1. Vai trò của sắt với cơ thể
Sắt là loại khoáng chất cần thiết cho quá trình phát triển của cơ thể. Loại khoáng chất này thể hiện rõ vai trò thông qua những khía cạnh như:
- Kiểm soát hoạt động tổng hợp ADN: Quá trình tổng hợp ADN cần có sự tham gia của sắt.
- Tổng hợp các chất: Sắt tham gia vào quá trình tổng hợp hemoglobin, myoglobin, cytochrome, từ đó giúp duy trì hoạt động vận chuyển oxy lên tế bào, dự trữ oxy, tạo chất xúc tác quang học cần thiết cho cơ thể.
- Sản xuất năng lượng oxy hóa: Sắt là thành phần quan trọng hỗ trợ sản xuất năng lượng oxy hóa. Nhờ có khoáng chất này, hoạt động vận chuyển oxy trong cơ thể mới diễn ra bình thường.
- Ngăn chặn tình trạng thiếu máu: Trường hợp bị thiếu sắt, cơ thể dễ bị thiếu máu gây mệt mỏi, mất tập trung.
- Hỗ trợ hệ miễn dịch: Hệ miễn dịch dễ bị suy giảm khi cơ thể bị thiếu sắt. Khi đó, cơ thể khó chống đỡ lại tác nhân gây bệnh.
- Tham gia điều chỉnh nhiệt độ cơ thể: Sắt điều chỉnh nhiệt độ thông qua cơ chế đảm bảo lưu lượng máu tuần hoàn khắp cơ thể, đảm bảo nhiệt độ trong cơ thể luôn ở mức phù hợp. Trường hợp nhận thấy dấu hiệu hay bị cảm lạnh, bạn có thể đang bị thiếu sắt.
- Giúp tạo tâm trạng thoải mái: Khi tổng hợp chất dẫn truyền thần kinh như serotonin, dopamine,... cơ thể cần đến sắt. Những chất dẫn truyền thần kinh này giúp tạo sự hưng phấn, khiến tâm trạng trở nên thư thái, thoải mái hơn.
- Một số vai trò khác: Chẳng hạn như giảm rụng tóc, cải thiện khả năng nhận thức, duy trì sức khỏe cho thai nhi và thai phụ, tạo năng lượng cần thiết cho cơ thể.
Sắt giúp hỗ trợ hoạt động của hệ miễn dịch
2. Biểu hiện khi cơ thể bị thiếu sắt
Không khó để bạn nhận biết cơ thể đang bị thiếu sắt hay không. Bởi khi bị thiếu hụt loại khoáng chất này, cơ thể thường xuất hiện triệu chứng khá đặc trưng như:
- Nhịp tim tăng nhanh.
- Cơ thể thường xuyên mệt mỏi.
- Thở khó, choáng váng.
- Tứ chi lạnh.
- Móng tay dễ gãy, có xu hướng giòn hơn bình thường.
- Mất tập trung, trí nhớ kém.
- Lưỡi hay bị rát, gặp khó khăn khi nuốt thức ăn.
- Khóe miệng xuất hiện các vết loét.
Mệt mỏi - triệu chứng thường gặp khi cơ thể thiếu sắt
Nếu những triệu chứng trên không thuyên giảm, ảnh hưởng đến sức khỏe, bạn nên nhanh chóng đến cơ sở y tế để được thăm khám, điều trị.
3. Đối tượng nào cần bổ sung sắt?
Thực tế, có một vài nhóm tối tượng có nguy cơ cao bị thiếu sắt hơn bình thường, cụ thể như:
- Phụ nữ đang bị hành kinh.
- Phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai.
- Trẻ nhỏ, trẻ mới sinh.
- Trẻ bị sinh non (sinh trước tuần 37).
- Người hay bị thiếu máu.
- Người đã thực hiện thủ thuật cắt dạ dày.
- Người duy trì chế độ ăn chay.
- Người mắc những bệnh lý như ung thư, viêm loét đại tràng, suy thận phải chạy thận nhân tạo, người phải dùng thuốc kháng axit trong thời gian dài.
- Người bị suy tim.
Phụ nữ mang thai cần chú ý bổ sung sắt theo hướng của bác sĩ
4. Cách bổ sung sắt cho cơ thể
4.1. Bổ sung thông qua thực phẩm
Cách bổ sung sắt đơn giản nhất là bạn nên ưu tiên sử dụng những thực phẩm giàu loại khoáng chất này. Chẳng hạn như:
- Một số loại hải sản có vỏ như ốc, sò, nghêu,...
- Nội tạng động vật (đặc biệt là gan).
- Thịt nạc đỏ.
- Cá ngừ.
- Rau bina.
- Bông cải xanh.
- Chocolate đen.
- Hạt bí.
- Các loại đậu (đậu nành, đậu Hà Lan,...).
- Đậu phụ,…
Các loại thịt nạc đỏ chứa khá nhiều sắt
Ưu điểm khi bổ sung sắt thông qua các loại thực phẩm là rất an toàn, không gây tác dụng phụ, cho hiệu quả dài lâu. Thế nhưng nếu muốn cảm nhận rõ hiệu quả, bạn cần kiên trì áp dụng.
