Task Manager là một trợ thủ vô cùng đắc lực cho người dùng máy tính trong việc quản lý các tác vụ. Nhưng không phải ai cũng biết cách để sử dụng chức năng ngày. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm ra đâu là cách mở, bật và sử dụng Task Manager tiện dụng nhất nhé!
Task Manager là gì?
Đầu tiên, ta sẽ tìm hiểu Task Manager là gì? Nói đơn giản một cách dễ hiểu thì đây là trình quản lý các tác vụ hay công việc mà máy tính đang thực hiện.
Khi truy cập vào chức năng này, phần mềm sẽ hiện thông tin “lượng công việc” máy tính đang xử lý. Tại đây chúng ta có thể xem và tùy chỉnh mở tắt tác vụ, xem hiệu suất làm việc của máy, xem ứng dụng chạy ngầm… Đại đa số mục đích người dùng mở Task Manager là để tắt bớt các ứng dụng không cần thiết nhằm tăng tốc máy
Hướng dẫn 5 cách mở Task Manager trên Windows 10, 11
Có nhiều cáchmở Task Manager trên máy tính, đối với các nền tảng khác nhau sẽ cho ra cách truy cập trình quản lý khác nhau. Tại đây, chúng ta sẽ tập trung vào máy tính Windows với 5 cách mở Task Manager cực nhanh và tiện dụng:
Mở ngay trên thanh Taskbar
Cách được nhiều người sử dụng nhất để mở tắt Task Manager chính là thông qua thanh Taskbar trên máy tính Windows. Ta thực hiện bằng cách đưa con trỏ chuột vào vùng trống của thanh tác vụ và nhấn chuột phải, sau đó chọn Task Manager.
Cửa sổ trình quản lý tác vụ sẽ mở ra.
Dùng tổ hợp phím tắt
Sử dụng phím tắt để bật Task Manager cũng là một cách tiết kiệm thời gian mà bạn nên thử. Để thực hiện, chúng ta sẽ có 2 cách nhấn tổ hợp phím:
- Cách 1: Nhấn Ctrl + Alt + Delete, sau đó chọn Task Manager.
- Cách 2: Nhấn Ctrl + Shift + Esc.
Sau khi thực hiện xong, bảng điều khiển quản lý tác vụ sẽ hiện lên.
Dùng lệnh Command Prompt để mở
Cách mở Task Manager bằng dùng lệnh Command Prompt cực kỳ đơn giản, bạn chỉ cần thực hiện các thao tác theo bước sau đây:
Bước 1: Từ bàn phím nhấn nút Windows để cửa sổ bật lên và nhập “cmd” vào ô tìm kiếm (Search).
Bước 2: Trong danh sách kết quả tìm kiếm, chọn Command Prompt.
Bước 3: Hộp thoại hiện lên, nhập từ bàn phím “taskmgr” và nhấn Enter.
Sau khi thực hiện xong, trình quản lý tác vụ của máy tính sẽ hiện lên.
Dùng lệnh Run để mở
Để mở Task Manager bằng cách dùng lệnh Run, bạn cần thực hiện nhấn tổ hợp phím Windows + R từ bàn phím để hiện hộp thoại Run. Sau đó nhập “taskmgr” vào ô Open rồi chọn OK.
Sau đó, bản điều khiển tác vụ sẽ hiện lên chi tiết.
Mở bằng File Explorer (đối với Windows 10)
Một cách khác để khởi động Task Manager chỉ áp dụng trên Windows 10 đó là mở bằng File Explorer. Hãy thao tác theo các bước chỉ dẫn sau đây:
Bước 1: Từ bàn phím nhấn tổ hợp Windows + E để truy cập File Explorer.
Bước 2: Tiếp tục chọn vào thư mục Windows trong danh sách.
Bước 3: Sau đó chọn thư mục System32.
Bước 4: Tại đây chúng ta sẽ nhấp chọn mục Taskmgr.
Sau đó, Task Manager sẽ hiện lên để ta tiến hành thao tác.
