1. Dãy hoạt động hóa học của kim loại là gì?
Sau đây là dãy hoạt động hóa học của kim loại:
K, Ba, Ca, Na, Mg, Al, Zn, Cr, Fe, Ni, Sn, Pb, (H), Cu, Hg, Ag, Pt, Au
Khi các kim loại được sắp xếp theo chiều giảm dần mức độ hoạt động hóa học của chúng thì được gọi là dãy hoạt động hóa học của kim loại.
Một số kim loại sẽ có dãy hoạt động hóa học như sau:
Sau đây là một số tính chất hóa học của các chất trong kim loại
Kim loại tác dụng với
Trong nhiệt độ thường: Ba, Na, Mg, Ca, K
Trong nhiệt độ cao: Al, Zn, Fe, Ni, Sn, Pb, (H), Ag, Cu, An, Mg
Khó có thể xảy ra phản ứng: Hg, Pt, Au
Kim loại tác dụng với nước:
Kim loại có thể tác dụng với nước: K, Ba, Ca, Na, Mg
Ở nhiệt độ thường không có phản ứng với nước: Al, Zn, Fe, Ni, Sn, Pb, (H), Cu, Ag, Hg, Pt, Au
Kim loại có phản ứng với axit thông thường:
Giải phóng ra hidro khi tác dụng với axit thông thường: K, Ba, Ca, Na, Mg, Al, Zn, Fe, Ni, Sn, Pb, (H)
Không có phản ứng: Cu, Ag, Hg, Pt, Au
Có tính khử oxit:
Không khử được oxit bằng H2, CO: Ba, Ca, Na, Mg, Al, Zn
Ở nhiệt độ cao khử được oxit kim loại này: Fe, Ni, Sn, Pb, (H), Cu, Hg, Ag, Pt
Kim loại đứng sau bị đẩy ra khỏi muối bởi kim loại đứng trước: Al, Zn, Fe, Ni, Sn, Pb, (H), Cu, Ag, Hg, Pt, Au.
2. Các tính chất dãy hoạt động hóa học của kim loại
Sau đây là tổng hợp các tính chất hóa học của kim loại cần lưu ý
2.1. Mức độ hoạt động giảm dần từ trái sang phải
Au sẽ là kim loại hoạt động kém nhất còn K là kim loại hoạt động mạnh nhất
Nhóm các kim loại mạnh nhất gồm có: Li, K, Ba, Ca, Na
Các ki: Mg, Al
Nhóm các kim loại trung bình gồm có: Mn, Zn, Cr, Fe, Ni, Sn, Pb
Các kim loại yếu gồm: Hg Pt, Au, Cu, Ag
2.2. Các kim loại đứng trước Mg phản ứng với nước ở nhiệt độ thường
Kim loại phản ứng với nước ở nhiệt độ thường là K, Ba, Ca, Na
Các kim loại không tác dụng với nước ở nhiệt độ thường là Al, Zn, Fe, Ni, Sn, Pb, (H), Cu, Ag, Hg, Pt, Au
Các kim loại phản ứng với nước ở nhiệt độ thường là những kim loại đứng trước Mg, bao gồm: K, Ba, Ca, Các phương trình của phản ứng này như sau:
2Na + 2H2O → 2NaOH + H2↑
Ba + 2H2O → Ba(OH)2 + H2↑
2.3. Các kim loại đứng trước H tác dụng với dung dịch axit tạo ra H2
Các kim loại đứng trước H khi tác dụng với dung dịch axit ví dụ như HCl, H2SO4 loãng,… sẽ tạo ra H2
Các kim loại có phản ứng là: K, Ba, Ca, Na, Mg, Al, Zn, Fe, Ni, Sn, Pb, (H)
Các kim loại không có phản ứng là: Cu, Ag, Hg, Pt, Au
Để xảy ra phản ứng phải thỏa mãn hai điều kiện
Nguyên tố hidro trong dãy hoạt động hóa học đứng sau kim loại đó
Axit loãng là dung dịch kim loại phản ứng
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 ↑
Cu + 2HCl → không phản ứng (H đứng trước Cu)
2.4. Kim loại không tan trong nước (từ Mg trở về sau) đẩy được kim loại đứng sau nó ra khỏi dung dịch muối
Các phương trình hóa học của phản ứng này là:
Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu
Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag
2.5. Kim loại tác dụng với muối
Kim loại của hợp chất phải đứng sau kim loại của đơn chất (trong dãy hoạt động hóa học)
Từ Mg trở về sau là kim loại của đơn chất (là Mg, Al, Zn,...)
