Khi bé bị sổ mũi nếu không được điều trị sớm có thể dẫn đến viêm tai giữa, viêm phế quản, viêm phổi,… Vậy ba mẹ nên làm gì khi bé bị sổ mũi? Bé sổ mũi có tự khỏi được không? Theo dõi bài viết để có kinh nghiệm chăm sóc bé tốt hơn.
Nguyên nhân bé bị sổ mũi
Bé bị sổ mũi có thể do môi trường ô nhiễm bên ngoài như khói bụi, phấn hoa, thời tiết,… Ngoài ra, chảy nước mũi có thể là biểu hiện của các bệnh sau:
Cảm lạnh
Khi trẻ bị cảm lạnh có thể sổ mũi, hắt hơi liên tục, sốt,... Bé bị cảm có thể khỏi sau 2 - 3 ngày nếu được chăm sóc tốt và dùng thuốc theo đơn khám của bác sĩ. Nhưng nếu ba mẹ chăm sóc không đúng cách, trẻ có thể bị cảm nặng hơn và có nguy cơ cao mắc các bệnh như viêm tai giữa, viêm phổi, viêm phế quản,… Ba mẹ không tự mua thuốc cho trẻ dùng, đặc biệt là kháng sinh nên đưa đến bệnh viện để được bác sĩ khám và kê đơn.
Cảm cúm
Trẻ bị cảm cúm cũng khiến bé bị ho, sổ mũi. Cảm cúm xảy ra sau khi trẻ bị cảm lạnh hoặc tiếp xúc với người bị cúm. Khi bị cảm cúm, bé có các triệu chứng như sổ mũi, ho, sốt cao, mệt mỏi,… Nếu bé sốt trên 38 độ C, ho liên tục nhiều ngày không dứt, chán ăn,… nên đưa bé đến bệnh viện càng sớm càng tốt.
Dị ứng
Bé bị ngạt, sổ mũi có thể do dị ứng với khói bụi, phấn hoa, lông động vật,… Khi bé có các dấu hiệu hắt hơi liên tục, sổ mũi, ho, ngạt mũi,… Ba mẹ nên loại bỏ các tác nhân nguy cơ gây dị ứng và làm sạch môi trường sống của trẻ. Với những trẻ bị dị ứng thời tiết dẫn đến ho, sổ mũi nên giữ ấm cho trẻ và đưa đến bệnh viện càng sớm càng tốt.
Nghẹt mũi sơ sinh
Ngạt mũi sơ sinh là một trong những nguyên nhân gây sổ mũi ở trẻ sơ sinh. Do dịch nhầy từ bào thai không được hút ra ngoài dẫn đến tình trạng nghẹt mũi sơ sinh. Đây không phải là tình trạng nguy hiểm vì lượng dịch nhầy này có thể tự đào thải ra ngoài hoặc nhờ bác sĩ vệ sinh cho bé. Chỉ cần lấy dịch nhầy ra và vệ sinh sạch sẽ là giảm triệu chứng này.
Bé sổ mũi có tự khỏi được không?
Bé sổ mũi có tự khỏi được không sẽ phụ thuộc vào cơ địa cũng như nguyên nhân gây sổ mũi ở trẻ. Đối với trẻ quá nhỏ bị sổ mũi thì sẽ không tự khỏi do sức đề kháng và hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, trẻ rất dễ bị nhiễm các loại vi khuẩn, virus lạ và gây chảy nước mũi.
Nếu trẻ mắc các bệnh về đường hô hấp thường tự khỏi sau khoảng 5 - 7 ngày nếu được chăm sóc đúng cách. Một số trẻ bị viêm mũi dị ứng theo mùa có thể hắt hơi nhiều, chảy nước mũi. Tuy nhiên, chỉ một lúc sau khi mũi bé không còn ngứa thì cơn sổ mũi cũng tự hết mà không cần can thiệp. Tuy nhiên, ba mẹ cần chú ý khi trẻ bị sổ mũi, vì điều này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ hô hấp cũng như sức khỏe tổng thể của trẻ nếu không có biện pháp điều trị kịp thời.
Làm gì khi trẻ bị sổ mũi?
Ba mẹ khi phát hiện trẻ có dấu hiệu sổ mũi, hắt hơi,... cần điều trị dứt điểm ngay để bệnh có cơ hội tiến triển nặng hơn. Vậy cần làm gì khi bé bị sổ mũi?
Dùng nước muối sinh lý
Nếu quan sát thấy trẻ chảy nước mũi trắng nhạt, ba mẹ chỉ cần nhỏ nước muối sinh lý khoảng 4 - 5 lần/ngày và mỗi bên khoảng 3 - 4 giọt. Nếu nước mũi của trẻ chuyển sang màu vàng xanh, ba mẹ cần đưa bé đi khám bác sĩ chuyên khoa để tìm ra nguyên nhân gây bệnh cũng như có biện pháp điều trị hiệu quả, an toàn.
Hướng dẫn nhỏ nước muối sinh lý cho trẻ bị sổ mũi:
- Trước khi nhỏ mũi cho bé cần ngâm lọ nước muối trong nước ấm.
