1. Tác dụng của vitamin B
Hoạt chất vitamin B không chỉ là nguyên liệu cần có đối với quá trình trao đổi chất mà còn giúp cho cơ thể hấp thụ và tạo ra năng lượng. Đồng thời, chúng cũng sẽ giúp điều hòa những phản ứng hóa học của các protein và enzyme. Ngoài thực hiện những chức năng chính, hoạt chất này còn có nhiều tác dụng khác nhau, chẳng hạn như có thể giúp con người giảm bớt căng thẳng lo âu.
Vitamin B mang đến rất nhiều lợi ích cho cơ thể
Cụ thể những tác dụng chính của vitamin B đối với sức khỏe như sau:
Vitamin B còn là một hoạt chất của quá trình tạo máu và cả sự phát triển của tế bào. Việc sử dụng vitamin B đều đặn và đúng cách còn làm giảm nguy cơ bị đột quỵ.
Thiếu hụt vitamin B1 sẽ gây nên bệnh tê phù beriberi, bổ sung B1 có thể làm giảm, ngăn chặn tê phù.
Vitamin B giúp cải thiện tốt hơn hệ miễn dịch của cơ thể.
Có vai trò quan trọng đối với việc chuyển hóa các chất ở trong cơ thể để cung cấp nguồn năng lượng cần thiết cho cơ thể thực hiện những hoạt động sống.
Là một phần cần có đối với quá trình sản xuất các hormone.
Giảm các nguy cơ mắc các bệnh lý liên quan đến tim mạch, đặc biệt là ngăn ngừa bệnh thiếu máu.
Vitamin B là thành phần quan trọng đối da, tóc và lông, bổ sung loại vitamin này tăng cường sức khỏe, hệ miễn dịch cho các bộ này.
Có nhiều loại Vitamin B khác nhau
2. Có bao nhiêu loại vitamin B và chức năng chính của từng loại
2.1. Vitamin B1
Loại vitamin này còn được biết đến với cái tên là thiamine. Đây là một loại vitamin rất cần thiết đối với hệ thần kinh của con người và cần phải cung cấp, bổ sung đầy đủ và kịp thời. Nếu cơ thể con người thiếu vitamin B1 sẽ gây nên tình trạng mệt mỏi, thiếu tập trung,... thậm chí còn có thể dẫn đến trầm cảm. Ngoài ra, nếu thiếu vitamin B1 có thể dẫn đến tình trạng cơ thể bị sưng phù beriberi, do đó cơ thể luôn phải cung cấp đầy đủ vitamin B1.
Bên cạnh đó, Vitamin B1 còn có khả năng kích thích hệ tiêu hóa. Chúng đóng vai trò quan trọng đối với việc chuyển hóa carbohydrate, nuôi dưỡng các bộ phận trong cơ thể như tim, hệ thần kinh và còn giúp tăng cường tốt hơn các hoạt động của cơ bắp. Chúng ta có thể cung cấp vitamin B1 cho cơ thể thông qua thực phẩm quen thuộc như thịt, các loại đậu, các loại ngũ cốc,..
Mỗi loại Vitamin B đều có những tác dụng cụ thể
2.2. Vitamin B2 (riboflavin)
Loại vitamin này có nhiều chức năng, tác dụng khác nhau. Cụ thể:
Tạo ra và tăng lượng hồng cầu trong cơ thể.
Giúp các tế bào tạo ra được nguồn năng lượng cần thiết ở trong cơ thể. Đồng thời, chúng cũng tham gia vào quá trình trao đổi chất, có khả năng điều trị được chứng tiêu chảy kéo dài, sốt dài ngày, ....
Chúng ta có thể bổ sung vitamin B2 vào cơ thể thông qua các thực phẩm trong các bữa ăn hàng ngày như các loại rau có màu xanh đậm, trong thịt, hay trong các loại trái cây như lê, táo, chuối, trong các loại hạt như hạt ngũ cốc,...
2.3. Vitamin B3
Vitamin B3 hay còn được gọi là niacin hoặc acid nicotinic, là thành phần chủ yếu có trong NAD và NADP. Đây là thành phần có vai trò quan trọng đối với việc hạ cholesterol trong máu, thiếu triglyceride. Loại vitamin này thực hiện các chức năng chính như sau:
Có vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa các chất như đường, chất béo trong cơ thể nhằm tạo ra năng lượng cho thể hoạt động.
B3 còn là chất bổ trợ cho quá trình hoạt động của hệ thần kinh và các cơ quan trong hệ tiêu hóa, tăng cường sức khỏe cho các cơ quan này.
B3 có tác dụng trong việc giữ gìn sự trẻ hóa cho làn da.
Cơ thể con người nếu vitamin B3 sẽ dẫn đến nhiều tình trạng khác nhau, chẳng hạn như bị viêm da, viêm lưỡi hoặc một số các biểu hiện khác ở hệ thần kinh ví dụ như chứng đau nhức đầu hay bị suy giảm trí nhớ,..
