Trẻ bắt đầu mọc răng hàm là dấu mốc quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ. Tuy nhiên làm sao để biết được khi nào trẻ bắt đầu mọc răng hàm? Thông thường từ tháng thứ 6, phụ huynh đã có thể thấy được hình ảnh lợi trẻ sắp mọc răng hàm kèm theo các triệu chứng. Cùng Nha khoa Parkway tham khảo những triệu chứng và những hình ảnh minh họa lợi trẻ sắp mọc răng hàm nhé!
Bé mấy tháng thì bắt đầu mọc răng sữa?
Muốn nhận biết được hình ảnh bé sắp mọc răng, ba mẹ cần xác định được thời điểm mọc răng của bé trước tiên. Thông thường, trẻ sơ sinh sẽ mọc chiếc răng đầu tiên vào giai đoạn 6 tháng tuổi, kèm theo các biểu hiện mọc răng trước khi răng nhú lên khoảng hai đến ba tháng.
Tuy nhiên, có một số trẻ sẽ mọc chiếc răng sữa đầu tiên vào giai đoạn 3 đến 4 tháng tuổi. Điều này là hoàn toàn bình thường ở trẻ sơ sinh, không phải vấn đề đáng lo ngại.
Thời gian trẻ mọc răng hàm là khi nào?
Để tìm hiểu những triệu chứng khi mọc và hình ảnh lợi trẻ sắp mọc răng hàm trông ra sao, Quý phụ huynh trước tiên hãy cùng Nha khoa Parkway tìm hiểu về những mốc thời gian mọc răng hàm ở trẻ nhé.
Trong giai đoạn từ 13 đến 19 tháng, bé sẽ bắt đầu mọc những chiếc răng hàm trên đầu tiên. Còn với răng hàm dưới, giai đoạn từ 14 đến 18 tháng đầu, răng bắt đầu mọc và phát triển. Khoảng 25 đến 33 tháng, bé sẽ bắt đầu mọc răng hàm trên thứ 2 và 23 đến 31 tháng sẽ mọc răng hàm dưới.
Dưới đây là những mốc thời gian trung bình khi bé bắt đầu mọc răng hàm và ba mẹ có thể quan sát được hình ảnh lợi trẻ sắp mọc răng hàm:
- Giai đoạn 6 tháng tuổi: Răng cửa giữa hàm (2 cái) sẽ bắt đầu nhú lên đầu tiên. Đến 8 tháng tuổi 2 răng cửa giữa mới chính thực mọc hẳn ra. Đối với răng cửa giữa, 2 răng sẽ luôn mọc cùng lúc, tạo thành một cặp.
- Giai đoạn 9 tháng tuổi: Răng cửa bên nằm ở vị trí sát răng cửa giữa bắt đầu xuất hiện. Thông thường, răng cửa ở hàm trên sẽ mọc trước răng cửa ở hàm dưới. Cũng có những trường hợp 4 răng nhú lên cùng một lúc.
- Giai đoạn 13 tháng tuổi: Lúc này răng nhai thứ nhất bắt đầu xuất hiện, sau đến răng nhai thứ nhất mọc lên tiếp theo.
- Giai đoạn 16 tháng tuổi: Sau khi răng nhai thứ nhất hoàn tất quá trình, răng nanh nằm kế răng cửa bên xuất hiện. Răng nanh có tác dụng xé, nhai được nhiều loại thức ăn khác nhau.
- Giai đoạn hơn 23 đến gần 31 tháng tuổi: Răng hàm dưới. Lúc này ba mẹ có thể quan sát hình ảnh lợi trẻ sắp mọc răng hàm rõ ràng hơn.
- Giai đoạn 25 tháng đến 33 tháng tuổi: Răng hàm trên.
- Giai đoạn 6 tuổi: Răng hàm sữa bắt đầu rụng dần và tiến vào giai đoạn thay răng vĩnh viễn.
Dấu hiệu nhận biết bé sắp mọc răng hàm
Khi bé thay răng sữa, đó là dấu mốc vô cùng quan trọng đánh dấu quá trình trưởng thành của bé. Thường chiếc răng đầu tiên của bé sẽ xuất hiện vào tháng thứ 6 kèm theo những dấu hiệu dưới đây:
Bé hay chảy nước dãi
Đây được xem là một hiện tượng sinh lý bình thường, phụ huynh cũng không nên quá lo lắng. Dấu hiệu trên thường xuất hiện vào thời điểm tháng thứ 4.