Các chế độ xem trên Trình quản lý tác vụ (Task Manager)
Để quản lý tốt công việc thì Windows cung cấp cho người dùng đa dạng chế độ xem trong Task Manager, cụ thể như sau:
Chế độ xem đơn giản
Chế độ xem đơn giản của Task Manager khi được kích hoạt sẽ thể hiện thông tin bao gồm các ứng dụng đang chạy và đang được sử dụng trực tiếp bởi người dùng.
Ở chế độ này, Windows lược đi các chỉ số về ứng dụng chạy ngầm.
Chế độ xem chi tiết
Chế độ xem chi tiết từ trình quản lý tác vụ của Windows - Task Manager sẽ cho người truy cập biết được những thông tin hữu ích nhất liên quan đến tất cả các tác vụ và công việc mà máy tính đang xử lý.
Tại chế độ này, chúng ta có thể theo dõi các mục như Processes (Tiến trình), Performance (Hiệu suất), App History (Lịch sử dùng ứng dụng), Startup (Các ứng dụng bật đồng thời cùng máy)...
Ở Processes, phía trên sẽ là tổng tỉ lệ sử dụng từng phần ngay lúc đó, phía dưới bao gồm các chỉ số chi tiết :
- CPU: mức sử dụng của CPU trên tất cả các lõi hiện tại.
- Memory: mức sử dụng của bộ nhớ RAM máy tính hiện tại.
- Disk: mức sử dụng của ổ đĩa vật lý hiện tại.
- Network: mức sử dụng mạng hiện tại.
- GPU: mức sử dụng của card đồ họa máy tính hiện tại.
Việc này giúp bạn dễ dàng xem được tổng quan và chi tiết các chỉ số sử dụng của các chương trình, phần mềm đang hoạt động.
Ý nghĩa và chức năng các tùy chọn trên Task Manager
Trên giao diện chính của Trình quản lý Task Manager, ta sẽ có các chức năng như sau:
File
Khi click chuột vào tùy chọn này sẽ hiện ra danh sách có 2 mục chính:
Run New Tas: sử dụng tùy chọn này khi bạn muốn chạy một tác vụ cụ thể có thể là chương trình, tệp thư mục, tài liệu, tài nguyên Internet….
Bằng cách nhập tên tác vụ đó vào ô Open và Windows sẽ chạy chúng. Ngoài ra, bạn có thể tick vào ô Create this task with administrative privileges để truy cập sâu hơn với quyền quản trị viên.
Exit: Tắt Task Manager ngay lập tức.
Options
Khi click chuột vào tùy chọn này sẽ hiện ra danh sách có 3 mục chính như hình:
Ý nghĩa và chức năng của các mục như sau:
- Always on Top: Kích hoạt tính năng này sẽ làm cho bảng Task Manager sẽ có vị trí xuất hiện trên cùng so với các bảng hay cửa sổ khác.
- Minimize on Use: Kích hoạt tính năng này sẽ làm cho bảng Task Manager sẽ luôn ở vị trí trên cùng so với các bảng hay cửa sổ khác.
- Hide When Minimized: Kích hoạt tính năng này sẽ làm cho Task Manager sẽ tiếp tục chạy nền khi chúng ta thu nhỏ đi, có thể xem trong System Tray.
View
Khi click chuột vào tùy chọn này sẽ hiện ra danh sách có 5 mục chính:
- Refresh Now: Kích hoạt tính năng này sẽ tải lại mới toàn bộ tác vụ và công việc trong Task Manager.
- Update Speed: Sử dụng tính năng này để thay đổi mức độ cập nhật dữ liệu giữa các mức: Thấp, Trung bình và Cao. Ngoài ra chọn Tạm dừng để ngừng cập nhập cho tới khi thay đổi mức độ cập nhật cao hơn hoặc chọn Refresh Now.