2.4. Vitamin B5
Vitamin B5 hay còn được biết đến với tên gọi là pantothenic acid, với nhiều chức năng, tác dụng khác nhau. Cơ thể con người khi thiếu B5 sẽ xuất hiện các biểu hiện khác nhau, như mệt mỏi, buồn nôn, khó chịu, mất ngủ.
Ngoài ra, vitamin B5 là một dưỡng chất hỗ trợ cơ thể chống lại được những yếu tố gây nhiễm trùng. Chúng còn tham gia hỗ trợ sản xuất các chất dẫn truyền thần kinh ở bên trong não bộ, cải thiện sức khỏe tim mạch, làm giảm căng thẳng và tăng cường mức độ hemoglobin,... Bên cạnh đó, vitamin B5 còn có tác dụng giúp khỏe da, giúp cho tóc mượt, óng ả và đặc biệt là mang đến nhiều tác dụng tuyệt vời trong thẩm mỹ như phân giải được lượng dầu thừa trên da, đặc biệt là da mụn.
Bổ sung vitamin B với những loại thực phẩm quen thuộc
2.5. Vitamin B6
Vitamin B6 là một dưỡng chất có liên quan mật thiết với quá trình chuyển hóa chất béo, chất đạm. Cụ thể những tác dụng chính của vitamin B6 bao gồm:
Hỗ trợ tốt hơn cho các hoạt động của hệ miễn dịch.
Nuôi dưỡng hệ thần kinh và duy trì được sức khỏe của những tế bào máu đỏ.
Hỗ trợ điều trị các bệnh thiếu sắc, điều trị tình trạng co giật của trẻ em, điều trị tình trạng nồng độ của homocystein trong máu cao và nhiều bệnh lý khác nhau.
Chúng ta có thể bổ sung vitamin B6 thông qua các loại thực phẩm trong các bữa ăn hàng ngày như cá, thịt, các loại rau củ, các loại trái cây hay các loại hạt,...
2.6. Vitamin B7
Vitamin B7 hay còn được gọi là biotin hay vitamin H, loại vitamin này đóng nhiều vai trò quan trọng, cụ thể như:
Tham gia vào việc sản xuất hormone, hỗ trợ cho quá trình tiêu hóa các protein và cả carbohydrate. Nhờ đó mà B7 trở thành chất cần thiết cho việc hình thành axit béo, glucose.
Được sử dụng nhằm mục đích cải thiện sức khỏe, sự sống hàng ngày của con người. Ngoài ra, B7 còn là một hoạt chất giúp tóc và các móng tay được chắc chắn và bóng mượt hơn.
Chúng ta có thể bổ sung vitamin B7 thông qua các món ăn được làm từ gan, cá hồi, cà rốt, ngũ cốc, trứng,...
2.7. Vitamin B9
Vitamin B9 hay còn được gọi là acid folic, đây là chất có vai trò quan trọng đối với quá trình sản xuất những tế bào máu đỏ. Nhờ đó mà các tế bào duy trì được DNA. B9 là loại vitamin cần thiết cho quá trình phân chia tế bào, thúc đẩy sự phát triển tế bào ở phụ nữ đang có bầu và trẻ sơ sinh. Nếu thiếu vitamin B9 sẽ gây nên tình trạng thiếu máu hồng cầu to.
2.8. Vitamin B12
Vitamin B12 có rất nhiều tác dụng khác nhau, trong đó thực hiện những chức năng chính như:
Giảm tỷ lệ bị mắc ung thư cổ tử cung và làm cho nồng độ homocysteine giảm đi đáng kẻ.
Thành tố quan trọng cho quá trình sản xuất tế bào máu, đồng thời chúng còn giúp nuôi dưỡng tốt những tế bào thần kinh và thúc đẩy cơ thể con người sử dụng axit folic một cách tối ưu nhất.
Con người khi thiếu hụt các vitamin B12 có thể dẫn đến tình trạng mệt mỏi, thiếu máu, trầm cảm. Nếu tình trạng này kéo dài có thể gây nên những ảnh hưởng nghiêm trọng đối với não và cả hệ thần kinh trung ương của cơ thể. Do đó, chúng ta có thể bổ sung vitamin B12 thông qua các thực phẩm hàng ngày như gan động vật, hàu, trai, ngao hay các loại hải sản, cá, các loại thịt.
Bạn có thể bổ sung vitamin B thông qua những loại thuốc cụ thể
Vitamin B có vai trò quan trọng với cơ thể, trực tiếp tham gia vào quá trình chuyển hóa chất. Do đó, nếu cơ thể bị thiếu hụt hoặc dư thừa dưỡng chất này sẽ khiến cho sức khỏe bị ảnh hưởng. Vậy nên, chúng ta cần phải thực hiện một chế độ ăn uống khoa học, đảm bảo bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng và những dưỡng chất cần thiết cho cơ thể để giúp cơ thể luôn duy trì ở trạng thái tốt nhất.