Mọc răng hàm kích thích dây thần kinh thứ 5 khiến trẻ chảy dãi nhiều. Lúc này, do cấu tạo khoang miệng của trẻ nhỏ còn nông kèm theo khả năng nuốt nước bọt chưa hoàn chỉnh nên nước dãi sẽ chảy ra ngoài.
Quan sát được hình ảnh bé sắp mọc răng với lợi sưng đỏ, ba mẹ sẽ thấy bé bị chảy dãi nhiều, liên tục do lợi bé đau và sưng gây tiết nước bọt. Ba mẹ nên dùng khăn thấm nước dãi ở cằm bé để tránh gây bẩn quần áo. Ngoài ra cũng cần chú ý lau khô nước dãi của bé chảy xuống ngực, cổ và xung quanh miệng để tránh không cho bé bị viêm da.
Bị sưng lợi là một dấu hiệu điển hình
Sưng lợi chính là dấu hiệu dễ nhận thấy nhất khi trẻ mọc răng hàm. Khi răng nhú lên sẽ khiến lợi sưng đỏ, phụ huynh có thể quan sát được hình ảnh lợi trẻ sắp mọc răng hàm. Răng sữa của bé đẩy lên khiến lợi sưng đỏ và đau nhức, khó chịu nên bé sẽ hay quấy khóc hoặc cho tay vào miệng.
Lúc này ba mẹ có thể quan sát được hình ảnh bé sắp mọc răng thông qua hình ảnh lợi của bé sưng đỏ hơn bình thường. Tránh để bé cắn, gặm tay hoặc những vật cứng. Ba mẹ có thể sử dụng thuốc bôi, thuốc uống hoặc chườm đá, chườm ấm cho bé dễ chịu hơn.
Hay bị sốt nhẹ
Bé mọc răng hàm thường chỉ gây sốt nhẹ ở khoảng 38 độ C đến 38,5 độ C do đau và sưng tấy nướu khiến cơ thể bé nóng trong và sẽ phản ứng lại bằng việc sốt. Sốt mọc răng hàm thường sẽ chỉ xảy ra trong 8 ngày. Bé sẽ chán ăn, chảy nước dãi nhiều hơn và thích cắn và nhai đồ vật xung quanh. Thông thường, giai đoạn bé mọc răng hàm trong bao lâu thì thời gian sốt kéo dài bấy lâu.
⏩⏩ Nhiều điều liên quan về vấn đề trẻ bị sốt khi mọc răng
- Dấu hiệu trẻ mọc răng và bị sốt
- Trẻ bị sốt cho mọc răng mấy ngày hết
Bị nổi mẩn ở cằm và quanh miệng
Hiện tượng này xảy ra khi nước dãi chảy quá nhiều xung quanh miệng trẻ. Lúc này, nước dãi chảy quanh miệng trẻ, có thể rớt xuống cổ và cằm. Lưu ý vệ sinh cho trẻ thật kỹ, vì nước dãi chảy quá nhiều không được lau có thể dẫn đến tình trạng nổi mẩn quanh miệng và cằm trẻ.
Bé hay thích cắn đồ vật
Đây là dấu hiệu thường gặp ở trẻ khi sắp mọc bất kỳ loại răng nào. Phần nướu ngứa ngáy khiến trẻ có xu hướng thích gặm cắn chân tay chính mình hay mọi người xung quanh, các đồ chơi,đồ vật xung quanh để giảm cơn ngứa.
Đa phần, hình ảnh bé sắp mọc răng sẽ dễ nhận biết hơn khi ba mẹ quan sát được thói quen cắn đồ vật xung quanh để dễ chịu hơn vì khi được cắn, nhai, cơn đau răng của bé sẽ được làm dịu đi, ba mẹ nên cho bé cắn núm vú mềm để tránh gây tổn thương lợi và răng của bé.
Bú kém hay khóc là một trong những điều thường thấy khi bé mọc răng hàm
Trẻ thường khóc nhiều hơn đa phần vì cảm giác khó chịu khi răng đang phá nướu để trồi lên kèm theo sốt, ho mệt mỏi, nhiều bé sẽ nảy sinh phản ứng khóc.
