Vitamin B7 hay còn được gọi là biotin, là loại vitamin có thể được bổ sung từ chế độ ăn uống hàng ngày. Vậy vitamin B7 có trong thực phẩm nào? Bài viết này sẽ giúp bạn nhận biết được dấu hiệu thiếu vitamin B7 và các loại thực phẩm giàu vitamin B7 cần bổ sung vào chế độ ăn uống.
Vitamin B7 là gì? Vitamin B7 có tác dụng gì?
Vitamin B7 được biết đến với tên gọi khác là biotin, là một loại vitamin thuộc nhóm B có vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất hormone và thúc đẩy sự chuyển hóa protein, carbohydrate, và chất béo trong cơ thể.
Một lượng nhỏ biotin có thể được tổng hợp bởi một số ít vi khuẩn trong đường ruột, trong khi lượng còn lại phụ thuộc vào chế độ ăn uống hàng ngày từ các loại thực phẩm.
Vitamin B7 có vai trò quan trọng đối với sức khỏe bao gồm:
- Giúp da, tóc, móng khỏe mạnh: Vitamin B7 là một loại vitamin chăm sóc sắc đẹp hiệu quả, nó có khả năng giúp mọc tóc và giảm thiểu tình trạng tóc xơ rối, gãy rụng. Ngoài ra, nó còn cung cấp độ ẩm cho da và tóc, giúp hạn chế bã nhờn, khô da.
- Ổn định đường huyết: Nghiên cứu chỉ ra rằng vitamin B7 có thể giúp giảm đường huyết ở người mắc tiểu đường loại 1 và loại 2 và giảm được lượng cholesterol xấu trong máu.
- Tốt cho sự phát triển của thai nhi: Vitamin B7 đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy quá trình phát triển bình thường của thai nhi. Vì vậy, mẹ bầu cần lưu ý việc bổ sung các thực phẩm giàu vitamin B7 trong thai kỳ là cần thiết.
- Hỗ trợ giảm cân: Vitamin B7 đóng vai trò quan trọng như một coenzym, giúp tăng cường quá trình chuyển hóa năng lượng và giảm lượng chất béo có trong cơ thể, giúp ngăn ngừa tình trạng béo phì, tăng cân.
Vitamin B7 có trong thực phẩm nào? Vitamin B7 có tác dụng gì?
Dấu hiệu nhận biết bạn đang thiếu vitamin B7
Dưới đây là những dấu hiệu phổ biến của việc thiếu hụt vitamin B7:
Dấu hiệu trên tóc, da và móng:
- Rụng tóc: Dấu hiệu chủ yếu cho thấy sự thiếu hụt vitamin B7 là nó sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của tóc, có thể dẫn đến tình trạng tóc xơ, rối và gãy rụng, thậm chí hói đầu và tóc thưa.
- Móng yếu: Khi thiếu vitamin B7 móng tay chân sẽ trở nên yếu, dễ gãy và không khỏe mạnh như bình thường.
- Da khô, môi khô: Thiếu vitamin B7 có thể gây da và môi trở nên khô, bong tróc, nứt nẻ, tăng khả năng xuất hiện mụn ở da.
Dấu hiệu thần kinh:
- Căng thẳng, mệt mỏi: Thiếu hụt vitamin B7 ảnh hưởng xấu đến hệ thần kinh, gây ra cảm giác mệt mỏi, khó chịu, lo âu và có thể dẫn đến trầm cảm.
- Chán ăn, mất ngủ: Việc thiếu vitamin B7 trong một thời gian dài có thể dẫn đến việc chán ăn, mất ngủ và thậm chí có thể xuất hiện dấu hiệu ảo giác.
Ngoài ra, một số dấu hiệu khi thiếu loại vitamin này là gây ra các bệnh lý như khô mắt, đau mắt,viêm kết mạc, tê bì tay chân và làm giảm khả năng miễn dịch của cơ thể, tăng nguy cơ dễ mắc bệnh hơn.
Vitamin B7 có trong thực phẩm nào?
Vitamin B7 được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm thông thường mà chúng ta tiêu thụ hàng ngày. Vậy vitamin B7 có trong thực phẩm nào? Dưới đây là một số loại thực phẩm giàu vitamin B7 mà bạn nên bổ sung.
