Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo (BGDĐT) ban hành bảng chữ cái tiếng việt có 29 chữ cái được sắp sếp theo thứ tự như sau: a, ă, â, b, c, d, đ, e, ê, g, h, i, k l, m, n, o, ô, ơ, p, q, r, s, t, u, ư, v, x, y. Trong đó bảng chữ cái tiếng việt còn được thể hiện ở các dạng như CHỮ IN HOA (kiểu viết chữ in lớn), CHỮ THƯỜNG (kiểu viết chữ nhỏ). Kết hợp với phân chia nguyên âm, phụ âm, dấu thanh và các loại từ ghép tạo nên hệ thống ngữ pháp phong phú đa dạng mà ông cha đã có câu: “phong ba bão táp không bằng ngữ pháp việt nam“.
Bảng chữ cái tiếng việt 29 chữ cái
Bảng chữ cái sắp sếp chuẩn theo Bộ GD&ĐT:
STT Chữ viết thường Chữ viết hoa Tên chữ Cách phát âm 1 a A a a 2 ă Ă á á 3 â Â ớ ớ 4 b B bê bờ 5 c C xê cờ 6 d D dê dờ 7 đ Đ đê đờ 8 e E e e 9 ê Ê ê ê 10 g G giê giờ 11 h H hát hờ 12 i I i/i ngắn i 13 k K ca ca/cờ 14 l L e-lờ lờ 15 m M em mờ/e-mờ mờ 16 n N em nờ/ e-nờ nờ 17 o O o o 18 ô Ô ô ô 19 ơ Ơ ơ ơ 20 p P pê pờ 21 q Q cu/quy quờ 22 r R e-rờ rờ 23 s S ét-xì sờ 24 t T tê tờ 25 u U u u 26 ư Ư ư ư 27 v V vê vờ 28 x X ích xì xờ 29 y Y i/i dài iTầm quan trọng của bảng chữ cái tiếng Việt:
Đối với trẻ nhỏ mới bắt đầu:
- Việc có bảng chữ cái tiếng việt là bước cơ bản nhất cần phải có để giúp trẻ nhỏ có thể nắm bắt và học hiểu nhanh các chữ cái theo thứ tự. Trẻ cần làm quen với các chữ cái tiếng việt, bảng sẽ giúp trẻ nhớ nhanh hơn theo chữ Hoa và chữ thường. Bên cạnh đó việc thầy cô giáo, phụ huynhcũng có cái nhìn tổng thể dễ hiểu và dựa vào đó để có phương pháp dạy con bài bản trình tự cụ thể theo thứ tự: Chữ viết - chữ viết hoa - tên chữ - cách phát âm. Xin lưu ý: Việc làm quen với chữ viết thường trước rất quan trọng với việc phát triển kĩ năng đọc, viết của trẻ nhỏ sau này. Chữ viết hoa chỉ chiếm 5% trong các văn bản hay sách báo, vì vậy hãy cho con làm quen với chữ viết thường trước.
Đối với người nước ngoài muốn học tiếng Việt:
- Về cơ bản, bảng chữ cái tiếng Việt khá giống với bảng chữ cái tiếng anh như lại đa dạng và phức tạp hơn rất nhiều hơn rất nhiều bởi sự kết hợp của các nguyên âm phụ âm 5 dấu, thanh nên khi đọc sẽ khó phát âm hơn, lưỡi sẽ phải uống nhiều hơn và tạo ra âm thanh khác nhau du dương như tiếng nhạc. Đó là lí do tại sao người nước ngoài hay nói người Việt nói chuyện như hát, âm điệu trầm bổng rất hay.
- Không những có sự kết hợp 5 dấu, thanh tiếng Việt còn được chia thành 4 âm: âm đầu, âm chính, âm đệm và âm cuối.Tuy nhiên, do nhu cầu của người học nên không cần phải quá rạch ròi trong việc chia nhiều đến như vậy làm khó người học.