Giai đoạn răng mọc là lúc phần nướu đau và ngứa ngáy, khiến trẻ không muốn ăn uống đụng chạm vào chỗ đau - dẫn đến bú kém hơn, không chịu bú sữa hay sữa mẹ.
Bé bị đi ngoài
Khi mọc răng, bé cũng có thể bị đi ngoài nhưng nếu bé bị sốt cao nhiều ngày kèm theo tiêu chảy không dứt thì có thể đã mắc một số bệnh khác như nhiễm trùng do vi khuẩn, virus hoặc bé có thể bị viêm tai giữa. Lúc đó thì ba mẹ nên cho bé đi bệnh viện thăm khám trực tiếp để được chữa trị phù hợp.
Bé bị hôi miệng
Khi bé mọc răng hàm bị sưng lợi có mủ vì khi răng cắt xuyên qua nướu để mọc lên rất dễ mắc kẹt thức ăn, nếu ba mẹ không chú ý vệ sinh cho bé cẩn thận thì sẽ trở thành ổ vi khuẩn gây nhiễm trùng và điều đó tạo nên tình trạng hôi miệng khi mọc răng của bé.
Bé khó ngủ, mất ngủ
Đau răng khi mọc răng hàm không những khiến bé khó chịu mà còn sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé. Bé sẽ dễ giật mình tỉnh dậy và cũng sẽ hay quấy khóc hơn, ba mẹ lúc này nên dỗ dành bé để bé an tâm và dễ ngủ lại hơn. Triệu chứng này không phải hình ảnh bé sắp mọc răng thường thấy, ba mẹ có thể yên tâm nhé.
Bé sưng lợi bao lâu thì mọc răng hàm
Như đã đề cập đến ở phần trên của bài viết, hình ảnh bé sắp mọc răng thường thấy, dễ nhận biết nhất là sưng lợi, chảy nước miếng, biếng ăn, sốt nhẹ, cắn và gặm với tần suất thường xuyên,…
Những triệu chứng ở trên sẽ xảy ra trước khi răng sữa của bé nhú lên từ 3 đến 5 ngày, và sẽ kết thúc sau 5 đến 7 ngày tùy thuộc vào cơ địa của từng bé. ở giai đoạn trẻ sắp mọc răng, những biểu hiện trên là quá trình sinh lý bình thường của cơ thể bé. Trong giai đoạn này ba mẹ có thể quan sát được hình ảnh lợi trẻ sắp mọc răng hàm một cách rõ ràng nhất
Tuy nhiên, trường hợp bé mọc chiếc răng hàm đầu tiên, lợi sẽ sưng đau nặng hơn những lần sau đó.Trong quá trình mọc răng, lợi của trẻ sẽ nứt ra để răng có khoảng không để nhú lên khỏi xương hàm. Triệu chứng trên có thể khiến bé quấy khóc nhiều, bỏ ăn dẫn đến giảm cân.
Khi trẻ mọc chiếc răng đầu tiên, ba mẹ sẽ nhận thấy được hình ảnh bé sắp mọc răng thông qua biểu hiện viêm lợi (nướu) nặng hơn bình thường. Lúc này ba mẹ cần thực hiện một số biện pháp giảm đau tại nhà giúp trẻ và vệ sinh vị trí chiếc răng đang mọc thường xuyên để tránh trường hợp nhiễm trùng, gây ra những cơn đau dữ dội hơn.
Quá trình mọc răng ở trẻ luôn là giai đoạn khó khăn đối với cả ba mẹ và các bé, vậy nên ba mẹ hãy giữ một thái độ bình tĩnh để cùng bé vượt qua nhé. Ba mẹ cần thường xuyên quan sát, nhận biết được hình ảnh bé sắp mọc răng một cách chuẩn xác để có thể ngay lập tức giúp trẻ xử lý, làm dịu cơn đau nhé. Trong trường hợp trẻ bị sốt quá cao hoặc đi ngoài quá nhiều lần, ba mẹ cần đưa trẻ tới bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Hình ảnh lợi trẻ sắp mọc răng hàm để bật phụ huynh có thể nhận biết
Hình ảnh bé sắp mọc răng sữa kèm theo các triệu chứng như chảy nước miếng, gặm cắn, biếng ăn, sốt, quấy khóc,… thường xuất hiện vào khoảng 3 đến 5 ngày trước khi mọc răng và kết thúc sau khi mọc răng 5 đến 7 ngày.