Ví dụ: Muối của Fe và Zn phản ứng với nhau sẽ có phương trình:
Mg + FeCl2 → MgCl2 + Fe
Tham khảo ngay bộ tài liệu tổng hợp mọi dạng kiến thức và phương pháp và kỹ năng giải mọi dạng bài tập trong đề thi Hóa THPT Quốc gia
3. Cách nhớ nhanh và lâu dãy hoạt động hóa học của kim loại
Để nhớ nhanh được bảng kim loại hơn, thì sau đây là hai cách nhớ mẹo mà các em học sinh có thể ghi nhớ để áp dụng khi làm bài:
* Mẹo nhớ như sau
Khi (K) bà (Ba) con (Ca) nào (Na) may (Mg) áo (Al) giáp (Zn) sắt (Fe) nhớ (Ni) sang (Sn) phố (Pb) hỏi (H) cửa (Cu) hàng (Hg) á (Ag) phi (Pt) âu (Au)
Hoặc:
Khi (K) cần (Ca) nàng (Na) may (Mg) áo (Al) giáp (Zn) sắt (Fe) nhớ (Ni) sang (Sn) phố (Pb) hỏi (H) cửa (Cu) hàng (Hg) Á (Ag) Phi (Pt) Âu (Au)
4. Bài tập về dãy điện hóa của kim loại
Bài 1: Chiều hoạt động hóa học giảm dần là tính chất của dãy kim loại nào dưới đây
A. Na, Mg, Zn
B. Al, Zn, Na
C. Mg, Al, Na
D. Pb, Al, Mg
Bài 2: Zn(NO3)2 lẫn Cu(NO3)2 và AgNO3 được làm sạch bởi kim loại nào dưới đây
A. Zn
B. Cu
C. Fe
D. Pb
Bài 3: Dung dịch HCl dư được cho 4,8 gam kim loại M có hóa trị II vào, từ đó thoát ra 4,48 lít khí hidro (ở đktc). Kim loại đó là gì
A. Ca
B. Mg
C. Fe
D. Ba
Bài 4: Mg trong dãy hoạt động hóa học có 4 kim loại đứng sau là X, Y, Z, T đứng sau. Trong dung dịch HCl, biết Z và T tan. Trong dung dịch HCl, X và Y không tan , trong dung dịch muối T, Z đẩy được T. Trong dung dịch muối Y, X đẩy được Y. Đâu là dãy hoạt động hóa học tăng dần
A. T, Z, X, Y
B. Z, T, X, Y
C. Y, X, T, Z
D. Z, T, Y, X
Bài 5: Thể tích khí thoát ra (ở đktc) khi cho 5,4 gam nhôm vào dung dịch HCl dư
A. 4,48 l
B. 6,72 l
C. 13,44 l
D. 8,96 l
Bài 6: Cân lại lá đồng sau khi cho vào AgNO3 một thời gian, khối lượng lá đồng sẽ thế nào
A. Tăng
B. Giảm
C. Không tăng, không giảm
D. Giảm một nửa
Bài 7: Hiện tượng xảy ra khi cho 1 viên Natri phản ứng với CuSO4
A. Dung dịch không đổi màu, sủi bọt khí, viên Natri tan dần
B. Không có khí thoát ra, có kết tủa màu xanh lam, viên Natri tan dần
C. Có khí không màu thoát ra, xuất hiện kết tủa màu xanh lam, viên Natri tan,
D. Không xảy ra phản ứng gì.
Bài 8: Dung dịch H2SO4 hoà tan 32,5 gam kim loại (hoá trị II) loãng được 11,2 lít khí hiđro (ở đktc). Kim loại đó là
A. Zn
B. Fe
C. Mg
D. Cu
Bài 9: Trong dung dịch CuSO4 có 1 lá Zn được ngâm, sau 1 thời gian khối lượng dung dịch tăng 0,2g khi lấy là Zn ra. Zn có khối lượng phản ứng là
A. 0,2 g
B. 13 g
C. 6,5 g
D. 0,4 g
Bài 10: Al và Cu là 10g hỗn hợp được đưa vào dung dịch HCl dư, đưa ra 6,72l khí hidro (đktc). Nhôm có bao nhiêu phần trăm trong hỗn hợp?
A. 81 %
B. 54 %
C. 27 %
D. 40 %
1. A
2. A
3. B
4. C
5. B
6. A
7. C
8. A
9. B
10. B
Đăng ký ngay để được các thầy cô ôn tập và xây dựng lộ trình học tập THPT vững vàng
Trên đây toàn bộ kiến thức về dãy hoạt động hóa học của kim loại mà VUIHOC chia sẻ với các bạn học sinh. Hy vọng rằng, bài viết này sẽ giúp sẽ giúp các em có thể nắm vững kiến thức và giải các bài tập Hóa 12 dễ dàng nhất. Để đọc thêm nhiều kiến thức Hóa học thú vị khác, hãy truy cập Vuihoc.vn nhé!
Bài viết tham khảo thêm:
Lý thuyết về Polime
Lý thuyết và bài tập tính chất của kim loại, dãy điện hóa kim loại