4.2. Sử dụng phẩm chức năng bổ sung sắt
Trường hợp không dung nạp đủ sắt từ thực phẩm, bạn có thể cân nhắc sử dụng thực phẩm chức năng bổ sung sắt. Những sản phẩm này thường được điều chế theo dạng viên hoặc dạng dung dịch lỏng, giúp cơ thể hấp thụ sắt nhanh hơn.
Một số dòng sản phẩm bạn có thể tham khảo như:
- Vitamin tổng hợp Elevit.
- Obimin Multivitamins giúp bổ sung sắt và vitamin.
- Thực phẩm chức năng Doppelherz Vital Pregna sử dụng cho phụ nữ đang mang thai.
- Dung dịch giúp bổ sung sắt cho bà bầu Fogyma.
- Viên uống Hematoferol.
- Viên uống Nature Made Iron sử dụng cho bà bầu.
- Viên uống Blackmores Pregnancy Iron,...
Tuy vậy để phòng tránh tình trạng thừa sắt gây rối loạn hấp thụ, bạn không nên tự ý sử dụng thực phẩm chức năng bổ sung sắt. Thay vào đó, bạn nên đi thăm khám cụ thể, tham khảo tư vấn của bác sĩ.
5. Lưu ý khi sử dụng thực phẩm chức năng bổ sung sắt
5.1. Bổ sung đúng liều lượng
Trong quá trình sử dụng thực phẩm bổ sung sắt, bạn cần dùng theo đúng liều lượng hướng dẫn. Bởi với mỗi đối tượng, nhu cầu hấp thụ sắt lại có chút khác biệt.
Khi sử dụng thực phẩm bổ sung sắt, bạn phải dùng đúng liều lượng được hướng dẫn
Theo khuyến cáo, lượng sắt mà một người bình thường có thể bổ sung mỗi ngày chỉ nên dao động từ 100 đến 200mg. Người dùng cần chia liều (1 - 3 liều/ngày) hoặc bổ sung cách ngày. Nếu muốn biết chính xác liều lượng bổ sung sắt trong ngày, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ dinh dưỡng.
5.2. Bổ sung đúng thời điểm
Trên lý thuyết, thời điểm thích hợp nhất để bổ sung sắt là khi bụng đói, trước khi ăn khoảng 1 tiếng hoặc sau khi ăn 2 tiếng. Thực tế một số trường hợp thực phẩm chức năng bổ sung sắt dễ gây kích ứng dạ dày, gây triệu chứng buồn nôn khi uống lúc đói. Vì thế, bạn có thể sử dụng thực phẩm chức năng hỗ trợ bổ sung sắt sau bữa ăn. Để đảm bảo hiệu quả hấp thụ, bạn hãy tham khảo tư vấn bác sĩ về thời điểm dùng.
Nếu muốn cải thiện khả năng hấp thụ sắt của cơ thể, bạn nên uống thêm nước cam hoặc Vitamin C. Mỗi lần bổ sung sắt, bạn cần uống trên 200 ml nước.
5.3. Tránh dùng chung với thực phẩm dễ gây tương tác
Những loại thực phẩm, thức uống không nên dùng chung với thực phẩm bổ sung sắt là:
- Thực phẩm chứa hàm lượng chất xơ cao (rau sống, ngũ cốc).
- Đồ ăn hoặc đồ uống chứa caffein như trà, cafe.
Đối với sữa, canxi, loại thuốc kháng axit dạ dày, bạn cũng không nên uống cùng lúc với sản phẩm bổ sung sắt. Nếu vẫn muốn dùng cần chờ tối sau tối thiểu 2 tiếng.
5.4. Theo dõi các triệu chứng bất thường
Khi sử dụng thực phẩm chức năng hỗ trợ bổ sung sắt, cơ thể đôi khi sẽ có thể gặp phải tác dụng phụ. Chẳng hạn như:
- Tiêu chảy hoặc táo bón (uống nhiều nước giúp cải thiện triệu chứng này).
- Buồn nôn (dấu hiệu của bổ sung sắt quá liều).
- Đi ngoài ra phân màu đen.
- Răng bị ố.
Nếu những triệu chứng trên ngày càng diễn biến nghiêm trọng, bạn cần tạm dừng bổ sung sắt, thông báo kịp thời cho bác sĩ. Trường hợp đang dùng một số loại thuốc khác (kháng sinh, thuốc điều trị suy giáp, Parkinson,...) nhưng vẫn muốn sử dụng thực phẩm chức năng bổ sung sắt, bạn cũng nên tham khảo tư vấn bác sĩ. Bởi các loại thuốc này có khả năng tương tác với sắt, ảnh hưởng đến hiệu quả chữa bệnh.
Nói chung, thực phẩm chức năng bổ sung sắt sẽ giúp cơ thể bù đắp nhanh lượng sắt bị thiếu hụt nhanh. Tuy vậy, bạn không nên sử dụng một cách bừa bãi mà phải thăm khám, tham khảo tư vấn của bác sĩ chuyên môn. Hy vọng từ chia sẻ của MEDLATEC, bạn đã phần nào hiểu hơn về thực phẩm chức năng hỗ trợ bổ sung sắt. Nếu cần tư vấn thêm về dinh dưỡng, Quý khách vui lòng gọi vào hotline 1900 56 56 56 của MEDLATEC để được hỗ trợ.