Khoai lang
Khoai lang là cung cấp nhiều loại vitamin trong đó bao gồm vitamin B7, khoáng chất, chất xơ và các chất chống oxy hóa. Trong 125g khoai lang nấu chín chứa 2,4 mcg vitamin B7, tương đương với 8% lượng nhu cầu hàng ngày.
Lòng đỏ trứng
Trứng, đặc biệt là lòng đỏ trứng chứa các chất dinh dưỡng quan trọng, bao gồm các loại vitamin B, protein, sắt, và photpho. Lòng đỏ trứng đặc biệt là nguồn giàu vitamin B7, trong 1 quả trứng cung cấp khoảng 10 mcg, tương đương khoảng 33% cho nhu cầu hàng ngày.
Vitamin B7 có trong thực phẩm nào? Lòng đỏ trứng cung cấp vitamin B7 dồi dào
Chuối
Chuối là một trong những loại trái cây được nhiều người ưa thích mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Chúng giàu chất xơ, carbohydrate và các dạng vi chất dinh dưỡng như vitamin B7, đồng và kali.
Ngũ cốc
Ngũ cốc là thực phẩm giàu vitamin nhóm B trong đó bao gồm vitamin B7. Đây là loại thực phẩm thích hợp cho người đang có nhu cầu giảm cân và giúp ngăn ngừa các vấn đề về tim mạch rất hiệu quả.
Thịt bò
Vitamin B7 có trong thực phẩm nào? Thịt bò chứa lượng protein, chất béo và vitamin B7 khá cao. Chúng đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguồn năng lượng cần thiết cho cơ thể.
Các loại đậu
Bạn có thể bổ sung nguồn vitamin B7 dồi dào qua đa dạng các loại đậu như đậu xanh, đậu đỏ, đậu đen,…Chúng còn là loại thực phẩm lành mạnh cho những người ăn chay.
Cá biển
Việc bổ sung các loại cá biển, đặc biệt là cá hồi, cá ngừ giúp cung cấp một lượng lớn axit béo omega-3 và vitamin B7 cho cơ thể. Trong 85g cá hồi có chứa 5 mcg vitamin B7 cho nhu cầu hàng ngày.
Vitamin B7 có trong thực phẩm nào? Cá hồi chứa vitamin B7 Khá cao
Mỗi ngày nên bổ sung bao nhiêu vitamin B7?
Việc cung cấp lượng vitamin B7 cho cơ thể thông qua chế độ ăn hàng ngày là phương pháp tốt nhất. Tuy nhiên, hàm lượng cần thiết có thể thay đổi tùy thuộc vào độ tuổi, giới tính và trạng thái sức khỏe.
Dưới đây là thông tin chi tiết về lượng vitamin B7 được chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo tiêu thụ hàng ngày:
- Trẻ sơ sinh < 6 tháng: 5 mcg
- Trẻ sơ sinh từ 7-12 tháng: 6 mcg
- Trẻ từ 1-3 tuổi: 8 mcg
- Trẻ từ 4-8 tuổi: 12 mcg
- Trẻ từ 9-13 tuổi: 20 mcg
- Thanh thiếu niên từ 14-18 tuổi: 25 mcg
- Người trưởng thành trên 19 tuổi: 30 mcg
- Phụ nữ mang thai: 30 mcg
- Phụ nữ đang cho con bú: 35 mcg
Tóm lại vitamin B7 là chất dinh dưỡng quan trọng đối với sức khỏe và sắc đẹp. Bên cạnh thông tin bổ ích được đề cập ở trên về vitamin B7 có trong thực phẩm nào và cách sử dụng chúng hiệu quả, bạn cũng cần xây dựng chế độ ăn uống cân đối kết hợp với việc tập luyện thường xuyên để đạt được kết quả tốt nhất cho sức khỏe.\
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.
Xem thêm:
Vitamin D có trong thực phẩm nào? 7+ loại thực phẩm nên bổ sung
Vitamin B6 có trong thực phẩm nào? Top 9+ thực phẩm giàu vitamin B6
Vitamin B5 có trong thực phẩm nào? 8 thực phẩm chứa nhiều vitamin B5
Vitamin B3 có trong thực phẩm nào? Cách bổ sung vitamin B3 hiệu quả