Theo y học cổ truyền, nhân sâm được coi là đầu vị của thuốc bổ khí và đứng đầu trong 4 vị thuốc quý của Đông y: sâm, nhung, quế, phụ. Với công năng bổ khí, ích huyết, sinh tân, định thần, ích trí. Được dùng trị chứng chân khí suy kém, cơ thể thường xuyên có cảm giác mệt mỏi, đoản hơi, đoản khí, chân tay lạnh, mạch yếu, người gầy yếu, cơ thể mới ốm dậy, kém ăn, trí nhớ suy giảm, người ở trạng thái căng thẳng thần kinh, trong người nóng, háo khát, đái tháo, tim loạn nhịp, sinh dục kém, trẻ em quá gầy yếu, chậm lớn.
Tuy bổ dưỡng như vậy nhưng những đối tượng không nên dùng nhân sâm là người huyết áp cao, người đang sốt cao, lạnh bụng bị tiêu chảy, phụ nữ có thai (hoặc có khả năng có thai), phụ nữ sau khi sinh.
Bệnh nhân xơ gan kèm chảy máu đường ruột dùng sâm không những không khỏi mà còn có thể khiến bệnh trở nên nguy hiểm hơn.
Ngoài ra, bệnh nhân cao huyết áp cũng được khuyến cáo thận trọng khi dùng sâm bởi vị thuốc này khiến huyết áp sẽ tăng lên nhanh chóng trước khi hạ xuống. Nếu huyết áp qua ngưỡng an toàn có thể gây ra các tai biến nguy hiểm. Vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo thêm bà bầu trước khi lâm bồn không được dùng sâm.
Những đối tượng không nên dùng nhân sâm là người huyết áp cao, người đang sốt cao, lạnh bụng bị tiêu chảy, phụ nữ có thai (hoặc có khả năng có thai), phụ nữ sau khi sinh. Ảnh minh họa: Internet
Người hay mất ngủ nhưng sức khỏe yếu mà muốn dùng sâm nên dùng buổi sáng với liều lượng thấp, khoảng 2-3g/ngày. Cần lưu ý không dùng lô sâm (đầu núm rễ củ sâm), vì có tác dụng gây nôn. Không dùng kèm với vị lê lô và ngũ linh chi.
Còn theo Đại tá, Lương y Bùi Hồng Minh, Nguyên Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình cần tránh phải lưu ý khi dùng sâm khi uống thuốc tây điều trị. Nhân sâm kỵ với thuốc đông máu nếu sử dụng có thể gây ra hiện tượng chảy máu bất thường cho bệnh nhân. Vì vậy, người đang uống thuốc đột quỵ nên tránh dùng nhân sâm.
Hoặc với những bệnh nhân đang dùng thuốc rối loạn tâm thần, trầm cảm, tâm thần phân liệt… có thể gây ra hậu quả khó lường tới thần kinh. Do sâm có một số hoạt chất có thể làm tăng tác dụng phụ của thuốc gây hại cho thần kinh.
"Đối với các trường hợp đang dùng thuốc tây khác nếu muốn dùng nhân sâm nên cách 2 giờ sau uống thuốc. Khoảng cách 2 giờ là thời gian để thuốc đã chuyển hóa trong cơ thể, khi đó dùng nhân sâm sẽ không làm mất đi tác dụng của thuốc", Lương y Bùi Hồng Minh nói.
Mang thai cần lưu ý khi dùng nhân sâm: Nhân sâm thuộc loại nguyên khí đại bổ, vì thế sau khi mang thai không lâu, nếu người mẹ uống hoặc dùng chúng quá nhiều thì có thể khiến cho khí thịnh còn âm hoa tổn, âm mà suy thì hỏa vượng, đó chính là " khí hữu dư, tiện thị hỏa" (ý nói: khí thừa nhiều sẽ chuyển thành hỏa). Ảnh minh họa: Internet
Những người mắc bệnh gan mật cần tránh sử dụng nhân sâm bởi người bị viêm gan truyền nhiễm cấp tính, viêm túi mật cấp tính, bệnh sỏi mật, đau sườn, đau bụng, vàng da, phát sốt... đều ở tình trạng gan mật bị thấp nhiệt, khí không thoát.
Việc uống nhân sâm sẽ càng làm khí trệ uất kết, bệnh nặng thêm.
Nhân sâm cũng được cấm kỵ sử dụng với người đau dạ dày: Chứng viêm loét ở dạ dày do dịch vị ra quá nhiều, khí trệ mà sinh ra đau, huyết nhiệt chạy lung tung mà sinh ra chảy máu.
Nhân sâm bổ khí, làm cho khí càng thịnh lên, huyết càng hưng vượng, rất khó làm giảm và hết đau.
Theo nhiều ghi chép thì khi cơ thể người nhận quá 100g nhân sâm thì sẽ có hưng phấn. Nếu dùng quá 200g thì sẽ xuất hiện các hiện tượng trúng độc như toàn thân nổi ban, ngứa ngáy, chóng mặt, đầu óc quay cuồng, nhiệt độ cơ thể tăng, xuất huyết…
Ngoài ra nếu dùng nhân sâm trong thời gian dài thì sẽ bị bí tiểu, từ đó dẫn đến phù nước. Nếu người đang mang thai sử dụng nhiều nhân sâm thì sẽ xuất hiện các hiện tượng như nôn mửa, phù nước, huyết áp tăng… thậm chí xuất huyết âm đạo và có thể dẫn đến sảy thai.