1. Tìm hiểu chung về bệnh thiếu máu
Tình trạng thiếu máu xảy ra khi cơ thể bị thiếu hụt một lượng lớn các tế bào hồng cầu khỏe mạnh. Nhiệm vụ của những tế bào này là vận chuyển oxy tới các cơ quan trong cơ thể, duy trì hoạt động sống hàng ngày. Có nhiều bộ phận cũng có khả năng tự sản xuất được hồng cầu, trong đó tủy xương (phần mô mềm nằm giữa xương) là bộ phận chính đảm nhiệm chức năng này.
Để chẩn đoán nguyên nhân dẫn đến thiếu máu, người bệnh cần cung cấp một số thông tin về các triệu chứng lâm sàng, tiền sử bệnh lý và tiền sử gia đình có ai mắc bệnh này hay không. Bệnh nhân bị thiếu máu sẽ có những triệu chứng như sau:
Bệnh nhân thường xuyên mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt, tim đập nhanh,...;
Lòng bàn tay trắng, niêm mạc nhợt nhạt, da xanh;
Thường xuyên bị khó thở, nhất là lúc gắng sức;
Rối loạn tiêu hóa, chán ăn;
Tóc khô xơ, dễ gãy, móng tay khum.
Thiếu máu khiến bệnh nhân thường xuyên bị đau đầu, mệt mỏi
Bị thiếu máu mức độ nhẹ thường không có triệu chứng rõ rệt, do đó nhiều người sẽ chủ quan và bỏ qua những biểu hiện nêu trên. Tuy nhiên nếu vẫn tiếp diễn tình trạng này thì các dấu hiệu sẽ ngày càng nặng hơn.
2. Thiếu máu là do nguyên nhân gì gây nên?
2.1. Thiếu máu do mất máu
Mất máu theo mức độ cấp tính hoặc mạn tính, nhất là bệnh nhân khó nhận biết hiện tượng mất máu trong thời gian dài ví dụ như:
Mắc các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa như viêm dạ dày, trĩ, ung thư, nhiễm ký sinh trùng đường ruột;
Đến kỳ kinh nguyệt và bị chảy quá nhiều máu;
Tác dụng phụ của thuốc chống viêm không Steroid (NSAID) như ibuprofen, aspirin có thể làm viêm loét dạ dày.
2.2. Thiếu máu do tế bào hồng cầu bị phá hủy
Các tế bào hồng cầu bị phá hủy sẽ khiến bệnh nhân mắc bệnh thiếu máu tan huyết có thể bắt nguồn từ các nguyên nhân như:
Lách to;
Bệnh lupus ban đỏ;
Bị bệnh thận hoặc bệnh về gan;
Bệnh di truyền như xuất huyết giảm tiểu cầu, thiếu máu hồng cầu hình liềm, thalassemia;
Nhiễm trùng, nhiễm nọc độc của nhện hoặc rắn,...;
Ghép van tim nhân tạo, ghép mạch máu, hình thành khối u, rối loạn đông máu, tăng huyết áp nặng, bỏng nặng.
2.3. Giảm sản xuất hồng cầu gây thiếu máu
Thiếu máu do bị thiếu sắt là hiện tượng giảm nồng độ sắt trong cơ thể khiến tủy xương giảm sản xuất huyết sắc tố. Đây chính là thành phần có trong các tế bào hồng cầu giữ vai trò vận chuyển đưa oxy tới mọi cơ quan trong cơ thể.
Mô phỏng bệnh Thalassemia tác động tới các tế bào hồng cầu
Dưới đây là một số nguyên nhân gây thiếu hồng cầu:
Phụ nữ mang thai và đang trong thời kỳ cho con bú, hoặc đang trong chu kỳ kinh nguyệt;
Sử dụng các loại thực phẩm, đồ uống hoặc một số loại thuốc có chứa thành phần là cafein;
Mắc một số bệnh về đường tiêu hóa như bệnh Crohn, phẫu thuật dạ dày hoặc ruột non;
Thiếu vitamin: ngoài sắt ra thì cơ thể cần được bổ sung đầy đủ vitamin B12, folate để sản xuất và nuôi dưỡng các tế bào hồng cầu khỏe mạnh. Nếu khẩu phần ăn hàng ngày thiếu các dưỡng chất quan trọng này thì sẽ làm giảm số lượng hồng cầu trong cơ thể người bệnh;
Thiếu máu bất sản: là hiện tượng bệnh nhân bị thiếu hoặc không có tế bào gốc, nguyên nhân do gen hoặc tổn thương tủy xương vì điều trị bệnh bằng một số loại thuốc, hóa trị, xạ trị hoặc bị nhiễm trùng.
3. Nên thực hiện xét nghiệm gì để biết thiếu máu?
Rất nhiều người đều có chung một băn khoăn là nên tiến hành các xét nghiệm gì để biết thiếu máu khi cơ thể xuất hiện những triệu chứng cảnh báo tình trạng này. Dưới đây là các gợi ý về loại xét nghiệm bạn nên thực hiện khi bị thiếu máu:
3.1. Tổng phân tích tế bào máu
Xét nghiệm này giúp kiểm tra cơ thể bạn có đang thiếu máu hay không, đánh giá khả năng bị rối loạn đông máu hoặc đang mắc các bệnh nhiễm trùng và phát hiện các bệnh lý như ung thư máu, suy tủy,... từ giai đoạn sớm.
Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu sẽ đưa ra thông tin cụ thể về các chỉ số như sau:
Số lượng hồng cầu (RBC);
Số lượng tiểu cầu (PLT);
Số lượng bạch cầu (WBC);
Tỷ lệ thể tích hồng cầu trong máu (HCT);
Thể tích trung bình hồng cầu (MVC);
Nồng độ huyết sắc tố (HB): đây được coi là tiêu chuẩn trong xác định bệnh thiếu máu và mức độ thiếu máu. Bệnh nhân được cho là thiếu máu khi HB < 12.0g/dL (nữ) và HB < 13.0 g/dL (nam);
Hàm lượng huyết sắc tố trung bình hồng cầu (MCHC);
Lượng huyết sắc tố trung bình hồng cầu (MCH).
2.2. Các xét nghiệm khác
Xét nghiệm định lượng Ferritin: Ferritin là hàm lượng sắt dự trữ trong cơ thể, chỉ số Ferritin bình thường sẽ ở trong khoảng từ 15 - 300 ng/ml. Nếu chỉ số này giảm thì chứng tỏ người bệnh đang bị thiếu máu, giảm dự trữ sắt. Ngược lại Ferritin tăng thì nguy cơ bệnh nhân đang bị thừa sắt hoặc mắc bệnh lý tan máu;
Xét nghiệm sắt huyết thanh: kiểm tra nồng độ sắt hiện tại là bao nhiêu với phạm vi bình thường từ 60 - 170 mg/dL. Sắt huyết thanh giảm dẫn tới giảm hấp thu sắt, thiếu máu thiếu sắt;
Xét nghiệm định lượng Folate và B12: có tác dụng giúp xác định nguyên nhân dẫn đến thiếu máu là gì. Nếu thiếu hụt 2 vi chất này sẽ gây rối loạn thần kinh, thiếu máu hồng cầu to, từ đó tác động tiêu cực đến sự phát triển của thai nhi và trẻ nhỏ;
Xét nghiệm gen Thalassemia: có tác dụng xác định bệnh nhân có mang gen alpha hay beta Thalassemia hay không, dựa vào kết quả thu được bác sĩ sẽ tư vấn sinh sản hoặc biện pháp điều trị bệnh phù hợp;
Soi phân tìm ký sinh trùng đường ruột: một số loại ký sinh trùng sống trong cơ thể người, hút chất dinh dưỡng để duy trì sự sống và gây ảnh hưởng tới sức khỏe của người bệnh. Chúng thường là các loại giun móc, giun đũa, giun kim, giun tóc, sán lá gan,... Xét nghiệm soi phân sẽ giúp phát hiện ra những ký sinh trùng này và biết được nguyên nhân gây thiếu máu, từ đó lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp;
Điện di Hemoglobin: giúp sàng lọc và chẩn đoán các bệnh về huyết sắc tố, thường áp dụng đối với các trường hợp như:
+ Thiếu máu hồng cầu nhỏ do mắc phải bệnh lý mạn tính nào đó hoặc hiện tượng giảm sắt;
+ Thiếu máu tan huyết không xác định được nguyên nhân gây bệnh;
+ Kết quả test bệnh HbE, HbH, hồng cầu liên dương tính;
+ Trong gia đình có người mắc bệnh Hemoglobin;
+ Các cặp đôi có kế hoạch kết hôn và mắc bệnh Hemoglobin cần thực hiện tầm soát nguy cơ di truyền sang cho con.
Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể chỉ định dịch vụ nội soi đường tiêu hóa để đánh giá tình trạng mất máu do xuất huyết đường tiêu hóa. Đối với phụ nữ cần khám chuyên khoa sản nếu có tình trạng rong kinh, rong huyết,...
Có nhiều loại xét nghiệm giúp phát hiện tình trạng thiếu máu
Nếu bạn vẫn còn băn khoăn không biết nên thực hiện xét nghiệm gì để biết thiếu máu thì có thể tham khảo những thông tin trên. Ngoài ra, lựa chọn cơ sở y tế uy tín, chất lượng để làm xét nghiệm máu cũng vô cùng quan trọng. Phòng khám Đa khoa MEDLATEC hiện đã có mặt tại nhiều tỉnh thành trên khắp cả nước, với Trung tâm Xét nghiệm được Bộ Khoa học và Công nghệ công nhận đạt chuẩn ISO 15189:2012 và mới đây nhất là chứng nhận CAP do Hiệp hội Bệnh học Hoa Kỳ cấp. Nhờ đó giúp quy trình thăm khám và chẩn đoán bệnh trở nên nhanh chóng, chính xác hơn rất nhiều.
Bên cạnh đó, hiện nay MEDLATEC vẫn đang triển khai dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp các khách hàng tiết kiệm thời gian và chi phí đi lại mà vẫn đảm bảo chất lượng thăm khám. Để đặt lịch khám trực tiếp và được tư vấn chi tiết hơn, quý khách hàng xin vui lòng liên hệ tổng đài 1900 56 56 56 của MEDLATEC ngay hôm nay.