- Group By Type: Tiết kiệm thời gian theo dõi người dùng khi các tác vụ sẽ được hiển thị phân theo 3 phần. Cụ thể: Background Processes, Apps và Windows Processes
- Expand All: Hiển thị chi tiết toàn bộ thông tin từng tác vụ
- Collapse All: Hiển thị gom lại thông tin theo từng nhóm tác vụ
Chức năng này sẽ tối ưu giao diện để bạn dễ quản lý hơn.
Task Manager bao gồm những mục chính nào?
Khi tiến hành quản lý các tác vụ bằng Task Manager, người dùng cần chú ý các mục sau:
Processes
Như đã nói ở mục Chế độ xem chi tiết của trình quản lý tác vụ, tại đây chúng sẽ có tất cả các dữ liệu thể hiện rõ tên, hiệu suất chạy, mức chiếm dụng phần cứng của máy tính… của từng tác vụ và nhóm tác vụ
Bạn có thể theo dõi dữ liệu theo thời gian thực.
Performance
Người bạn đồng hành Task Manager của chúng ta sẽ giúp ích những gì trong mục Performance? Những thông tin dữ liệu được thể hiện thông qua màu sắc, biểu đồ… đầy trực quan tạo cảm giác dễ nắm bắt cho người dùng.
Những dữ liệu này tượng trưng cho mức sử dụng thực tế của mỗi thành phần trong máy tính. Bao gồm như: CPU, Memory (RAM), Disk, Tốc độ Mạng và GPU. Ngoài ra còn có các thông tin như tên phần cứng và chỉ số kỹ thuật của chúng.
App History
Cũng như nhiều tính năng hữu ích khác, khi bật Task Manager mục App History sẽ cho người theo dõi biết mức sử dụng tài nguyên của từng ứng dụng trong khoảng thời gian trước đó. Tính năng theo dõi sẽ áp dụng cho User đang kích hoạt hiện tại.
Startup
Chức năng Startup của Task Manager giúp chúng ta nắm được rõ ứng dụng nào sẽ khởi động đồng thời cùng với Windows khi bật máy. Người sử dụng sẽ chủ động trong việc bật tắt các ứng dụng đó để giảm thời gian mở máy tính.
Ngoài ra Startup có thể hiện mức độ ảnh hưởng từ Low đến Medium và High của các ứng dụng với quá trình khởi động. Giúp ta có thể cân nhắc để bật tắt hợp lý.
Users
Users sẽ là mục giúp cho người truy cập Task Manager quản lý các tài khoản người dùng của mình. Ở giao diện này họ có thể dễ dàng theo dõi tổng mức sử dụng tài nguyên máy tính ở từng tài khoản.
Để giải quyết tình trạng cạn kiệt tài nguyên máy tính, ta có thể tiết kiệm bằng cách vô hiệu hóa các tài khoản người dùng đang không cần dùng đến. Để thực hiện, ta đánh dấu chọn Users cần tắt và chọn Logoff.
Details
Như cái tên của chức năng này, Details sẽ thể hiện chi tiết các tác vụ đang vận hành trong hệ thống. Các tác vụ này sẽ hiện thêm thông tin liên quan đến tài khoản người dùng và các thông tin khác.
Khả năng chính của Details là khiến cho người dùng chủ động trong việc tùy chỉnh mức độ ưu tiên hoạt động của từng tác vụ. Mục đích là để tối ưu hóa hiệu suất làm việc của máy tính.
Services
Chức năng Services trên Task Manager cung cấp khả năng quản lý các dịch vụ hay chương trình đang chạy dưới nền trong máy. Đương nhiên là người dùng có thể linh hoạt trong việc bật tắt các tiến trình để đáp ứng mục tiêu hiệu suất
Và đó là những mục chức năng chính liên quan đến chức năng của Task Manager. Tiếp sau đây sẽ là một vài hướng dẫn sử dụng trình quản lý này.
