Ăn bắp có tác dụng gì và những lưu ý khi bổ sung bắp vào khẩu phần ăn

1. Giá trị dinh dưỡng trong mỗi bắp ngô

Bắp vừa được biết đến như một loại ngũ cốc nguyên hạt giàu dinh dưỡng, vừa có thể xem như một loại rau. Từ hàng ngàn năm nay, con người đã biết sử dụng bắp chế biến thành các món ăn cũng như dùng trong chăn nuôi.

Ăn bắp có tác dụng gì và những lưu ý khi bổ sung bắp vào khẩu phần ăn

Thành phần dinh dưỡng trong mỗi bắp ngô tương đối đa dạng

Hiện nay, chủng loại bắp trên thị trường tương đối đa dạng. Thông qua quá trình lai tạo, người ta có thể tạo ra nhiều giống bắp mới đáp ứng yêu cầu về năng suất và chất lượng. Loại ngũ cốc này thường được chế biến thành nhiều dạng món ngon.

Theo báo cáo thống kê của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), lượng dưỡng chất trong bắp rất phong phú. Cụ thể 100g bắp tương đương với 86 calo và gồm có các chất dinh dưỡng như:

Ngoài ra, người ta còn tìm thấy trong bắp nhiều thành phần dưỡng chất khác như Lysine, Tryptophan, Threonine,...

2. Ăn bắp có tác dụng gì?

2.1. Giảm lượng cholesterol

Lượng cholesterol tăng cao là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng xơ vữa động mạch, từ đó làm tăng nguy cơ xuất hiện các biến chứng như đột quỵ, nhồi máu cơ tim,... Bắp là loại ngũ cốc có khả năng làm giảm lượng cholesterol trong máu.

Ăn bắp có tác dụng gì và những lưu ý khi bổ sung bắp vào khẩu phần ăn

Một số hợp chất trong bắp ngô có khả năng làm giảm cholesterol

Theo đó, tinh dầu bắp ngô có tác dụng giảm giảm cholesterol tương tự như dầu hướng dương. Như vậy, bổ sung ngô hoặc dầu ngô sẽ giúp hạn chế nguy cơ xuất hiện biến chứng tim mạch.

2.2. Phòng ngừa tiểu đường

Bắp hay đặc biệt là bắp tím đã được chứng minh là có thể hỗ trợ phòng ngừa tiểu đường, phòng ngừa biến chứng liên quan đến bệnh lý này. Theo đó, Anthocyanin có trong một số loại bắp tím sẽ giúp làm giảm khả năng hấp thụ Glucose, đồng thời tăng tiết Insulin.

Bên cạnh đó, loại sắc tố đặc biệt này còn giúp kích thích sản sinh axit béo, cùng Glucokinase. Đây là hai thành phần giúp phòng ngừa bệnh lý tiểu đường hiệu quả.

2.3. Cải thiện chức năng của đường ruột

Trạng thái cân bằng giữa các loại vi khuẩn là điều kiện để đường ruột duy trì các chức năng ổn định. Ước tính, đường tiêu hóa ảnh hưởng đến 70% khả năng miễn dịch của cơ thể.

Ăn bắp có tác dụng gì và những lưu ý khi bổ sung bắp vào khẩu phần ăn

Chất xơ hòa tan tìm thấy trong bắp có khả năng cải thiện chức năng đường ruột

Để duy trì trạng thái cân bằng trên, bạn nên ưu tiên bổ sung những loại thực phẩm lành mạnh như ngô. Bởi chất xơ hòa tan trong loại ngũ cốc này có khả năng hỗ trợ, duy trì sự cân bằng các loại vi khuẩn trong đường ruột. Theo đó, chất xơ trong bắp sẽ giúp làm tăng đáng kể Bifidobacteria, một loại vi khuẩn có lợi.

2.4. Hỗ trợ giảm cân

Lượng calo trong 100g bắp chỉ vào khoảng 86 kcal. Lượng chất béo, Protein tìm thấy trong loại ngũ cốc này cũng ở mức thấp. Nhìn chung, bắp là loại thực phẩm khá phù hợp với người cần giảm cân nhưng không nên lạm dụng nhiều. Bởi loại thực phẩm này vẫn chứa đường và tinh bột, nếu dùng quá mức, bạn vẫn có thể bị tăng cân.

