Yến mạch, thực phẩm giàu dinh dưỡng và được nhiều người ưa chuộng nhờ lợi ích to lớn đối với sức khỏe. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể hưởng lợi từ những hạt yến mạch bé nhỏ này. Hãy cùng BALIFOOD tìm hiểu yến mạch kỵ gì? Và lưu ý những ai không nên ăn yến mạch, để giúp đảm bảo an toàn sức khỏe.
Yến mạch là gì?
Yến mạch là ngũ cốc được thu hoạch từ cây Avena sativa (cây Yến mạch). Đây là một loại thực phẩm này có giá trị dinh dưỡng cao mang lại nhiều lợi ích sức khỏe và được sử dụng phổ biến trong các bữa ăn sáng, món chay và các chế độ ăn kiêng.
- Trong yến mạch giàu chất xơ, giúp giảm cholesterol và cải thiện tiêu hóa. Đồng thời giúp no lâu, hạn chế cảm giác thèm ăn, từ đó hỗ trợ quá trình giảm cân hiệu quả.
- Chứa protein, giúp no lâu và cung cấp năng lượng cho cơ thể.
- Chứa beta-glucan, vitamin và khoáng chất thiết yếu như: Vitamin B1, E, magie, sắt,…. Hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch, chống lại các tác nhân gây bệnh cho cơ thể.
- Yến mạch chứa các chất chống oxy hóa giúp bảo vệ da khỏi tác hại của tia UV, ngăn ngừa lão hóa da, làm sáng da và giảm mụn.
- Đặc biệt, Yến mạch có chỉ số đường huyết thấp (GI) giúp kiểm soát lượng đường trong máu hiệu quả, giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Yến mạch kỵ với gì?
Tuy Yến mạch mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng vẫn có thể gây hại nếu sử dụng không đúng cách. Vậy yến mạch có chất gì kỵ không nên dùng chung với những gì? Dưới đây BALIFOOD sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này. Yến mạch kỵ với chất kích thích:
- Hạn chế kết hợp yến mạch với cà phê, trà, nước ngọt có ga vì ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ dinh dưỡng.
Yến mạch kỵ với thực phẩm, thuốc chứa canxi:
- Trong yến mạch chứa axit phytic cản trở quá trình hấp thu canxi. Nên dùng yến mạch cách xa các thực phẩm giàu canxi như sữa, phomai, sữa chua,… ít nhất 2 giờ.
Yến mạch có thể thể tương tác với một số loại thuốc:
- Các loại thuốc như thuốc giảm cholesterol, thuốc trị tiểu đường, thuốc loãng máu,… có thể gặp tương tác khi dùng cùng lúc với yến mạch. Vì vậy, để đảm bảo an toàn, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ nếu đang sử dụng thuốc.
Những ai không nên ăn yến mạch?
Yến mạch là thực phẩm lành mạnh và an toàn cho hầu hết mọi người, nhưng không phải ai cũng phù hợp sử dụng. Nếu bạn là một trong những đối tượng dưới đây thì nên hạn chế ăn yến mạch.
Người bị dị ứng yến mạch:
- Trong yến mạch nguyên hạt chứa gluten, nên không phù hợp với người bị dị ứng gluten hoặc bệnh Celiac. Những ai trong trường hợp này có thể sử dụng yến mạch không chứa gluten (gluten-free) thay thế.
- Mặc dù hiếm, nhưng một số người có thể phản ứng với protein avenin có trong yến mạch, tương tự như phản ứng với gluten. Người dị ứng với yến mạch có thể gặp các triệu chứng như nổi mẩn ngứa, sưng tấy, khó thở.
Người có vấn đề tiêu hóa:
- Người bị rối loạn tiêu hóa cũng cần cẩn trọng vì yến mạch chứa nhiều chất xơ. Nếu tiêu thụ quá nhiều hoặc cơ thể không quen với lượng chất xơ trong yến mạch, có thể gây khó tiêu, tăng sản xuất khí hoặc làm trầm trọng thêm các triệu chứng tiêu chảy, táo bón, đầy hơi.
- Có thể sử dụng yến mạch với lượng nhỏ và tăng dần theo thời gian khi cơ thể đã quen. Đồng thời kết hợp uống nhiều nước khi ăn yến mạch để hỗ trợ tiêu hóa.
Phụ nữ mang thai:
- Phụ nữ mang thai có thể ăn yến mạch nhưng nên đa dạng hóa chế độ ăn và tránh ăn quá nhiều.
- Tốt nhất, phụ nữ mang thai và cho con bú nên sử dụng yến mạch với lượng nhỏ và tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn.
Trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi:
- Hệ tiêu hóa của trẻ dưới 6 tháng tuổi chưa hoàn thiện, vì vậy không nên ăn yến mạch.
- Có thể cho trẻ ăn yến mạch khi trẻ được 6 tháng tuổi trở lên. Nên bắt đầu cho trẻ ăn yến mạch với lượng nhỏ (khoảng 1-2 muỗng cà phê) và tăng dần theo thời gian. Nên nấu yến mạch nhuyễn hoặc xay mịn để trẻ dễ tiêu hóa.