Tìm hiểu về nguyên âm, phụ âm, Dấu thanh trong bảng chữ cái tiếng Việt:
- Nguyên âm trong bảng chữ cái tiêng Việt
Theo Bộ giáo dục và đạo tạo đưa ra, trong bảng chữ cái tiếng Việt mới nhất hiện nay gồm 12 nguyên âm đơn: a, ă, â, e, ê, i, y, o, ô, ơ, u, ư. Ngoài ra còn có ba nguyên âm đôi với rất nhiều cách viết cụ thể như là: ua - uô, ia - yê - iê, ưa - ươ
Nguyên âm trong bảng chữ cái tiêng Việt
Những chú ý quan trọng mà người học cũng như người dạy ( thầy giáo, cha mẹ phụ huynh … ) cần phải nắm bắt được:
- “a” và “ă” là hai nguyên âm. 2 nguyên âm này có cách đọc gần giồng nhau từ trên căn bản vị trí của lưỡi cho đến độ mở của miệng, khẩu hình phát âm.
- “ơ” và “â” cũng tương tự vậy cách đọc gần giống nhau nhưng khi đọc ơ thì dài, còn đối với âm â thì ngắn hơn
- “ă” và âm “â” không đứng một mình trong chữ viết Tiếng Việt.
- Các nguyên âm có dấu là: ư, ơ, ô, â, ă cần đặc biệt chú ý. Đối với người nước ngoài thì những âm này cần học nghiêm chỉnh bởi chúng không có trong bảng chữ cái và đặc biệt khó nhớ.
- Tất cả các nguyên âm chỉ xuất hiện một mình trong các âm tiết và không lặp lại ở cùng một vị trí gần nhau trong chữ viết
- Có một số trường hợp đi vay mượn như quần soóc, cái soong, kính coong … thế nhưng tiếng việt thuần chủng thì không có
- Phụ âm trong bảng chữ cái tiêng Việt
Phụ âm trong bảng chữ cái tiêng Việt
Phần lớn lớn các phụ âm, đều được ghi bằng một chữ cái duy nhất trong bảng chữ cái tiếng việt (b, t, v, s, x, r) và có chín phụ âm được viết bằng hai chữ cái đơn ghép lại cụ thể như:
- Ph: có trong các từ như - phở, phim, phấp phới.
- Th: có trong các từ như - thướt tha, thê thảm.
- Tr: có trong các từ như - tre, trúc, trước, trên.
- Gi: có trong các từ như - gia giáo, giảng giải,
- Ch: có trong các từ như - cha, chú, che chở.
- Nh: có trong các từ như - nhỏ nhắn, nhẹ nhàng.
- Ng: có trong các từ như - ngây ngất, ngan ngát.
- Kh: có trong các từ như - không khí, khập khiễng.
- Gh: có trong các từ như - ghế, ghi, ghé, ghẹ.
- Ngh là phụ âm duy nhất được ghép lại với 3 kí tự
Có ba phụ âm được ghép lại bằng nhiều chữ cái khác nhau cụ thể là:
- Phụ âm /k/ được ghi bằng:
- K khi đứng trước i/y, iê, ê, e (VD: kí/ký, kiêng, kệ, …);
- Q khi đứng trước bán nguyên âm u (VD: qua, quốc, que…)
- C khi đứng trước các nguyên âm còn lại (VD: cá, cơm, cốc,…)
- Phụ âm /g/ được ghi bằng:
- Gh khi đứng trước các nguyên âm i, iê, ê, e (VD: ghi, ghiền, ghê,…)
- G khi đứng trước các nguyên âm còn lại (VD: gỗ, ga,…)
- Phụ âm /ng/ được ghi bằng:
- Ngh khi đứng trước các nguyên âm i, iê, ê, e (VD: nghi, nghệ, nghe…)
- Ng khi đứng trước các nguyên âm còn lại (VD: ngư, ngả, ngón…)
- Dấu thanh trong bảng chữ cái tiếng Việt
Trong bảng chữ cái tiếng Việt hiện nay có 5 dấu thanh: Dấu sắc (´), dấu huyền (`), dấu hỏi (ˀ), dấu ngã (~), dấu nặng (.)