Để có thể nhận biết chính xác khi nào bé đến giai đoạn mọc răng hàm, phụ huynh có thể cùng Nha khoa Parkway tham khảo một số hình ảnh lợi trẻ sắp mọc răng hàm dưới đây:
Bé bị sưng lợi khi mọc răng hàm có sao không? Có nguy hiểm hay không?
Mọc răng hàm là quá trình phát triển bình thường mà đứa trẻ nào cũng phải trải qua. Răng hàm của trẻ khi mọc sẽ hình thành một chỗ sưng, chỗ sưng này trùng với vị trí răng hàm mọc. Lúc này, hình ảnh lợi trẻ sắp mọc răng hàm phụ huynh có thể quan sát được là phần lợi sưng đỏ bất thường, có thấy mầm răng nhỏ nhú lên.
Thường thì khi mọc răng hàm, trẻ sưng lợi là triệu chứng hoàn toàn bình thường, không có gì nguy hiểm nếu phụ huynh chăm sóc và vệ sinh đúng cách.
Tuy nhiên, chắc chắn khi bị sưng lợi mọc răng bé sẽ đau đớn và khó chịu, nhất là khi ăn hoặc bú mẹ. Vì vậy thời gian này phụ huynh có thể nghiền nhỏ đồ ăn, ép nước hoa quả, sữa ấm hoặc sữa chua mát cũng là một cách đa dạng đồ ăn cho trẻ đỡ ngán, mà cũng giảm được phần nào đau đớn khi ăn uống cho trẻ trong giai đoạn này.
Làm gì để giảm đau cho bé khi sưng lợi mọc răng hàm
Khi thấy những dấu hiệu trẻ mọc răng hàm dẫn đến chán ăn, lười ăn, lười bú, mệt mỏi quấy khóc, phụ huynh có thể tham khảo những phương pháp dưới đây để giúp trẻ giảm cơn đau nhức, khó chịu trong giai đoạn này nhé!
Vệ sinh răng miệng đúng cách
Khi ba mẹ nhìn thấy được hình ảnh lợi trẻ sắp mọc răng hàm, việc chăm sóc vệ sinh răng miệng đúng cách cần được thực hiện đều đặn. Trước 12 tháng tuổi, ba mẹ giúp bé vệ sinh bằng nước muối sinh lý và khăn mềm. Sau 12 tháng tuổi, ba mẹ có thể dùng bản chải và kem đánh răng dành riêng cho trẻ.
Dù là cách nào, mỗi ngày đều cần duy trì vệ sinh cho bé ít nhất 2 lần mỗi ngày, buổi tối trước khi đi ngủ và buổi sáng khi ngủ dậy.
Sử dụng khăn lạnh để lau miệng giúp giảm cơn đau nhức
Có thể sử dụng khăn lạnh hoặc miếng bông gạc tẩm nước mát để giúp trẻ giảm cơn đau nhức do sưng lợi mọc răng hàm:
- Sử dụng khăn lạnh: Bỏ một chiếc muỗng inox viền tròn, mài nhẵn các cạnh vào tủ lạnh, sau đó đặt muỗng vào giữa 2 hàm răng có phần nướu đang mọc răng của trẻ. Lưu ý tránh để trẻ cắn muỗng, vết sưng sẽ đau hơn.
- Sử dụng gạc, miếng bông sạch mát thấm nước: Dấp nước sạch, nước muối sinh lý vào miếng gạc hoặc miếng bông, sau đó đặt lên vị trí nướu đang mọc răng của trẻ.
Giai đoạn này nước dãi chảy rất nhiều, việc lau chùi thường xuyên bằng khăn ẩm cũng khiến độ ẩm trên da trẻ bay hơi nhanh hơn, dẫn đến tình trạng khô và nứt nẻ. Lúc này ba mẹ dùng kem dưỡng cho em bé, xoa thường xuyên lên vùng quanh miệng để giảm khô nẻ cho trẻ nhé.