2.5. Phòng ngừa ung thư

Bắp được chứng minh là có thể làm giảm lượng cholesterol, phòng ngừa một số căn bệnh như ung thư. Cụ thể ở đây là ung thư ruột kết.

Mặt khác, người ta đã tìm thấy trong bắp một lượng beta-cryptoxanthin. Hợp chất này có thể giúp cải thiện chức năng phổi, hỗ trợ phòng ngừa ung thư phổi.

2.6. Làm đẹp da

Vitamin C là một trong những thành phần quan trọng tìm thấy trong bắp. Thực tế, loại vitamin này rất cần thiết cho da, tham gia vào quá trình tổng hợp Collagen, giúp tăng độ đàn hồi của da.

2.7. Phòng ngừa bệnh Alzheimer, cải thiện trí nhớ

Khi bị thiếu hụt Vitamin B1, cơ thể dễ gặp phải một số vấn đề về não như tình trạng hay quên, kém tập trung khiến năng suất làm việc, hiệu quả học tập giảm sút.

Ăn bắp có tác dụng gì và những lưu ý khi bổ sung bắp vào khẩu phần ăn

Vitamin B1 trong bắp giúp phòng ngừa bệnh Alzheimer

Bắp có chứa thành phần Vitamin B1 giúp hỗ trợ trí não. Ngoài ra, loại vitamin này cũng tham gia vào quá trình sản xuất Acetylcholine, hỗ trợ phòng ngừa bệnh suy giảm trí nhớ Alzheimer.

3. Lưu ý khi bổ sung bắp vào khẩu phần ăn

Tuy có nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe nhưng không vì vậy mà chúng ta có thể sử dụng bắp một cách quá mức. Cụ thể, bạn không nên ăn thay cơm loại ngũ cốc này. Thay vào đó, mỗi ngày bạn chỉ nên ăn khoảng 1 bắp ngô cỡ vừa. Bởi nếu lạm dụng bắp, bạn có thể gặp phải tình trạng khó chịu tại vùng niêm mạc ruột. Ngoài ra, protein tìm thấy trong bắp chủ yếu là Gluten dễ tác động đến hệ miễn dịch.

Lượng đường trong bắp không quá cao nhưng vẫn có khả năng làm tăng đường huyết, gây ra tình trạng kháng Insulin. Nếu ăn bắp sống chưa qua chế biến, đường ruột của bạn dễ bị ảnh hưởng (tiêu chảy).

Đối với trẻ nhỏ, bạn cũng không nên cho trẻ ăn bắp liên tục. Bởi đường ruột của trẻ chưa hoàn thiện, có thể bị tác động bởi lượng chất xơ lớn trong bắp, tạo gánh nặng lên dạ dày.

Mặt khác, lượng tinh bột trong mỗi bắp tương đối cao. Nếu ăn quá nhiều, bạn đôi khi sẽ bị đầy hơi, khó tiêu.

Ăn bắp có tác dụng gì và những lưu ý khi bổ sung bắp vào khẩu phần ăn

Bạn không nên ăn quá nhiều ngô, mà mỗi ngày chỉ cần ăn khoảng 1 bắp cỡ vừa

Chắc hẳn sau khi tham khảo phần chia sẻ chi tiết của MEDLATEC, bạn đọc đã có thể biết chính xác ăn bắp có tác dụng gì. Bắp là loại ngũ cốc chứa thành phần dinh dưỡng phong phú. Trong loại ngũ cốc này, người ta đã tìm thấy nhiều loại vitamin, khoáng chất cần thiết cho cơ thể nhưng để đảm bảo sức khỏe, bạn nên bổ sung bắp ở mức vừa phải, cân bằng với các loại thực phẩm khác.

Link nội dung: https://ausp.edu.vn/index.php/an-bap-co-tac-dung-gi-va-nhung-luu-y-khi-bo-sung-bap-vao-khau-phan-an-a20142.html