7 tác hại của trái nhàu và cách sử dụng an toàn cho sức khỏe

7 tác hại của trái nhàu và cách sử dụng an toàn cho sức khỏe

THÀNH PHẦN CHẤT TRONG QUẢ NHÀU

Quả nhàu (Morinda citrifolia) chứa hơn 200 hoạt chất có lợi cho sức khỏe, bao gồm nhiều vitamin, khoáng chất và các hợp chất hữu cơ sau:

Trong Đông y, trái nhàu có tác dụng hoạt huyết, điều hòa kinh nguyệt, hạ sốt, lợi tiểu, chữa ho, giảm đau xương khớp. Ngoài ra, nó còn hỗ trợ điều trị bệnh tim, tiểu đường, suy nhược cơ thể, kích thích tiêu hóa, chống oxy hóa, làm đẹp da và giảm cân hiệu quả.

TÁC HẠI CỦA TRÁI NHÀU

Trái nhàu chứa hàm lượng Kali cao nên dùng nhiều sẽ bị rối loạn nhịp tim, dẫn đến nguy cơ sảy thai hoặc sinh non đối với bà mẹ mang thai hoặc tăng rủi ro bị đột quỵ đối với người mắc bệnh thận hay tim mạch. Ngoài ra, nó cũng còn có khả năng tương tác với thuốc điều trị và gây dị ứng ở một số người. Dưới đây là 7 tác hại tiềm ẩn của trái nhàu mà bạn nên biết trước khi sử dụng:

1. Tăng nguy cơ sải thai hoặc sinh non

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, phụ nữ mang thai tuyệt đối không nên sử dụng trái nhàu, đặc biệt là ở các giai đoạn đầu của thai kỳ, bởi chúng làm tăng lượng Kali trong máu lên cao, gây co bóp tử cung mạnh, dễ xảy ra sảy thai hoặc sinh non.

Vậy, bà mẹ đang cho con bú ăn trái nhàu được không? Theo khuyến cáo của các bác sĩ sản khoa thì phụ nữ cho con bú không nên ăn trái nhàu để tránh các rủi ro cho sức khỏe của cả mẹ và bé, bởi chúng có chứa các hoạt chất gây rối loạn chức năng gan, thận

2. Gây rối loạn chức năng gan và thận

Trái nhàu có chứa nhiều Kali, Anthraquinone, Oxalate kèm một số hoạt chất sinh học mạnh, nếu sử dụng quá liều lượng hoặc trong thời gian dài sẽ gây tổn thương gan và thận, đặc biệt những người có tiền sử mắc 2 loại bệnh này thì không nên lạm dụng.

3. Dễ bị đột quỵ đối với người huyết áp thấp

Nếu ăn hoặc uống nước ép trái nhàu quá nhiều sẽ khiến cơ thể bị tăng cao chỉ số Kali và Scopoletin trong máu, làm tim đập nhanh hơn, chóng mặt, rất nguy hiểm đối với những người bị huyết áp thấp, bệnh thận hoặc tim mạch, có thể dễ xảy ra đột quỵ.

4. Làm rối loạn dạ dày

Người mắc bệnh dạ dày nên tránh dùng trái nhàu, đặc biệt là khi đói. Khi sử dụng nhiều, nó có thể gây kích thích hệ tiêu hóa quá mức, dẫn đến các triệu chứng như tiêu chảy, đau bụng, và thậm chí là viêm ruột. Nhiều người nghĩ rằng ăn trái nhàu nhiều sẽ tốt cho tiêu hóa, nhưng thực tế, việc lạm dụng sẽ mang lại tác dụng ngược.

5. Tương tác với thuốc điều trị

Nếu đang dùng thuốc điều trị cao huyết áp, chống đông máu, lợi tiểu hoặc xương khớp, nên cân nhắc kỹ trước khi sử dụng nước ép trái nhàu vì nó có thể gây ra phản ứng phụ với các thành phần của thuốc.

6. Dễ bị dị ứng với cơ thể

Một số người có thể dị ứng với các thành phần trong trái nhàu, gây ra các triệu chứng như ngứa, phát ban, sưng môi khi ăn hoặc uống nước ép. Nếu có dấu hiệu dị ứng, nóng trong người nên ngừng sử dụng ngay lập tức.