Lựa chọn thức ăn phù hợp
Thức ăn quá cứng hoặc quá đặc sẽ không phù hợp với trẻ trong quá trình mọc răng sữa. Lúc này phụ huynh nên lưu ý những việc sau để giúp trẻ ăn ngon miệng hơn và giảm cơn đau nhức:
- Ưu tiên thức ăn mềm, loãng nhằm giảm sự tác động trực tiếp lên vùng nướu đang sưng đau của trẻ.
- Với rau củ và hoa quả, có thể ép lấy nước cho trẻ uống để bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất cho trẻ. Ngoài ra, củ quả hấp mềm cũng có thể dùng thay đồ vật gặm cắn để trẻ có thể mài phần nướu bị ngứa giảm đi sự khó chịu trong giai đoạn này.
- Thực phẩm như sữa chua, sữa, trái cây mềm mát cũng là gợi ý giúp bé giảm đau trong giai đoạn này.
Chia nhỏ bữa ăn của bé
Giai đoạn này trẻ sẽ ngứa ngáy, khó chịu vùng nướu kèm theo những cơn đau nhẹ nên sẽ lười ăn, không muốn ăn. Gia đình cần giúp bé chia nhỏ bữa ăn và tăng thức ăn mềm, lỏng. Không nên ép bé ăn nhiều hay quá no để tăng cảm giác thèm ăn và hứng thú ăn uống ở bé.
Giai đoạn này, phụ huynh nên quan sát hình ảnh lợi trẻ sắp mọc răng hàm sưng hay ít sưng để lựa chọn phương pháp ăn uống phù hợp cho bé nhé.
Sử dụng thuốc OTC
Thuốc OTC là viết tắt của Over The Counter - còn gọi là thuốc không kê đơn. Với trẻ nhỏ, khi bé sốt quá cao hoặc quá đau, bạn có thể tham khảo ý kiến dược sĩ chuyên nghiệp cho trẻ dùng paracetamol theo đúng thể trạng và tình trạng sức khỏe của bé. Tuyệt đối không sử dụng aspirin.
Sử dụng thuốc giảm đau
Nếu trẻ quá đau kèm theo sốt cao, ba mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ khi cho trẻ dùng thuốc giảm đau và hạ sốt. Việc dùng thuốc tuyệt đối không được tự ý mua và sử dụng cho trẻ.
Cho bé ngậm ti giả
Ngậm ti giả cũng có thể giúp bé giảm cơn ngứa nướu khó chịu khi bé đang mọc răng hàm. Chất liệu silicon hoặc cao su dẻo an toàn cho lợi của bé, giúp bé đỡ ngứa ngáy và khó chịu hơn.
Dùng trà hoa cúc
Theo kiến thức dân gian, trà hoa cúc có tác dụng kích thích mọc răng. Lưu ý rằng khi sử dụng phương pháp này để giảm đau cho bé mọc răng hàm, loại trà bạn sử dụng không chứa caffein nhé. Ba mẹ cũng không nên sử dụng cây hoa cúc tươi hái trong vườn hoặc mua ngoài vì có thể dẫn đến nguy cơ ngộ độc thuốc trừ sâu ở trẻ.
Sau khi hãm trà, ba mẹ hãy làm lạnh trà hoa cúc ở ngăn mát tủ lạnh rồi cho vài giọt trà hoa cúc lên thìa hoặc nhúng ngón tay đã rửa sạch vào ly trà mát rồi mát xa nhẹ nhàng vị trí nướu đang mọc răng của trẻ giúp giảm đau cho bé mọc răng hàm.
Phương pháp đè ép
Để thực hiện phương pháp giảm đau cho bé mọc răng hàm này, ba mẹ cần vệ sinh tay thật sạch sẽ trước khi bắt đầu nhé. Dùng ngón tay nhẹ nhàng ấn và chà nhẹ vào vùng nướu mọc răng của trẻ giúp trẻ xoa dịu cơn đau.
Ngoài ngón tay ba mẹ có thể sử dụng thìa gỗ hoặc vòng gặm hỗ trợ nhai cho bé để giúp bé xoa dịu cơn đau.
Phân tán sự chú ý của bé
Ba mẹ có thể phân tán và di dời sự chú ý của bé từ cơn đau răng sang chuyện khác để bé tạm thời quên đi cơn đau khó chịu như cho bé chơi đồ chơi, xem phim, đưa bé ra ngoài hít thở,… Cách này có thể giúp bé không tập trung vào cơn đau, giảm đau cho bé mọc răng hàm khó chịu mệt mỏi.
