho sức khỏe toàn diện. Cá hồi chứa nhiều axit béo Omega-3 có tác dụng hỗ trợ niêm mạc tử cung phát triển, giảm viêm.

10. Trứng

Trứng chứa hàm lượng protein cao và hợp chất choline rất quan trọng cho sự phát triển não của thai nhi, tạo ra DNA và liên quan đến folate, phức hợp vitamin B.

11. Quả bơ

Trái bơ là loại thực phẩm rất tốt để phôi thai bám chắc vào tử cung sau chuyển phôi. Vì bơ là trái cây cung cấp chất béo không bão hòa lành mạnh, giàu calo và chứa nhiều folate, đóng vai trò tích cực trong điều hoà nội tiết tố, hỗ trợ phôi bám niêm mạc thành công.

Ăn gì để phôi bám tốt sau chuyển phôi? 12 gợi ý cần ghi chép
Quả bơ chứa nhiều chất béo lành mạnh, có tác dụng kháng viêm, hỗ trợ cân bằng nội tiết tố

12. Các loại hạt

Hạnh nhân, quả óc chó, hạt điều… cung cấp các vitamin và khoáng chất cần thiết cho sức khỏe, đặc biệt là sức khoẻ sinh sản.

13. Ngũ cốc nguyên hạt

Các loại ngũ cốc nguyên hạt như ngô, yến mạch, gạo lứt, bột mì nguyên cám… cung cấp carbohydrate để tạo ra năng lượng cho cơ thể, điều hoà nội tiết tố.

14. Sữa chua

Trong sữa chua có nhiều ​​probiotic hỗ trợ sức khỏe đường ruột, góp phần cải thiện sức khỏe sinh sản. Do đó, chị em có thể bổ sung sữa chua và các chế phẩm từ sữa vào thực đơn ăn gì để phôi thai bám chắc vào tử cung.

Những lưu ý sau chuyển phôi để hỗ trợ phôi bám tốt

Có khá nhiều khuyến nghị mà chị em sau chuyển phôi cần tuân thủ nhằm tối ưu tỷ lệ thụ thai thành công. Mặc dù vậy, điều quan trọng nhất là chị em cần giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ, tránh stress và sinh hoạt bình thường. Sau đây là một số lưu ý sau chuyển phôi để hỗ trợ phôi bám niêm mạc tốt mà chị em có thể tham khảo:

1. Nhớ kỹ các hướng dẫn của bác sĩ sau chuyển phôi

Sau chuyển phôi, bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc kê đơn có tác dụng hỗ trợ phôi làm tổ thành công. Chị em cần ghi nhớ thời gian uống/đặt thuốc và liều lượng đã được bác sĩ hướng dẫn. Tuyệt đối không tự ý thay đổi liều lượng, ngưng thuốc hoặc sử dụng các loại thuốc không rõ nguồn gốc khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ điều trị.

Ăn gì để phôi bám tốt sau chuyển phôi? 12 gợi ý cần ghi chép
Tuân thủ các hướng dẫn từ bác sĩ điều trị giúp hỗ trợ quá trình phôi làm tổ thành công

2. Nghỉ ngơi phù hợp sau chuyển phôi

Sau chuyển phôi, chị em nên nghỉ ngơi 1-2 giờ tại bệnh viện trước khi về nhà. Ngoại trừ các hoạt động mạnh, mang vác vật nặng, chơi thể thao, chị em hoàn toàn có thể sinh hoạt, lái xe, dạo bộ, đi làm nhẹ nhàng như bình thường.

Điều quan trọng là chị em không nên nằm một chỗ sau chuyển phôi, vì điều này có thể cản trở lưu thông máu đến tử cung; tăng nguy cơ huyết khối. Nằm quá lâu một chỗ không chỉ ảnh hưởng đến tuần hoàn mà còn tác động tiêu cực đến tâm lý, gây lo lắng không cần thiết, ảnh hưởng xấu đến tỉ lệ thành công sau chuyển phôi.

3. Chuẩn bị bữa ăn cân bằng dinh dưỡng mỗi ngày

Duy trì chế độ ăn uống đa dạng, cân bằng và đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng không chỉ giúp phụ nữ cải thiện sức khỏe sinh sản, kiểm soát hiệu quả tình trạng rối loạn nồng độ hormone mà còn nâng cao cơ hội IVF thành công.