Một số điều cần lưu ý khi dùng yến mạch
Để tận dụng tối đa lợi ích của yến mạch mà không gặp phải các vấn đề sức khỏe không mong muốn, bạn nên lưu ý những điều dưới đây.
- Nên sử dụng yến mạch nguyên chất, không chứa nhiều đường hoặc chất phụ gia.
- Bắt đầu từ liều lượng thấp: Nếu bạn mới bắt đầu thêm yến mạch vào chế độ ăn, hãy dùng một lượng nhỏ và tăng dần để cơ thể có thời gian thích nghi.
- Đa dạng hóa chế độ ăn: Kết hợp yến mạch với các loại thực phẩm khác như trái cây, các loại hạt, sữa chua, sữa tươi,… để tăng hương vị và đảm bảo sự cân đối dinh dưỡng.
- Chú ý đến cách chế biến: Tránh thêm quá nhiều đường hoặc chất ngọt, làm tăng lượng calo, lượng đường tiêu thụ và giảm lợi ích sức khỏe của yến mạch. Thay vào đó, sử dụng các nguồn ngọt tự nhiên như trái cây, mật ong.
- Liều lượng sử dụng hợp lý: 30-50g yến mạch mỗi ngày. Có thể chia lượng yến mạch này ra để dùng thành nhiều bữa nhỏ trong ngày.
- Nên ngâm yến mạch trước khi nấu để yến mạch mềm và dễ tiêu hóa hơn.
- Nên nấu yến mạch với nước hoặc sữa ít béo.
- Lắng nghe cơ thể: Chú ý đến cách cơ thể phản ứng sau khi ăn yến mạch và điều chỉnh liều lượng hoặc cách chế biến cho phù hợp.
Ngoài ra, bạn cũng nên tham khảo ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng khi cần thiết để có được chế độ ăn uống cân đối và phù hợp với nhu cầu cá nhân của mình.
Giải đáp một số câu hỏi liên quan đến việc sử dụng yến mạch
Dưới đây BALIFOOD sẽ giúp bạn giải đáp những câu hỏi liên quan đến việc sử dụng yến mạch được nhiều người thắc mắc.
Có mấy loại yến mạch? Nên dùng loại nào?
Có 3 loại yến mạch phổ biến:
- Yến mạch cán dẹt: Loại này được cán mỏng và nấu nhanh hơn các loại khác.
- Yến mạch cán vỡ: Loại này được cán thành những mảnh nhỏ và có thời gian nấu lâu hơn yến mạch cán dẹt.
- Yến mạch nguyên hạt: Loại này giữ nguyên hình dạng hạt yến mạch và có thời gian nấu lâu nhất.
Yến mạch ăn sống được không?
Yến mạch có thể ăn sống, tuy nhiên không nên ăn thường xuyên vì:
- Khó tiêu hóa: Yến mạch sống chứa nhiều chất xơ, khó tiêu hóa hơn khi nấu chín. Ăn yến mạch sống có thể gây ra các vấn đề tiêu hóa như đầy hơi, khó tiêu, táo bón.
- Hấp thu dinh dưỡng kém: Yến mạch sống chứa axit phytic, ảnh hưởng đến khả năng hấp thu các khoáng chất như sắt, kẽm và canxi.
- Nên nấu chín yến mạch để dễ tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng tốt hơn.
- Nếu muốn ăn yến mạch sống, hãy ngâm yến mạch trong nước hoặc sữa ít nhất 30 phút trước khi ăn để làm mềm yến mạch và giảm lượng axit phytic.
Ăn yến mạch nhiều có tốt không?
Yến mạch là một lựa chọn tốt cho sức khỏe, nhưng như mọi thực phẩm khác, việc tiêu thụ quá mức có thể dẫn đến các vấn đề không mong muốn.
- Nếu ăn quá nhiều yến mạch bạn có thể gặp một số vấn đề như: Khó tiêu, đầy hơi, táo bón, thiếu dưỡng chất,… Vậy nên, nếu có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng yến mạch.
- Nên ăn yến mạch với lượng vừa phải và kết hợp với các loại thực phẩm khác để có một chế độ ăn uống cân bằng.
Bà bầu ăn yến mạch có tốt không?
Có, yến mạch có nhiều dinh dưỡng và rất tốt cho bà bầu.
- Yến mạch chứa nhiều vitamin, khoáng chất và chất xơ cần thiết cho sự phát triển của thai nhi và sức khỏe của mẹ bầu như: Ngừa thiếu máu, giảm nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ, cải thiện hệ tiêu hóa, giảm táo bón - vấn đề thường gặp ở bà bầu.
- Bà bầu nên ăn yến mạch đã nấu chín để dễ tiêu hóa, dùng lượng vừa phải. Đồng thời nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng nếu đang có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào.
Qua bài viết này BALIFOOD hy vọng đã giúp bạn giải đáp được câu hỏi yến mạch kỵ gì? Đồng thời biết được những ai không nên ăn yến mạch, cũng như nắm được cách sử dụng yến mạch đúng và hiệu quả cho sức khỏe.