Để đo lường cũng như tính toán được những khoảng cách hay kích thước khác nhau thì đơn vị đo độ dài là một yếu tố rất quan trọng và không thể thiếu. Hãy cùng Tân Phát tìm hiểu bảng đơn vị đo độ dài chi tiết cũng như cách quy đổi giữa các đơn vị đo khác nhau ở nội dung dưới đây nhé!
NỘI DUNG CHÍNH
1. Đơn vị đo độ dài là gì?
2. Bảng đơn vị đo độ dài - quy đổi đơn vị đo
3. Cách ghi nhớ và quy đổi đơn vị đo độ dài nhanh chóng
4. Kết luận
1. Đơn vị đo độ dài là gì?
Đơn vị đo độ dài là đơn vị với nhiệm vụ đo lường khoảng cách giữa 2 điểm bất kì hoặc đo chiều dài, kích thước của một đối tượng nào đó.
Đơn vị đo độ dài được ứng dụng trong đa dạng lĩnh vực khác nhau có thể kể đến như: kỹ thuật, khoa học, xây dựng, y tế,... trong đó được ứng dụng đo kích thước dock leveler, bàn nâng thủy lực,...
Những đơn vị đo độ dài được sử dụng phổ biến là: km (kilomet), m (mét), cm (centimet), mm (milimet), ft (feet), in (inch),...
Bảng đơn vị đo độ dài
2. Bảng đơn vị đo độ dài - quy đổi đơn vị đo
Dưới đây là bảng quy đổi đơn vị đo độ dài được ứng dụng phổ biến thường ngày:
Một vài ví dụ cụ thể:
Để quy đổi m (mét) qua ft (feet), ta dùng công thức chuyển đổi sau:
1 m = 3.28 ft
Tương tự, nếu muốn đổi 1 ft (feet) sang m (mét), chúng ta có thể áp dụng công thức quy đổi sau:
1 ft = 0.3048 m
Bảng đơn vị đo độ dài sẽ hỗ trợ chúng ta có thể chuyển đổi các đơn vị đo khác nhau trở nên dễ dàng, nhanh chóng và tiện lợi hơn. Tuy nhiên, để đảm bảo kết quả quy đổi được chính xác nhất chúng ta cần phải hiểu và biết cách quy đổi cũng như sử dụng các công thức quy đổi đúng đắn.
Ngoài ra, trong một vài trường hợp sẽ không sử dụng đơn vị cơ bản như m hay ft để đo lường mà sử dụng đơn vị đo độ dài nhỏ hơn như µm (micromet) hay nm (nanomet) với những đối tượng cần đo lường độ dài với kích thước nhỏ.
Để quy đổi giữa những đơn vị đo độ dài này cần áp dụng công thức chuyển đổi sau:
1 µm = 0.000001 m
1 nm = 0.000000001 m
Ví dụ: Khi muốn chuyển đổi 10 nm sang µm, có thể áp dụng công thức sau:
10 nm = 0.00001 µm
3. Cách ghi nhớ và quy đổi đơn vị đo độ dài nhanh chóng
Với những đơn vị đo độ dài được sử dụng phổ biến như: km (kilomet), hm (hectomet), dam (decamet), m (mét), dm (deximet), (cm (centimet), mm (milimet).
2 nguyên tắc quy đổi đơn vị đo độ dài cần lưu ý như sau:
Nguyên tắc 1: Khi thực hiện quy đổi đơn vị lớn hơn sang đơn vị đo nhỏ hơn liền kề, ta nhân số đó với 10.
Ví dụ:
1m = 1 x 10 = 10dm
1m = 1 x 100 = 100cm
1m= 1 x 1000 = 1000mm
Ta có 1m = 10dm = 100cm = 1000 mm
Nguyên tắc 2: Khi thực hiện quy đổi đơn vị nhỏ hơn sang đơn vị đo độ dài lớn hơn liền kề, ta chia số đo với 10.
Ví dụ:
10cm = 10/10 = 1dm
10m = 10/10 = 1 dam
4. Kết luận
Trên đây là toàn bộ những thông tin về bảng đơn vị đo độ dài cũng như cách quy đổi đơn vị đo độ dài chính xác và nhanh chóng.
Hy vọng, nội dung bài viết này của Tân Phát sẽ hỗ trợ các bạn hiểu rõ hơn về đơn vị đo độ dài cũng như cách chuyển đổi chúng.