1. Khái quát về chứng tiêu chảy
1.1. Như thế nào gọi là tiêu chảy?
Tiêu chảy là thuật ngữ được dùng để chỉ tình trạng đi ngoài phân lỏng từ 3 lần/ngày trở lên. Để xác định có bị tiêu chảy không cần phải xem xét thêm những yếu tố khác nữa là:
Đau bụng và đi ngoài phân lỏng trên 3 lần/ngày được xem là bị tiêu chảy
- Bỗng nhiên số lần đại tiện tăng đột ngột.
- Phân có sự thay đổi về độ rắn, đặc và bị tăng lượng dịch.
- Phân thay đổi về tính chất, màu sắc như: có máu hoặc nhầy.
1.2. Tại sao bị tiêu chảy?
Tiêu chảy chủ yếu xuất phát từ các nguyên nhân sau:
- Đường ruột bị nhiễm khuẩn
Khi cơ thể có sự xâm nhập của mầm bệnh bên ngoài, các mô trong đường tiêu hóa sẽ bị kích thích và viêm nhiễm. Tình trạng này thường xảy ra khi ăn phải các loại thực phẩm chứa khuẩn Clostridium, Salmonella, tụ cầu hay hay ăn thực phẩm không đảm bảo vệ sinh.
Bên cạnh đó, ăn rau sống tưới bằng phân tươi hoặc nước bẩn, ăn đồ tái, ăn gỏi, tiếp xúc với nguồn nước bẩn,... cũng có thể bị lây truyền ký sinh trùng hoặc hại khuẩn.
- Yếu tố vệ sinh kém
Sống trong môi trường có điều kiện vệ sinh kém rất dễ bị lây lan hại khuẩn gây tiêu chảy nhiễm trùng.
- Hệ vi sinh đường ruột rối loạn
Quá lạm dụng kháng sinh sẽ khiến cho các vi khuẩn có lợi bị tiêu diệt và vô tình làm cho hệ vi sinh đường ruột trở nên mất cân bằng, làm tăng nhu động ruột, giảm khả năng hấp thu. Kết quả của những điều này chính là tiêu chảy với biểu hiện đại tiện nhiều lần trong ngày, phân lỏng, phân sống hoặc không thành khuôn.
- Không có khả năng hấp thu đường
Nếu cơ thể không dung nạp được đường: glucose-galactose, lactose, fructose có trong trái cây, chế phẩm từ sữa, mật ong,... cũng rất dễ bị tiêu chảy trong thời gian dài. Ngoài ra, bị thiếu men lactase, sucrase-isomaltase,… cũng có thể trở thành tác nhân gây tiêu chảy.
Ngộ độc thực phẩm là nguyên nhân chủ yếu gây ra tiêu chảy
- Bị ngộ độc thực phẩm
Ăn phải thức ăn chứa phụ gia độc hại, nhiễm độc, ôi thiu,... là những lý do phổ biến khiến nhiều người bị và phải trị tiêu chảy tại nhà.
- Mắc hội chứng ruột kích thích
Hội chứng này xuất hiện chủ yếu sau khi ăn một loại đồ ăn lạ, thói quen ăn uống thay đổi đột ngột hay dùng một số loại thuốc nhất định. Các tác nhân ấy làm cho nhu động ruột bị co thắt quá mức và kéo dài nên thức ăn di chuyển nhanh hơn trong đường ruột. Kết quả của nó là nước từ niêm mạc ruột tiết ra quá hoặc không được tái hấp thu dẫn đến bị tiêu chảy.
- Bệnh viêm đại tràng
Tiêu chảy là một trong những triệu chứng dễ gặp ở người mắc bệnh viêm đại tràng. Đây là bệnh lý xuất phát từ vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng, căng thẳng, rối loạn thần kinh thực vật,...
2. Những cách trị tiêu chảy tại nhà nhanh nhạy nhất
2.1. Ăn sữa chua
Ăn sữa chua là một cách trị tiêu chảy tại nhà rất đơn giản và không hề đắt đỏ. Sở dĩ nói như vậy vì loại thực phẩm này có khả năng tạo ra axit lactic trong ruột giúp tiêu diệt hại khuẩn để chứng tiêu chảy nhanh chóng được cải thiện. Không những thế, sữa chua còn kích thích sản xuất nhiều hơn lợi khuẩn có trong đường ruột nên trước khi dùng một loại thuốc nào đó, nên ăn sữa chua để giảm nguy cơ tiêu chảy do thuốc.