Cách sử dụng các lệnh trên Task Manager để quản lý máy tính
Để quản lý một cách hiệu quả, khi ở giao diện để tùy chỉnh các tác vụ hay nhóm tác vụ ta sẽ nhấn chuột phải vào tác vụ cần thay đổi và chọn sử dụng các câu lệnh sau:
- Restart: Chỉ hiện ra khi ta click chuột phải tại tác vụ Windows Explorer. Khi thực hiện, tiến trình khởi động lại “explorer.exe” bắt đầu.
- End Task: Kết thúc ngay lập tức phiên làm việc của tác vụ đó.
- Expand: Mở rộng danh sách tác vụ nhỏ hoặc chi tiết của một nhóm tác vụ.
- Collapse: Ngược lại với Expand, gom các tác vụ nhỏ lại thành nhóm tác vụ.
- Resource Values: Thay đổi kiểu giá trị theo dõi từ % thành đơn vị tương ứng và ngược lại. Các chỉ số áp dụng: Memory, Disk, Network.
- Create dump file: Sử dụng khi chúng ta cần gỡ lỗi và chụp nhanh bộ nhớ của các chương trình để lưu vào ổ đĩa sau đó.
- Go to details: Chuyển sang giao diện quản lý Details của tác vụ, giúp người dùng tùy chỉnh sâu hơn
- Open file location: Chức năng giúp mở File Explorer với file .exe của tác vụ được người sử dụng lựa chọn.
- Search online: Tìm hiểu thêm về tác vụ bằng cách tìm kiếm tên của chúng trên Internet (có thể là Google về Task Manager)
- Properties: Chức năng giúp mở bảng Thuộc tính của file .exe tương ứng với tác vụ được chọn.
Mỗi tác vụ hay chương trình đều có một lượng lệnh tùy chỉnh riêng. Người dùng cần hiểu rõ để quản lý hiệu quả.
Một số câu hỏi hay gặp liên quan đến Task Manager
Task Manager của Windows là một trình quản lý tốt nhưng chưa phải hoàn hảo. Chắc chắn sẽ có những câu hỏi được đặt ra xung quanh nó. Cùng tìm lời giải đáp cho những câu hỏi thường gặp sau đây:
Vì sao trên Task Manager có nhiều chương trình trùng lặp?
Khi sử dụng Task Manager sẽ khó tránh khỏi trường hợp bạn bắt gặp các tác vụ hay chương trình trùng lặp chạy cùng lúc.
Điều này có thể hiểu đơn giản là chương trình đang tự động phân ra nhiều tác vụ nhỏ. Nhờ đó dễ dàng vận hành và xử lý hơn - như cách chia tab trong các trình duyệt web
Làm gì khi không mở được Task Manager?
Hệ điều hành Windows và các tính năng đi kèm đều luôn được đánh giá rất cao bởi người dùng trên toàn thế giới. Tuy nhiên đôi khi sẽ có lỗi xảy ra với các chương trình, cụ thể ở đây là Task Manager.
Trường hợp không mở được Trình quản lý tác vụ có thể là do bị các phần mềm độc hại, virus trong máy… tấn công hoặc do đang bị hạn chế quyền hạn bởi admin. Để khắc phục tình trạng trên, bạn có thể sử dụng các phần mềm quét và tiêu diệt virus. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể cập nhật lại quyền hạn admin để sử dụng Task Manager.
Khi phần mềm/ chương trình bị đứng thì tắt bằng cách nào?
Đơn giản bạn chỉ cần mở Task Manager lên và tìm đến phần mềm hay chương trình cần tắt, nhấn chuột phải và chọn End task.
Như vậy, chương trình bị đứng sẽ được tắt một cách nhanh chóng.
Kết luận
Bài viết trên đây đã giới thiệu cho bạn Task Manager là gì và các chức năng, thắc mắc của người dùng xoay quanh. Mong rằng nội dung sẽ giúp ích cho bạn trong việc sử dụng máy tính hằng ngày. Nếu có bất cứ thắc mắc nào, hãy để lại bình luận để được Điện Thoại Vui giải đáp nhé.