Dùng quả na
Quả na hay mãng cầu cũng là một phương pháp dân gian giảm đau cho bé mọc răng hàm. Na có tác dụng trị mụn nhọt, sưng tấy, viêm nhiễm, giảm sốt ở trẻ.
Có 2 cách để sử dụng quả na giúp trẻ giảm đau:
- Cách 1: Ăn trực tiếp, ba mẹ tách hạt khỏi thịt na rồi nghiền nhuyễn, sau đó bón cho trẻ ăn trong giai đoạn mọc răng hàm.
- Cách 2: Ép lấy nước uống nếu trẻ không chịu ăn.
Quả na hay mãng cầu sẽ giúp ba mẹ giảm đau cho bé mọc răng hàm.
Quả na - bài thuốc giảm đau dân gian.
Cho bé nhai, gặm cắn đồ chơi nhai được, gặm được
Khi bé mọc răng, bé thích nhai và gặm các đồ vật xung quanh do hoạt động nhai, gặm, cắn sẽ giảm cơn đau ngứa khi mầm răng đang nhú lên khỏi nướu.
Ba mẹ nhận thấy con xuất hiện hình ảnh bé sắp mọc răng có thể mua cho bé vòng ngậm mọc răng, hoặc một miếng khăn sạch, đồ chơi cao su an toàn với trẻ nhỏ để cho bé nhai được. Lưu ý ba mẹ có thể để đồ nhai vào tủ mát cũng là một cách để giảm đau cho bé mọc răng hàm khi bé nhai đồ chơi.
Cho bé ngậm núm vú giả
Ngậm núm vú giả cũng có thể giúp giảm đau cho bé mọc răng hàm, giảm bớt cơn ngứa và khó chịu khi bé đang mọc răng hàm. Chất liệu silicon hoặc cao su dẻo an toàn cho lợi của bé, giúp bé đỡ ngứa ngáy và khó chịu hơn. Núm vú giả cũng có độ cứng chắc vừa phải để đè ép vào vùng nướu mọc răng giúp bé đỡ đau hơn.
Những biện pháp tuyệt đối không nên dùng khi trẻ mọc răng bị đau nhức
Phía trên đã đề cập đến những biện pháp giảm đau, khắc phục tình trạng đau đớn cho trẻ mọc răng khi ba mẹ nhận thấy hình ảnh bé sắp mọc răng. Tuy nhiên, dưới đây sẽ đề cập thêm đến những biện pháp giảm đau KHÔNG AN TOÀN mà ba mẹ nên tránh:
Các tác nhân gây tê
Cồn tẩy rửa, lidocaine, benzocaine không được sử dụng trên lợi, nướu đang mọc răng của trẻ. Các chất gât tê tại chỗ tuyệt đối không được sử dụng với trẻ dưới 2 tuổi, có thể gây ra tình trạng giảm nồng độ oxy ở máu của trẻ.
Gel mọc răng không được kê đơn
Theo cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm FDA, ba mẹ không được sử dụng các loại thuốc mọc răng chứa OTC - bao gồm gel mọc răng thảo dược hoặc vi lượng đồng căn, vì chúng chưa có cơ sở khoa học nào chứng minh là có tác dụng. Ngoài ra trong những loại thuốc này còn chứa belladonna - chất có thể gây khó thở và co giật ở trẻ.
Hổ phách
Hổ phách là phương pháp giảm đau dân gian, hoàn toàn không có một bằng chứng y tế nào cho thấy tác dụng thực sự của nó. Hầu hết các bác sĩ đều khuyên ba mẹ cần tránh sử dụng hổ phách, phần lớn chúng sẽ gây ra nguy cơ nghẹn thở ở trẻ.
Tuyệt đối không cho bé sử dụng aspirin
Aspirin - loại thuốc chống viêm và chống loãng máu không được phép sử dụng cho trẻ nhỏ dưới 16 tuổi. Nếu trẻ nhỏ đang ở độ tuổi mọc răng sử dụng aspirin có thể gặp phải những biến chứng như:Rối loại cân bằng đông máu, chảy máu không cầm được dẫn đến tụt huyết áp, trụy tim.
- Tăng axit dạ dày gây cồn cào, có thể bào mòn niêm mạc dạ dày dẫn đến loét và xuất huyết dạ dày.