- Đặt trẻ nằm ngửa, đầu hơi ngửa ra sau cho đầu thấp hơn chân.
- Nhỏ 3 - 4 giọt nước muối sinh lý mỗi bên mũi.
- Đợi 30 giây để nước muối làm loãng chất nhầy trong mũi.
- Làm sạch khoang mũi: Đối với những trẻ lớn có thể xì mũi, hãy cho trẻ ngồi và xì mũi vào một chiếc khăn sạch. Đối với trẻ nhỏ chưa xì mũi được, ba mẹ dùng dụng cụ hút dịch trong mũi. Ba mẹ bóp xẹp bóng hút dịch rồi đưa đầu ống hút vào mũi trẻ. Dùng tay bịt một bên mũi và nhanh chóng thả bóng ra, dịch nhầy sẽ được hút vào quả bóng.
- Vệ sinh dụng cụ hút dịch mũi: Bóp chặt ống hút để tống dịch nhầy ra ngoài. Sau khi hút sạch 2 bên mũi, xả bóng hút nhiều lần dưới vòi nước để làm sạch.
- Nhỏ và hút mũi cho bé khoảng 3 - 4 lần/ngày hoặc nhiều hơn cho đến khi bé không còn sổ mũi.
Chú ý: Ba mẹ không nên bịt cả hai bên mũi để cho trẻ xì mũi vì như vậy sẽ làm tăng áp lực đột ngột. Ngoài ra, giấy dùng để xì mũi cho trẻ phải mềm, sạch, dùng 1 lần rồi vứt.
Biện pháp khắc phục khác
Ngoài cách vệ sinh mũi cho bé, ba mẹ nên áp dụng thêm các biện pháp sau:
- Cho trẻ uống nhiều nước như nước lọc, sữa, nước trái cây,... Ưu tiên cho trẻ ăn thức ăn lỏng như cháo, súp,... để dễ dàng lấy dịch mũi. Nếu trẻ còn bú mẹ thì mẹ nên hạn chế dùng thức ăn nhiều dầu mỡ, nhiều chất béo.
- Có thể tắm cho trẻ bằng nước gừng nóng để làm lỏng chất nhầy trong mũi, dễ dàng tống ra ngoài hoặc ba mẹ có thể vệ sinh bằng các dụng cụ.
- Thoa dầu tràm hoặc dầu khuynh diệp vào lòng bàn chân, lưng và ngực của trẻ và massage trong vài phút.
- Đi tất cho bé khi đi ngủ giúp giữ ấm. Kê cao đầu bé khi ngủ để ngăn dịch tiết mũi trào ngược vào mũi.
Khi nào bé bị sổ mũi cần đưa đi khám?
Hệ miễn dịch của trẻ cần thời gian dài để hoàn thiện. Nếu trẻ mắc bệnh mà không có biểu hiện nặng hơn và các triệu chứng giảm dần thì bệnh sẽ khỏi sau 10 - 14 ngày.
Nếu trẻ dưới 3 tháng tuổi không có dấu hiệu thuyên giảm, có thể trẻ đã mắc bệnh nghiêm trọng cần đưa đến bệnh viện. Khi có những dấu hiệu sau cần đưa bé đến bệnh viện ngay.
- Thay tã ít hơn bình thường.
- Thân nhiệt trên 38 độ C.
- Bé bị đau tai hoặc quấy khóc nhiều hơn bình thường.
- Mắt đỏ và tiết dịch mắt màu vàng/xanh lá cây.
- Khó thở.
- Ho kéo dài.
- Chảy nước mũi vàng xanh đặc trong nhiều ngày.
Đặc biệt, khi có những biểu hiện sau, ba mẹ phải nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện:
- Trẻ không chịu ăn hoặc bú sữa.
- Ho quá nhiều gây nôn mửa, da tím tái.
- Ho có đờm.
- Trẻ khó thở, tím tái môi và các đầu ngón tay.
Bé sổ mũi có tự khỏi được không phụ thuộc vào cơ địa và nguyên nhân gây bệnh. Đối với trẻ lớn nếu sổ mũi do dị ứng thì khi tránh xa các tác nhân dị ứng cơn hắt hơi, sổ mũi cũng giảm dần. Với bất kỳ trẻ nào bị sổ mũi do cảm lạnh, cảm cúm thì nên đưa trẻ đi khám. Sổ mũi ở trẻ em là tình trạng phổ biến mà ba mẹ cần phải theo dõi và chăm sóc con một cách tốt nhất để tình trạng bệnh nhanh chóng khỏi. Nếu thấy bệnh tiến triển nặng nên đưa trẻ đi khám để tránh những biến chứng nguy hiểm.
Xem thêm:
- Người lớn hắt hơi sổ mũi uống thuốc gì? Lưu ý khi sử dụng
- Những cách trị sổ mũi hiệu quả nhanh chóng tại nhà
- 4 sản phẩm thuốc sổ mũi không gây buồn ngủ tốt nhất