7. Có thể chứa chất có hại

Mặc dù trái nhàu chứa nhiều hoạt chất có lợi, nhưng cũng có thể chứa kim loại nặng và một số chất có hại cho sức khỏe. Nếu muốn sử dụng lâu dài, hãy chọn sản phẩm tinh chất trái nhàu để đảm bảo an toàn hơn.

Tóm lại, bên cạnh nhiều lợi ích sức khỏe mang lại, những tác dụng phụ của trái nhàu cũng gây ra nhiều tác hại không mong muốn như: gây rối loạn nhịp tim, tăng nguy cơ sảy thai ở phụ nữ mang thai, tăng rủi ro đột quỵ đối với người có bệnh thận hoặc tim mạch. Ngoài ra, nó còn có thể gây tổn thương gan, thận, kích ứng hệ tiêu hóa, tương tác xấu với thuốc điều trị và gây dị ứng ở một số người. Vì vậy, bạn cần thận trọng khi sử dụng loại trái này, đặc biệt là những người có bệnh lý nền hoặc đang mang thai nên tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

QUẢ NHÀU KỴ VỚI GÌ?

Quả nhàu không kỵ với bất kỳ thức ăn đồ uống nào, không gây ra những kích ứng nghiêm trọng nào cả. Tuy nhiên, với những tác dụng của quả nhàu thì người dùng cần lưu ý như sau:

CÁCH SỬ DỤNG TRÁI NHÀU TƯƠI

7 tác hại của trái nhàu và cách sử dụng an toàn cho sức khỏe

Làm nước ép trái nhàu

Nước ép trái nhàu có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, chống viêm, giảm đau, cải thiện tiêu hóa. Nó cũng hỗ trợ sức khỏe tim mạch, giúp giảm cholesterol, ổn định huyết áp, chống oxy hóa, ngăn ngừa lão hóa và hỗ trợ kiểm soát tiểu đường.

Liều lượng uống nước ép trái nhàu để đạt hiệu quả tốt nhất:

Ngâm trái nhàu tươi với đường

Trái nhàu ngâm đường uống có tác dụng cải thiện tiêu hóa nhờ tạo ra enzyme hỗ trợ đường ruột, giúp giảm đầy bụng và khó tiêu, phù hợp cho người mệt mỏi hoặc suy nhược. Đối với phụ nữ, trái nhàu ngâm đường phèn hoặc đường cát vàng giúp điều hòa kinh nguyệt, giảm các triệu chứng khó chịu như đau bụng kinh, hỗ trợ giảm cân khi kết hợp với chế độ ăn uống hợp lý. Ngoài ra, nó còn có tác dụng giảm viêm nhiễm, đau nhứt cơ, xương khớp, thanh nhiệt, giải độc và tăng cường hệ miễn dịch.

Trái nhàu ngâm đường để được từ 6 đến 12 tháng nếu được bảo quản trong hũ kín và để ở nơi thoáng khí, mát mẻ (tốt nhất là trong ngăn mát tủ lạnh).

Ngâm rượu trái nhàu tươi

Trái nhàu ngâm rượu có tác dụng chữa bệnh đau nhức xương khớp, viêm và thoái hóa khớp, cũng như cải thiện tiêu hóa cho người mắc hội chứng viêm đại tràng co thắt, táo bón, đầy hơi. Đặc biệt, rượu trái nhàu giúp ngủ ngon, giảm căng thẳng, điều hòa lượng đường huyết cho người mắc bệnh tiểu đường, cũng như phòng ngừa, hỗ trợ điều trị ung thư nhờ các chất chống oxy hóa.

Rượu ngâm trái nhàu nếu sử dụng quá mức có thể gây viêm gan, xơ gan, viêm loét dạ dày, tiêu chảy, mất ngủ, lo âu, suy giảm chức năng não và làm giảm sức mạnh cơ bắp.

Mặc dù trái nhàu mang lại nhiều lợi ích nhưng việc sử dụng không đúng cách có thể gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng. Để đảm bảo an toàn, bạn nên sử dụng trái nhàu với liều lượng hợp lý, đồng thời tham khảo ý kiến chuyên gia y tế khi cần. Hiểu rõ các tác dụng phụ của trái nhàu sẽ giúp bạn sử dụng chúng hiệu quả mà vẫn bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho bản thân.

Link nội dung: https://ausp.edu.vn/index.php/7-tac-hai-cua-trai-nhau-va-cach-su-dung-an-toan-cho-suc-khoe-a19076.html