- Quy tắc đặt dấu thanh trong tiếng Việt
- Nếu trong từ có một nguyên âm thì đặt dấu ở nguyên âm (Ví dụ: u, ngủ, nhú,…)
- Nếu nguyên âm đôi thì đánh vào nguyên âm đầu tiên (Ví dụ: ua, của,…) Lưu ý một số từ như “quả” hay “già” thì “qu” và “gi” là phụ âm đôi kết hơn nguyên âm “a”
- Nếu nguyên âm 3 hoặc nguyên âm đôi cộng với 1 phụ âm thì dấu sẽ đánh vào nguyên âm thứ 2 (Ví dụ: khuỷu thì dấu sẽ nằm ở nguyên âm thứ 2)
- Nếu là nguyên âm “ê” và “ơ” được ưu tiên khi thêm dấu (Ví dụ: “thuở” theo nguyên tắc dấu sẽ ở “u” nhưng do có chữ “ơ” nên đặt tại “ơ”)
Dấu thanh trong bảng chữ cái tiếng việt
- Một số âm vị và cách phát âm như sau:
STT Âm Vị Tên Gọi Phát Âm 1 CH, ch Chờ Chờ 2 GH, gh Gờ kép Gờ 3 KH, kh Khờ Khờ 4 NGH, ngh Ngờ kép Ngờ 5 NH, nh Nhờ Nhờ 6 PH, ph Phờ Phờ 7 TH, th Thờ Thờ 8 TR, tr Trờ Trờ 9 iê, yê, ya ia ia 10 uô, ua ua ua 11 ươ, ưa ươ ươPhương pháp dạy con học bảng chữ cái tiếng Việt hiệu quả:
Trước tiên, chúng tôi đưa ra lời khuyên cho các bậc phụ huynh: Đừng đặt những kì vọng hay mong muốn quá cao của mình để rồi tạo áp lực cho con nhỏ trong khi bé mới bắt đầu. Hãy luôn tạo 1 không khí thoải mái nhằm giúp con có tinh thần hứng khở mong muốn được học. Hãy dạy trẻ học bảng chữ cái tiếng Việt đơn giản chỉ cần để bé đọc một cách tự nhiên theo sự hiểu biết của trẻ, sau đó chúng ta sẽ điều chỉnh từ từ.
Với phương pháp này giúp bé có hứng thú trong quá trình học chữ, tự tin luyện đọc, luyện viết. Và khi bé phát âm sai, chúng ta dễ dàng chỉnh sửa giúp khả năng phát âm của trẻ hoàn thiện hơn.
Trái lại, nếu ba mẹ quá lỏng lẻo trong việc dạy bé học tiếng Việt, trẻ sẽ không sợ, gây mất tập trung và khó có thể học nhanh bảng chữ cái.
Học chữ thường trước, chữ viết hoa sau:
Luôn dạy con chữ cái viết thường trước rồi hãy dạy những chữ cái viêt hoa sau đó là lời khuyên của các chuyên gia ngành giáo dục. Bằng việc dạy chữ thường trước sẽ giúp bé rèn luyện được kĩ năng đọc tốt nhất, nhớ lâu hơn, phản ứng nhanh hơn.
Đây là phương pháp phổ biến và được áp dụng nhiều nhất bởi các giáo viên tiểu học ở các nhà trường. Với cách này các mẹ hãy cố gắng kiên trì hướng dẫn chỉ dạy trẻ viết đúng, chỉnh sửa những chữ sai và quan tâm trẻ nhiều hơn.
Gắn chữ cái với những hình ảnh có liên quan quen thuộc:
Bảng chữ cái kèm các hình ảnh
Sẽ rất nhanh tạo ra sự nhàn chán cho trẻ nhỏ nếu chỉ áp dụng phương pháp bảng chữ cái tiếng việt thông thường. Hơn nữa với sự phát triển không ngừng hiện nay các phụ huynh có thể dễ dàng tìm mua nhiều loại sách bảng chữ cái tượng hình ở các nhà sách cũng như các trang thương mại điện tử. Với biện pháp này còn giúp trẻ nhớ nhanh và lâu nhờ sự liên tưởng hình ảnh, kích thích thị giác và khả năng ghi nhớ của bé.
Nếu ba mẹ có nhiều thời gian cho con có thể tự mình nghĩ và trang trí những bảng chữ cái bằng chính suy nghĩ của mình vì chính bạn là người hiểu con nhất, hiểu sở thích và mong muốn của con mình sẽ tạo ra được những bảng chữ cái đột phá.