- Gây dị ứng cho trẻ, nhẹ thì nổi mề đay, phát ban xuất huyết, nặng có thể dẫn đến sốc phản vệ.
- Có thể gây ra suy hô hấp, co thắt phế quản.
Khi nào chúng ta cần đưa bé đến bác sĩ khi thấy hình ảnh bé sắp mọc răng?
Như đã đề cập ở những phần trên, hình ảnh bé sắp mọc răng đi kèm những triệu chứng trên là hiện tượng sinh lý bình thường ở trẻ. Thông thường các dấu hiệu sẽ biến mất sau vài ngày.
Tuy nhiên, nếu ba mẹ quan sát hình ảnh bé sắp mọc răng và nhận thấy các biểu hiện trở nên nặng bất thường, ba mẹ cần đưa bé đến các cơ sở nha khoa uy tín để được thăm khám và chẩn đoán, điều trị kịp thời. Đặc biệt là trường hợp trẻ bị sốt cao không hạ, cần đưa trẻ tới bác sĩ nhi để đảm bảo tình trạng của trẻ không trở nên xấu hơn.
Những triệu chứng như sưng lợi, sốt mọc răng, tiêu chảy,… là những triệu chứng thông thường không quá ảnh hưởng tới thể trạng của trẻ.
Tuy nhiên khi gặp phải một số trường hợp dưới đây, nếu trẻ mọc răng hàm kèm theo triệu chứng này, cần đưa ngay trẻ tới các cơ sở y tế gần nhất để kịp thời chẩn đoán và chữa trị:
- Sốt trên 40 độ C: Nhiệt độ sốt quá cao có thể gặp biến chứng não ở trẻ nhỏ do não không kịp thời đáp ứng với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột của cơ thể.
- Vùng nướu hay lợi ở răng hàm có hiện tượng lở loét, mưng mủ: Đây là dấu hiệu viêm nhiễm nghiêm trọng, khiến răng mọc lâu hơn, yếu hơn và gây ra sốt cao kéo dài ở bé.
- Tiêu chảy kéo dài: Trẻ sốt mọc răng hàm kèm theo tiêu chảy kéo dài có thể dẫn đến mất nước, rối loạn chuyển hóa, sốc mất nước,… Nếu bé đi ngoài kèm phân lỏng nhiều hơn 2 lần một ngày trong giai đoạn này, cần đưa trẻ tới ngay cơ sở y tế gần nhất để được khám và điều trị kịp thời.
- Cơn sốt kéo dài hơn 5 ngày: Thông thường, sốt mọc răng hàm ở trẻ chỉ kéo dài khoảng 3 đến 4 ngày. Nếu trẻ sốt hơn 5 ngày, đây có thể là dấu hiệu nhiễm khuẩn, viêm nhiễm khác trong cơ thể.
Hiện tại, nha khoa Parkway là đơn vị nha khoa được đông đảo phụ huynh tin tưởng lựa chọn để thăm khám cho con trẻ. Khi ba mẹ nhận thấy hình ảnh bé sắp mọc răng và đưa con tới các cơ sở của nha khoa Parkway, đội ngũ bác sĩ lành nghể với nhiều năm kinh nghiệm sẽ thăm khám tổng quát cho trẻ rồi đưa ra tư vấn phù hợp với từng trẻ để giai đoạn mọc răng của trẻ sẽ suôn sẻ, phát triển bình thường.
Tham khảo: Dịch vụ nha khoa trẻ em tại Parkway
Hy vọng là thông qua bài viết này, quý phụ huynh đã biết được những dấu hiệu và hình ảnh lợi trẻ sắp mọc răng hàm để xác định được chính xác thời điểm nào ba mẹ có thể giúp đỡ trẻ giảm bớt đi cơn đau cũng như cách chăm sóc trẻ phù hợp trong giai đoạn này. Tuy nhiên nếu có dấu hiệu bất thường, ba mẹ hãy đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất để kịp thời chẩn đoán và chữa trị nhé.
Xem thêm:
- Trám răng sâu là gì? Khi nào nên trám răng sâu?
- Trẻ em thay răng sữa bao nhiêu lần? 6 giai đoạn thay răng sữa ở trẻ em
- Khớp cắn ngược ở trẻ em: Nguyên nhân và cách điều trị