Nằm gối chống trào ngược có bị gù lưng không chắc hẳn là thắc mắc của nhiều người hiện nay. Vậy giải đáp của câu hỏi này là gì và nên sử dụng gối chống trào ngược như thế nào để vừa đạt được hiệu quả, vừa đảm bảo an toàn cho cả người lớn cũng như trẻ nhỏ? Mời bạn cùng tìm hiểu bài viết chi tiết dưới đây nhé!
Hiện tượng trào ngược ở trẻ sơ sinh là gì?
Khi bé ăn hoặc bú sữa, thực phẩm bị trào lên thực quản qua dạ dày, làm cho trẻ bị nôn ói, ọc sữa ra đường mũi hoặc miệng. Nếu cứ tiếp tục kéo dài, hiện tượng trào ngược dạ dày ở trẻ sẽ khiến cho trẻ chậm lớn, biếng ăn và suy dinh dưỡng, trẻ quấy khóc.
Đối với các bé lớn hơn, trào ngược có thể gây ra ợ nóng hoặc cảm giác đau xương ức, nếu xảy ra thường xuyên làm cho trẻ bị ho, khó thở, thậm chí là gây ra tình trạng tím tái mặt mày rất nguy hiểm.
Tác dụng của gối chống trào ngược
Tác dụng nổi bật nhất của gối chống trào ngược là ngăn ngừa tình trạng trào ngược thức ăn và sữa ở trẻ. Đây là vấn đề đau đầu và được các bậc phụ huynh vô cùng quan tâm khi bổ sung dinh dưỡng cho trẻ.
Với thiết kế đặc biệt, vật dụng gối chống trào ngược giúp trẻ cố định tư thế sau khi ăn hoặc bú sữa. Khi đó, phần đầu cao hơn so với dạ dày sẽ hạn chế được tình trạng trào ngược của bé.
Bên cạnh đó, đối với người lớn khi dùng gối chống trào ngược sẽ giúp giảm áp lực lên cột sống, cổ, vai gáy, từ đó tốt cho những đối tượng có chứng bệnh đau mỏi vai gáy.
Nằm gối chống trào ngược có bị gù lưng không?
Nằm gối chống trào ngược có bị gù lưng không còn tùy vào loại gối sử dụng có phù hợp với đối tượng hay không và tư thế bạn nằm lên gối.
Đối với người lớn, câu trả lời cho thắc mắc nằm gối chống trào ngược có dẫn đến gù lưng không là hoàn toàn không. Ngoài ra, sản phẩm còn giúp giảm được áp lực lên phần cột sống, vai gáy và cổ.
Vậy trẻ em nằm gối chống trào ngược có bị gù lưng không? Khác với người lớn, gối chống trào ngược của trẻ sơ sinh còn được thiết kế thêm các loại đệm mút, bông gòn giúp gối được êm ái hơn. Khi đó, việc sử dụng gối chống trào ngược có thể gây ra một số ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của trẻ nếu sử dụng gối sai cách. Nguyên nhân là do một số loại gối chống trào ngược có đệm bông gòn sẽ có độ nghiêng cao hơn, gây áp lực cho cột sống của trẻ.
Cách sử dụng gối chống trào ngược ngăn gù lưng cho trẻ
Sau đây là cách sử dụng gối đảm bảo an toàn cho trẻ mà vẫn tối ưu hiệu quả:
- Đặt bé nằm lên gối, nếu bé nghiêng bên phải thì bạn đánh dấu và chỉnh gối đến điểm bên phải. Khi đó gối sẽ tạo giữa bé và giường một góc 30 độ, tránh tình trạng trào ngược.
- Điều chỉnh lưng bé theo đúng tư thế và giúp bé ngủ ngon hơn.
- Sau đó, bạn thắt đai an toàn để bé không bị trượt khỏi gối.
Lưu ý: Gối chống trào ngược là sản phẩm chuyên dụng bảo vệ sức khỏe của bé trong các sinh hoạt sống thường ngày, vậy nên bạn cần tham khảo kỹ về cách sử dụng, tác dụng phụ để sử dụng hiệu quả được tốt nhất.
Lưu ý khi cho trẻ nằm gối chống trào ngược
Để bảo đảm an toàn cho trẻ khi sử dụng gối chống trào ngược dạ dày, bạn cần quan tâm một số lưu ý như sau:
- Chọn sản phẩm có uy tín, có thương hiệu, chất lượng tốt và có khả năng thấm hút mồ hôi, tạo độ thông thoáng khi dùng.
- Đối với gối cho trẻ, khi vệ sinh bạn nên giặt bằng tay hoặc các loại chất làm sạch dịu nhẹ để bảo vệ làn da cho trẻ.
- Khi cho trẻ ăn hoặc uống sữa cần đảm bảo trẻ có lỗ thoát sữa ra ngoài để không bị sặc. Ngoài ra khi trẻ ngủ nên kê đầu cao hơn phần dạ dày hoặc để cho trẻ nằm nghiêng với mục đích tránh gây trào ngược dạ dày.
- Trào ngược dạ dày không phải là căn bệnh quá nguy hiểm và có thể chấm dứt nếu ba mẹ biết cách chăm sóc trẻ hoặc kết hợp sử dụng gối chống trào ngược sau khi trẻ ăn uống. Tuy nhiên, trong trường hợp sử dụng gối chống trào ngược quá lâu mà bệnh không có chuyển biến tốt thì nên đưa trẻ đến trung tâm y tế để được các y bác sĩ thăm khám và kiểm tra chính xác hơn.
Thông tin từ bài viết trên đây cũng đã giải đáp được thắc mắc trẻ nằm gối chống trào ngược có bị gù lưng không. Nếu biết cách lựa chọn một chiếc gối chất lượng và có thời gian sử dụng hợp lý thì các bậc phụ huynh hoàn toàn yên tâm về sự phát triển của con trẻ mà không sợ gây ra tác dụng phụ.
Cẩm Ly
Nguồn tham khảo: hellobacsi.com