Mụn rộp môi là một tình trạng rất phổ biến, nhưng hầu hết người mắc thường nhầm lẫn với các tình trạng khác diễn ra ở môi. Việc nhận biết các dấu hiệu bị rộp môi là rất cần thiết để có thể điều trị hiệu quả.
Trong bài viết này, Hello Bacsi mời bạn cùng tìm hiểu cách nhận biết những dấu hiệu nổi mụn nước ở môi và cách điều trị mụn rộp môi hiệu quả.
Mụn rộp môi là bệnh gì?
Bạn có từng thắc mắc về việc tại sao môi bị nổi mụn nước hay nổi mụn nước ở môi là do đâu không?
Mụn rộp môi là nhóm các mụn nước chứa dịch lỏng bên trong, thường nổi xung quanh môi, đôi khi ở dưới mũi hoặc xung quanh cằm. Mụn rộp môi gây ra bởi virus herpes simplex tuýp 1 và rất dễ lây lan.
Ban đầu, các triệu chứng của bệnh có thể dễ bị nhầm lẫn với cảm lạnh hoặc cúm và có thể gây ra thương tổn xung quanh miệng bệnh nhân. Một khi bạn đã nhiễm virus, chúng sẽ tồn tại trên cơ thể và thỉnh thoảng bùng phát gây nổi mụn nước ở môi.
Dấu hiệu nhận biết bị rộp môi
Hầu hết những người bị nhiễm virus Herpes ở môi đều không có biểu hiện bệnh ngay tức thời và có khả năng lây lan virus cho người khác, bất kể có đang bị mụn rộp ở da hay không.
Dưới đây là 3 giai đoạn mà người bị mụn rộp môi thường phải trải qua:
- Tình trạng ngứa và cảm giác châm chích:Nhiều người sẽ cảm thấy ngứa, rát hoặc ngứa ran hoặc châm chích vùng môi và xung quanh miệng 1 - 2 ngày trước khi mụn nước nổi ở môi.
- Mụn nước và phồng rộp: Những vết mụn rộp thường sẽ lan ra dọc theo đường rìa môi khiến bạn bị nổi mụn nước ở môi. Đôi khi, mụn nước có thể mọc ở bên trong mũi hoặc gò má.
- Rỉ nước và tạo vảy: Các mụn rộp môi có thể lan ra, sáp nhập vào nhau rồi vỡ ra, để lại vết thương hở nông, rỉ dịch và đóng vảy về sau.
Các biểu hiện bị rộp môi có thể khác nhau, tùy thuộc vào việc bạn mắc bệnh lần đầu hay do bệnh tái phát. Nếu bị bùng phát mụn nước ở môi lần đầu, bạn có thể sẽ gặp những triệu chứng sau:
- Sốt
- Viêm họng
- Nhức đầu
- Đau cơ
- Sưng bạch huyết.
Trẻ dưới 5 tuổi vẫn có nguy cơ bị rộp môi bên trong miệng. Bệnh Herpes môi ở trẻ thường hay bị nhầm lẫn với bệnh viêm loét miệng hay còn gọi là loét áp-tơ (aphthous). Ở trẻ nhỏ, thông thường virus có thể lây lan ở một số cơ quan khác trên cơ thể, chẳng hạn như ngón tay hoặc khu vực xung quanh mắt.
Cách điều trị mụn rộp môi đơn giản, hiệu quả
Nhiều người khi bị rộp môi thường thắc mắc nổi mụn nước ở môi bôi thuốc gì hay cách trị môi bị nổi mụn nước? Theo các chuyên gia, để làm dịu tình trạng mụn rộp môi, bạn có thể thử áp dụng các biện pháp dưới đây:
1. Dùng Docosanol
Nếu bạn thắc mắc nổi mụn nước ở môi bôi thuốc gì, hãy dùng Docosanol. Đây là một loại thuốc bôi cho môi bị mụn nước không cần kê đơn. Thuốc phải được thoa lên vùng môi bị rộp thường xuyên trong vài giờ hoặc một ngày nhằm làm giảm khả năng lây lan.
2. Sử dụng các loại thuốc trị mụn rộp môi khác
Nếu vẫn còn băn khoăn bị nổi mụn nước ở môi hay nổi bọng nước ở môi bôi thuốc gì, thì bạn có thể dùng một số loại thuốc không kê đơn khác.
Theo các chuyên gia sức khỏe, một số thuốc không cần kê đơn chứa chất làm khô (cồn…) có thể gia tăng tốc độ phục hồi khi bị mụn nước ở môi.
Hãy đi khám và tham khảo ý kiến bác sĩ để được kê loại thuốc phù hợp.
3. Chườm lạnh
Cách trị môi bị nổi mụn nước nhanh nhất là làm gì? Gợi ý là bạn có thể thử chườm đá. Việc chườm đá hoặc dùng khăn ngâm trong nước lạnh áp lên vùng môi bị rộp sẽ giúp làm dịu các triệu chứng rộp môi.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Bệnh rộp môi có thể khỏi mà không cần điều trị. Tuy nhiên, bạn hãy đến gặp bác sĩ nếu:
- Hệ miễn dịch bị suy yếu
- Tình trạng mụn rộp môi không có dấu hiệu hồi phục trong 2 tuần
- Các triệu chứng trở nên nghiêm trọng
- Tình trạng rộp môi thường xuyên tái phát
- Mắt bị kích ứng do bệnh.
Có thể phòng ngừa mụn rộp môi như thế nào?
Ngoài việc đi tìm lời đáp cho thắc mắc nổi mụn nước ở môi bôi thuốc gì, nhiều người cũng quan tâm đến việc ngăn ngừa nguy cơ nổi bọng nước ở môi. Vậy cách phòng ngừa tình trạng mụn nước ở môi như thế nào? Trường hợp mụn rộp môi vẫn tiến triển về lâu về dài hoặc có nguy cơ xuất hiện các biến chứng nghiêm trọng, bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn dùng thường xuyên một số thuốc kháng virus.
Để ngăn chặn virus gây rộp môi lây lan cho người khác hoặc ở những khu vực khác trên cơ thể, bạn cần phải thực hiện một số biện pháp phòng ngừa sau đây:
- Tránh để da tiếp xúc với người khác, nhất là những vùng da có mụn nước. Virus dễ lây lan nhất qua việc tiếp xúc với các dịch tiết bên trong mụn nước.
- Hãy cẩn thận khi bạn chạm vào các bộ phận khác trên cơ thể. Mắt và vùng sinh dục là hai khu vực đặc biệt dễ bị virus xâm nhập nhất.
- Tránh sử dụng chung vật dụng cá nhân như bát đĩa, ly uống nước, khăn tắm, quần áo, son dưỡng môi và các vật dụng khác. Bởi khi tiếp xúc qua khu vực có mụn rộp nước, các vật dụng này sẽ làm vật trung gian giúp virus lây lan.
- Luôn giữ cho tay sạch sẽ. Khi bị rộp môi, bạn hãy rửa tay thật sạch và cẩn thận trước khi chạm vào người khác hay các vùng khác trên cơ thể.
Khi mụn nước ở môi, ngoài việc áp dụng các hướng dẫn trong bài, nếu có bất kỳ thắc mắc nào, bạn nên đi khám, tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế để được có giải đáp tốt nhất.