Dành thời gian đọc sách, kể chuyện cho bé nghe:
Đọc sách, kể chuyện cho bé nghe là 1 cách tuyệt vời để tạo gắn kết giữa bé và bố mẹ, không những thể còn cung cấp những kiến thức bổ ích phù hợp với lứa tuổi và dạy con thông qua các con chữ trong truyện.
Bố mẹ cần xây dựng một thói quen kể chuyện, đọc sách cho con nghe trước khi ngủ. Việc đọc sách, kể truyện còn giúp con có trí tưởng tượng phong phú và thông minh hơn. Và nhớ là bạn nên chọn những cuốn sách, truyện phù hợp với lứa tuổi của bé.
Đây là khoảng thời gian mà bé sẽ học nhiều thứ, hãy tạo hứng thú và niềm đam mê cho trẻ. Một vài lời động viên, khuyến khích trẻ tập đọc để có thể tự hiểu các câu chuyện mà bản thân yêu thích mà không cần sự trợ giúp của ba mẹ.
Tạo thói quen kể chuyện cho bé nghe
Rèn luyện cho bé thói quen ham học từ nhỏ:
Cách tốt nhất để con có thể học nhanh hơn thì ba mẹ nên tạo cho bé một thói quen ham học từ nhỏ, dạy con tính kiên trì, chịu khó, tập trung. Luôn động viên để tạo cho con một tâm lý hứng thú khi học và tất nhiên sẽ có những món quà khích lệ con. Ví dụ như cho con chơi những trờ chơi xếp chữ cái, trang trí bảng chữ cái tiếng Việt, tạo một góc học tập mà bé thích,…
Dạy cho bé học từ những bài hát thiếu nhi:
Không phải tự dưng trên các trang mạng như Youtobe, Facebook lại phổ biến những bài hát thiếu nhi. Phụ huynh có thể áp dụng điều đó vào phương pháp dạy con. Những bài hát mà con thích rồi từ đó dạy con bằng các từ trong bài hát đó. Những ca từ, nhịp điệu sẽ dễ dàng đi vào nhận thức và giúp việc học trở nên dễ dàng hơn. Nhưng không phải bài hát nào cũng tốt, hãy luôn quan sát và cho trẻ nghe những bài hát thiếu nhi phù hợp với độ tuổi của con.
Dạy cho bé học từ những bài hát
Hướng dẫn con học ở mọi lúc mọi nơi:
“Học đi đôi với hành” Vì vậy bằng cách học và thực hàng ở mọi lúc mọi nơi sẽ giúp trẻ nhanh chóng tiếp thu hơn. Ba mẹ biết cách vận dụng khéo léo việc học trong cuộc sống của con. Tuy nhiên hãy thật khéo léo và vận dụng ở mức độ vừa phải vì nếu quá lạm dụng sẽ khiến trẻ áp lực hơn và phần nào đánh mất đi khoảng thời gian vui chơi của bé.
Tìm kiếm những video dạy bé trên Youtobe:
Bằng việc ba mẹ thường xuyên trau dồi thêm kiến thức để dạy con là điều hết sức tuyệt vời, tuy nhiên nếu trong trường hợp bạn bận hoặc có những lý do nào khác, bạn hoàn toàn có thể tìm những video để hướng dẫn cho bé học. Dưới đây là 1 video tham khảo. Hoặc bạn có thể lên Youtobe tìm kiếm những từ khóa như sau :
- Bảng chữ cái
- Bảng chữ cái tiếng việt
- 29 chữ cái tiếng việt
- Đọc bảng chữ cái tiếng việt
- Bảng chữ cái tiếng việt 2022
- Mẫu bảng chữ cái tiếng việt
- Dạy bé học bảng chữ cái tiếng việt
Danh sách một số bảng chữ cái tiếng việc được ưa chuộng nhiều nhất:
Mẫu bảng chữ cái tiếng việt đẹp
Bảng chữ cái tiếng việt mẫu 2
Kết Luận:
Trên đây là bài viết chi tiết về Bảng chữ cái tiếng Việt và một số phương pháp dạy con hiệu quả và tốt nhất cho con. Tuy nhiên tùy thuộc vào tính cách và độ nhanh nhẹn của bé mà ba mẹ nên cân đối tìm ra những giải pháp tối ưu và tốt cho bé.