Chị em có thể tham khảo thêm với các bác sĩ dinh dưỡng để xây dựng thực đơn khoa học, lành mạnh tốt cho việc phôi bám vào tử cung sau chuyển phôi. (3)

4. Kiêng sử dụng các thực phẩm không tốt sau chuyển phôi

Bên cạnh nhóm thực phẩm nên tăng cường thì chị em sau chuyển phôi nên tránh một số nhóm thực phẩm dưới đây:

Ngoài ra, phụ nữ trong quá trình làm IVF cần tránh uống rượu, bia, đồ uống có đường, thức uống chứa nhiều caffein, nước tăng lực… để tránh những ảnh hưởng không tốt đến phôi cũng như sức khoẻ tổng thể.

Ăn gì để phôi bám tốt sau chuyển phôi? 12 gợi ý cần ghi chép
Phụ nữ sau chuyển phôi tránh ăn các loại thực phẩm sống

5. Kiêng quan hệ trong giai đoạn phôi làm tổ sau chuyển phôi

Vợ chồng tránh quan hệ tình dục trong thời gian 10-14 ngày sau chuyển phôi nhằm hạn chế sự co bóp tử cung, tác động xấu đến khả năng phôi làm tổ. Tốt nhất các cặp vợ chồng nên trao đổi với bác sĩ về thời điểm phù hợp để quan hệ sau chuyển phôi.

6. Tránh tiếp xúc nhiệt độ cao và các hóa chất độc hại

Các nghiên cứu chỉ ra rằng tiếp xúc với nhiệt độ cao không tốt cho quá trình phôi làm tổ cũng như sự phát triển của phôi thai. Do đó chị em tránh tiếp xúc với nguồn nhiệt cao như tắm nước quá nóng, phòng xông hơi, không nên ăn các loại thực phẩm làm tăng thân nhiệt như đu đủ xanh, thức uống chứa caffein, thức ăn cay nóng, tiêu, hành tây,…

Bên cạnh đó, phụ nữ sau chuyển phôi tránh tiếp xúc với hóa chất độc hại gây rối loạn nội tiết tố, ảnh hưởng đến khả năng bám niêm mạc của phôi và sự phát triển của phôi thai.

Tại BVĐK Tâm Anh ứng dụng công nghệ keo dính phôi trong điều trị

Tại IVF Tâm Anh, nhờ tích cực áp dụng nhiều kỹ thuật hiện đại trong quá trình điều trị hỗ trợ sinh sản, đặc biệt là thụ tinh ống nghiệm giúp tối ưu tỷ lệ chuyển phôi thành công. Một trong những phương pháp hỗ trợ sinh sản được áp dụng tại IVF Tâm Anh mang lại hiệu quả rõ rệt trong việc nâng cao tỷ lệ phôi làm tổ thành công chính là sử dụng keo dính phôi. Loại keo dán đặc biệt này cải thiện sự liên kết giữa phôi và niêm mạc tử cung của người mẹ, tăng khả năng phôi bám dính chắc vào niêm mạc để vùi sâu và làm tổ thành công.

Keo dính phôi được hiểu là môi trường nuôi cấy đặc biệt chứa hàm lượng hyaluronan và albumin tái tổ hợp cao. Đây là một dạng phân tử đường được tìm thấy ở niêm mạc tử cung. Các chuyên gia cho biết nồng độ phân tử hyaluronan ở nội mạc tử cung rất cao trong quá trình phôi liên kết với bề mặt niêm mạc. Do đó hàm lượng Hyaluronan trong keo dính phôi hoạt động như chất trung gian để liên kết thụ thể CD44 trên bề mặt phôi với bề mặt niêm mạc.

Để đặt lịch tư vấn các biện pháp giúp tăng cơ hội mang thai thành công sau chuyển phôi, quý khách hàng có thể liên hệ:

Trên đây là những chia sẻ giúp chị em biết ăn gì để phôi bám tốt và có thể tham khảo để đưa vào thực đơn hàng ngày. Bác sĩ Nguyễn Thị Kim Cúc nhấn mạnh sự thành công của quá trình điều trị IVF phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố và đặc biệt là sự nỗ lực từ bệnh nhân, chị em nên thay đổi lối sống khoa học và duy trì tinh thần thoải mái, lạc quan, tin tưởng vào kế hoạch điều trị IVF mà bác sĩ đã chỉ định. Tâm lý thoải mái và vui vẻ là yếu tố quan trọng góp phần tăng tỷ lệ thành công sau chuyển phôi.

Link nội dung: https://ausp.edu.vn/index.php/an-gi-de-phoi-bam-tot-sau-chuyen-phoi-12-goi-y-can-ghi-chep-a20277.html