2.2. Uống trà hoa cúc
Uống trà hoa cúc là một cách chữa tiêu chảy tại nhà bạn không nên bỏ qua bởi nó mang lại hiệu quả tự nhiên tương đối an toàn. Đây là một loại trà rất tốt cho chứng viêm đường ruột. Không những thế nó còn có đặc tính chống co thắt nên giảm đau bụng do tiêu chảy gây ra.
Uống trà hoa cúc là cách trị tiêu chảy tại nhà tương đối an toàn
Để đạt được những hiệu quả ấy, mỗi ngày bạn có thể ngâm một thìa cà phê hoa cúc cùng lá bạc hà khoảng 15 phút trong nước sôi rồi uống. Chất tanin có trong loại trà này sẽ giúp bạn chữa được chứng tiêu chảy.
2.3. Dùng búp hoặc lá ổi non
Tanin có trong lá hoặc búp ổi non không chỉ giúp niêm mạc ruột được làm săn mà còn kháng khuẩn, kích thích cơ trơn của ruột và giảm tiết dịch của dạ dày. Nhờ những điều này mà nó giúp giảm đau bụng do tiêu chảy gây ra.
Để chữa tiêu chảy tại nhà bạn hãy lấy một nắm nhỏ búp hoặc lá ổi non đem sắc cùng 2 bát nước, để lửa nhỏ khoảng 15 phút sau đó đợi nguội thì chắt lấy nước uống. Nên làm như vậy nhiều lần trong ngày và duy trì đều đặn khoảng 5 - 7 ngày.
2.4. Uống nước hồng xiêm xanh
Tính bình và vị chát của quả hồng xiêm xanh được xem là rất tốt với chứng tiêu chảy. Cách trị tiêu chảy tại nhà bằng hồng xiêm xanh đó là: thái quả hồng xiêm xanh thành từng lát mỏng rồi đem phơi khô sau đó sao vàng và mỗi lần lấy 10 lát sắc cùng nước để uống.
2.5. Ăn lá mơ lông
Lấy khoảng 100g lá mơ lông (nên dùng lá mơ tía để đạt hiệu quả cao hơn lá mơ trắng) đem rửa sạch sau đó ngâm nước muối loãng khoảng 5 phút rồi vớt ra để ráo nước và giã nhỏ trộn cùng một quả trứng gà, trộn đều, thêm chút gia vị. Cuối cùng bạn áp chảo hỗn hợp vừa làm và ăn mỗi ngày 2 lần.
2.6. Uống giấm táo
Ít ai biết rằng uống giấm táo cũng là cách trị đau bụng tiêu chảy tại nhà rất tốt vì nó chứa các thành phần kháng khuẩn có thể tiêu diệt khuẩn E.coli - tác nhân gây ra tiêu chảy. Rất đơn giản, bạn chỉ cần lấy 2 thìa cà phê giấm táo cho vào cốc nước ấm, thêm vào đó 1 thìa mật ong và uống mỗi ngày 2 lần là được.
2.7. Uống nước gạo
Đem 1 chén gạo và 2 chén nước đun sôi trong 10 phút hoặc cho đến khi nước trở đục rồi lọc bỏ cái, chắt lấy phần nước, bảo quản tủ lạnh để uống dần hàng ngày. Cách trị tiêu chảy này tuy đơn giản nhưng lại đem lại hiệu quả nhanh chóng đến bất ngờ vì nó vừa cung cấp nước để cơ thể không bị mất nước mà còn giúp cầm tiêu chảy và khiến cho phân trở nên cứng hơn.
2.8. Bù điện giải và nước
Mất nước và điện giải là tình trạng nguy hiểm nhất khi bị tiêu chảy bởi nó dễ gây phù não, suy thận cấp, động kinh, hôn mê,... Do đó, khi trị tiêu chảy tại nhà, tuyệt đối không được quên bù điện giải và nước cho cơ thể.
Hy vọng những nội dung được chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn đọc biết cách trị tiêu chảy tại nhà để không lúng túng khi chẳng may gặp phải chứng này. Nếu đã áp dụng mà không thấy cải thiện hoặc các biểu hiện mà bạn gặp phải đang có chiều hướng trở nên trầm trọng hơn thì tốt nhất nên gặp bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa để có hướng điều trị hiệu quả, tránh những hệ lụy không tốt cho sức khỏe.